Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trái ngược với diễn biến lãi suất liên tục tăng mạnh vào nửa cuối năm 2022 thì từ đầu năm nay, lãi suất tại các ngân hàng liên tục được điều chỉnh giảm. Những ngân hàng cuối năm 2022 từng có lãi suất huy động 10-11%/năm nay đều đã hạ.
Mặt bằng lãi suất huy động hiện đã giảm 1-2%/năm so với giai đoạn cao điểm cuối 2022. Mức lãi suất 10%/năm đã biến mất khỏi thị trường.
Mức lãi suất 9,5%/năm hiện cũng khá ít. Cuối năm 2022 có hơn 20 ngân hàng trả lãi suất 9,5%/năm trở lên. Nhưng hiện số nhà băng trả lãi tiết kiệm 9,5%/năm với kỳ hạn 12 tháng chỉ đếm trên đầu ngón tay và hầu hết là nhà băng quy mô nhỏ.
Hiện chỉ còn 5 ngân hàng trả lãi suất 9,5%/năm. Đó là: NamABank, BaoVietBank, Kiên Long Bank, SCB và Việt Á Bank.
Hiện tại, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng phổ biến trong khoảng 7,4-9,5% với tiền gửi thông thường. Lãi suất tiết kiệm online tại một số ngân hàng đã giảm về bằng mức niêm yết tại quầy, thay vì luôn cao hơn như trước đó.
Không chỉ hạ lãi suất, một số ngân hàng còn không có khuyến mại, giảm cả biên độ cộng theo số tiền gửi.
Mới đây, DongABank đã áp dụng biểu lãi suất huy động mới, vừa giảm lãi suất chung và giảm cả biên độ cộng theo số tiền gửi.
Cụ thể, với các khoản tiền gửi dưới 200 triệu đồng, lãi suất kỳ hạn 12-36 tháng giảm 0,3%/năm, xuống còn 9,2%/năm. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng hiện chỉ còn 9,1%/năm.
Biên độ cộng theo số tiền gửi cũng giảm đáng kể. Theo đó, với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, lãi suất sẽ được cộng thêm 0,14% với số tiền từ 200-500 triệu đồng, cộng thêm 0,19% cho số tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, cộng thêm 0,24% cho số tiền từ 1 tỷ đồng trở lên. Đối với riêng kỳ hạn 13 tháng, số tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên được cộng thêm 0,7%/năm.
Hiện lãi suất cao nhất tại DongABank (không tính đến số tiền 500 tỷ đồng) là 9,44%/năm, áp dụng cho khoản tiền gửi từ 1 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn từ 12 tháng.
Cuối năm 2022, chỉ cần số tiền gửi từ 10 triệu đồng trở lên ở ngân hàng này sẽ được cộng thêm 0,7-0,85%/năm và theo đó, lãi suất cao nhất cho kỳ hạn 12 tháng có thể đạt 10,7%/năm (trước 26/12/2022).
Những ngân hàng từng niêm yết lãi suất từ 10,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng hồi cuối năm 2022 như Saigonbank, PVCombank, SCB, NCB… đã điều chỉnh giảm trên dưới 1%/năm, đưa lãi suất về quanh mốc 9,5%/năm. Một số ngân hàng như Techcombank, Sacombank, SHB, MSB, MB… đều niêm yết mức lãi suất cao nhất xuống dưới 9%/năm.
Trong báo cáo vĩ mô mới đây, các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán VietinBank (CTS) dự báo lãi suất huy động sẽ giảm dần trong năm nay, xu hướng này sẽ gia tăng khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến giảm lãi suất điều hành vào quý IV.
Còn theo Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), lãi suất sẽ giảm trở lại trong năm 2023, khi các dấu hiệu rõ nét hơn từ quý II/2023 cho đến khi Fed ngừng việc tăng lãi suất và lạm phát của Việt Nam hạ nhiệt.
Trong khi đó, các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán VNDirect kỳ vọng lãi suất huy động sẽ đạt đỉnh trong quý II/2023 và sau đó giảm dần kể từ quý II/2023; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng sẽ giảm dần về mức 6,7% và 7,5% vào cuối năm 2023.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB) cho hay, lãi suất sẽ dần giảm nhiệt trong thời gian tới, nhất là khi lộ trình tăng lãi suất của Fed dự báo đạt đỉnh.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế - tài chính, với điều kiện tỷ giá như hiện nay, lãi suất huy động của Việt Nam ở mức 6-8% là phù hợp.
Dù mặt bằng lãi suất đã phần nào hạ nhiệt nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, gửi tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư tốt nhất trong nửa đầu năm 2023. Mặt bằng lãi suất vẫn ở mức hấp dẫn cho người đang có tiền nhàn rỗi. Nhất là trong bối cảnh các kênh đầu tư tài chính khác như chứng khoán, bất động sản, vàng biến động mạnh thì lượng tiền nhàn rỗi của người dân đổ vào ngân hàng vẫn tăng mạnh.
Tuy nhiên, để nhận được mức lãi suất tốt nhất, khách hàng cần tính toán, lựa chọn những ngân hàng có mức lãi suất cao và nếu có thể thì nên gửi ở những kỳ hạn dài.
Bởi trên thị trường hiện nay, mỗi ngân hàng niêm yết biểu lãi suất với các kỳ hạn và hình thức gửi khác nhau. Cùng một kỳ hạn nhưng có ngân hàng niêm yết lãi suất cao gấp rưỡi đơn vị khác.
Chẳng hạn, bạn có 500 triệu đồng, nếu gửi tiết kiệm kỳ hạn 24 tháng ở ngân hàng A có lãi suất 9,5%/năm, số tiền lãi mà người gửi nhận được sẽ là: 500 triệu đồng x 9,5% /12 x 24 tháng = 95 triệu đồng.
Trong khi đó, cùng số tiền và kỳ hạn trên nếu gửi ở ngân hàng B có lãi suất 9,0%/năm, số tiền lãi người gửi nhận được sẽ là: 500 triệu đồng x 9,0% /12 x 24 tháng = 90 triệu đồng.
Hay trong chính một ngân hàng, mức lãi suất cho hình thức gửi tiền online sẽ cao hơn khá nhiều so với gửi tiết kiệm tại quầy.
Ngoài ra, khi gửi tiết kiệm, khách hàng cân nhắc về nhu cầu sử dụng khoản tiền đó trong tương lai. Nếu không có nhu cầu sớm sử dụng, người gửi có thể lựa chọn các kỳ hạn dài để được hưởng mức lãi suất cao hơn. Còn nếu có nhu cầu sử dụng tiền sớm thì nên cân nhắc các kỳ hạn ngắn.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.