Hàng triệu tỷ đồng cho vay bất động sản, nhận diện nhóm con nợ lớn nhất

Minh Dũng - 23/02/2023 08:03 (GMT+7)

(VNF) - Các ngân hàng khẳng định không siết tín dụng bất động sản và dư nợ lĩnh vực này vẫn tăng. Tuy nhiên, các nhà băng chủ yếu tập trung vào phân khúc cho vay mua nhà, căn hộ để ở.

VNF

Tập trung cho vay cá nhân mua nhà để ở

Báo cáo tài chính quý IV/2022 và thông tin từ lãnh đạo các ngân hàng cho thấy phần nào bức tranh tín dụng bất động sản trong năm vừa qua.

Nhiều ngân hàng đang có dư nợ cho vay bất động sản lớn. Riêng tại Techcombank, dư nợ cho vay bất động sản chiếm hơn 71% tổng dư nợ khi trong năm 2022, ngân hàng này đã dành hẳn 300 nghìn tỷ đồng trong tổng dư nợ hơn 411 nghìn tỷ đồng để cho vay bất động sản.

Với 3 "ông lớn" ngân hàng là BIDV, Vietcombank, VietinBank, cho vay bất động sản đã chiếm khoảng 20% tổng dư nợ.

Có thể thấy, năm 2022, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản và dư nợ lĩnh vực này vẫn tăng. Tuy nhiên, các ngân hàng chủ yếu tập trung phân khúc cho vay mua nhà, căn hộ để ở.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), dư nợ tín dụng bất động sản của toàn ngành ngân hàng đến cuối năm 2022 đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 24,27% so với cuối năm 2021. Đây là một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn 21,2% tổng dư nợ đối với nền kinh tế cao nhất trong 5 năm qua.

NHNN cũng cho biết có tới gần 69% tín dụng mảng bất động sản là cho vay tiêu dùng bất động sản. Riêng tại TP.HCM, tín dụng vào lĩnh vực bất động sản đã tăng tới 16% trong năm 2022, trong khi tăng trưởng tín dụng chung đạt hơn 13,8%. Trong đó, tín dụng mua nhà để ở, đúng mục đích là sử dụng, tiêu dùng chiếm 70%.

Nhiều năm nay, Techcombank là một trong những ngân hàng mạnh tay cho vay bất động sản, nhưng chủ yếu tập trung khai thác phân khúc khách hàng có nhu cầu mua căn hộ, nhà để ở. Năm 2022, dư nợ cho vay bất động sản cá nhân là 190 nghìn tỷ đồng với 46 nghìn khách hàng mua nhà, dư nợ bình quân mỗi khách hàng hơn 4 tỷ đồng.

Đến hết năm 2022, dư nợ cho vay bất động sản tại BIDV là 275.000 tỷ đồng, chiếm 18,4% tổng dư nợ tín dụng. Nhà băng này cho biết, năm qua tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân với 217.000 tỷ đồng, chiếm 79% dư nợ cho vay bất động sản của BIDV.

Còn tại Vietcombank, "quán quân" nhiều năm liền về kết quả kinh doanh ngành ngân hàng, năm 2022, dư nợ bất động sản tại đây chiếm trên 20%, gồm cả cho vay doanh nghiệp và khách hàng cá nhân mua bất động sản. Tăng trưởng tín dụng bất động sản khoảng 17%.

Lãnh đạo Vietcombank khẳng định, bất động sản là lĩnh vực không bị hạn chế nhưng vẫn chủ yếu cho cá nhân vay mua nhà.

Hiện dư nợ cho vay bất động sản đối với cá nhân khoảng 90% tổng tín dụng cho bất động sản; 10% còn lại là cho vay doanh nghiệp bất động sản, trong đó tập trung các doanh nghiệp phát triển bất động sản khu công nghiệp, khu chế xuất.

Tại VietinBank, đến cuối năm 2022, nhà băng này cũng dành hơn 21% tổng dư nợ là cho lĩnh vực bất động sản.

Dư nợ cho vay bất động sản đến hết năm 2022 tại MBBank là 21.358,8 tỷ đồng. Những năm qua, ngân hàng này dành khoảng 8% dư nợ hàng năm để cho vay bất động sản nhưng lựa chọn phân khúc có nhu cầu ở các thành phố lớn, tập trung cho sản phẩm có nhiều nhu cầu sử dụng.

Tại VPBank, năm 2022, dư nợ cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản là 67.593 tỷ đồng; dư nợ cho vay cá nhân để mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất để xây nhà ở là 82.922 tỷ đồng. Tổng dư nợ 2 hoạt động này năm qua là 150.515 tỷ đồng, chiếm 34,3% tổng dư nợ ngân hàng.

Về ưu tiên tín dụng cho bất động sản năm 2023, lãnh đạo các ngân hàng lớn cho biết ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vốn cho vay vào một số lĩnh vực bất động sản như khu công nghiệp - khu chế xuất ở các địa bàn lớn; cho vay mua nhà ở, ưu tiên các địa bàn lớn, chủ đầu tư và khách hàng uy tín.

Đối với bất động sản nhà ở, những đơn vị phát triển dự án uy tín, tài chính minh bạch sẽ áp dụng các chính sách lãi suất hợp lý; đối với cá nhân mua nhà ở sẽ tập trung ưu tiên đồng thời thận trọng hơn đối với phân khúc giá trị cao.

Ngân hàng không “ngán” cho vay bất động sản


Nhiều doanh nghiệp bất động sản gần đây liên tục “kêu cứu” do thị trường rơi vào giai đoạn trầm lắng, các kênh dẫn vốn như trái phiếu, cổ phiếu đều gặp khó khăn trong khi ngân hàng “kẹt” thanh khoản.

Tuy nhiên, phản hồi từ các ngân hàng thương mại cho thấy không “ngán” cho vay BĐS mà vấn đề là có khách hàng và dự án tốt để cho vay hay không.

Lãnh đạo các ngân hàng khẳng định không thiếu room hay chính sách để cho vay. Doanh nghiệp bất động sản khó khăn thì ngành ngân hàng cũng “như ngồi trên đống lửa”. Không phải ngành ngân hàng kỳ thị doanh nghiệp bất động sản mà các doanh nghiệp chưa vay được là do nhiều tài sản đảm bảo của doanh nghiệp chưa thỏa mãn điều kiện pháp lý.

Tổng giám đốc BIDV Lê Ngọc Lâm khẳng định vẫn cho vay bất động sản và không giảm hay kiểm soát đối với dư nợ này.

Còn đại diện Techcombank cho biết, ngân hàng chỉ xem xét hỗ trợ tín dụng cho các dự án có pháp lý đầy đủ, sản phẩm tốt, được người dân quan tâm.

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, khẳng định tất cả dự án đầy đủ pháp lý đều được cho vay. Những dự án liên quan đến nhà ở phục vụ người dân, kể cả tín chấp tiền lương, vẫn được ngân hàng cho vay, người dân có thể tiếp cận được. Việc người dân ở nơi này nơi kia không tiếp cận được vốn tín dụng là do tính pháp lý không đảm bảo khả năng trả nợ hoặc vượt khả năng tài chính của người vay.

"Xảy ra bong bóng bất động sản là do có hiện tượng không phải mua nhà để ở, mà mua nhà để tích luỹ, để đầu cơ, dẫn tới việc đẩy giá lên. Có những người mua cả tòa nhà, mua nửa tòa nhà. Mua nhiều như vậy để đẩy giá lên và chỉ cần thị trường ách tắc, không bán được hàng, đóng băng thì toàn bộ những khoản nợ ấy nếu ngân hàng cho vay sẽ rủi ro rất lớn", ông Hùng chia sẻ.

Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, khó khăn vướng mắc của thị trường bất động sản tập trung chủ yếu ở các vấn đề về thủ tục pháp lý (chiếm 70% khó khăn, vướng mắc của thị trường), trình tự thủ tục đầu tư và nguồn vốn trái phiếu.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, có thể thấy hiện nay các tổ chức tín dụng vẫn cấp tín dụng cho lĩnh vực bất động sản với mức tăng trưởng cao và đang có dư nợ lớn. Thời gian qua, thị trường bất động sản xuất hiện một số hiện tượng như mất cân đối cung - cầu, dư thừa nguồn cung phân khúc cao cấp, thiếu hụt căn hộ giá rẻ, nhà ở xã hội. Tình trạng sốt đất cục bộ diễn ra kể từ đầu năm 2021, sau đó là tình trạng thanh khoản sụt giảm, đặc biệt ở phân khúc đất nền. 

Các vụ việc xảy ra trong hoạt động huy động vốn trên thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp dẫn tới mất niềm tin đối với nhà đầu tư, gây khó khăn trong việc huy động vốn của doanh nghiệp...

Còn bà Trần Kiều Oanh, Trưởng phòng Khối Phân tích định chế tài chính thuộc FiinGroup, thông tin, chất lượng tín dụng đang đi xuống ở nhiều ngành, nợ xấu dần lộ diện kể từ khi Thông tư 14/2021/TT-NHNN của NHNN hết hiệu lực và không được gia hạn kể từ hết tháng 6/2022. Nợ xấu liên quan đến bất động cũng chiếm xấp xỉ 20% tổng quy mô nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Sự suy yếu của thị trường này sẽ gây áp lực lên chất lượng tài sản của ngân hàng trong năm 2023. Rủi ro tín dụng sẽ có sự phân hóa giữa các ngân hàng. Trong đó, các ngân hàng có dư nợ tín dụng bất động sản cao sẽ phải đối mặt với áp lực trích lập dự phòng lớn hơn so với các ngân hàng thuần bán lẻ.

Bất động sản là ngành thâm dụng vốn với vòng quay vốn lên tới 3 năm, thậm chí 5 năm. Nếu không tổ chức, điều tiết tốt sẽ đối diện với rủi ro thanh khoản, khó khăn trong chi trả cho người dân.

Để giải quyết bài toán tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản, TS. Cấn Văn Lực, cho rằng, trước mắt cần tạo điều kiện phù hợp để các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp bất động sản nói riêng tiếp tục phát hành trái phiếu, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, ứng xử phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro hiệu ứng domino có thể xảy xa. Đồng thời, cần có giải pháp quyết liệt hơn để điều tiết cung cầu bất động sản, khẩn trương tháo gỡ rào cản pháp lý.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bầu Đức tính IPO và niêm yết công ty con, không thoái vốn thêm trong 2024

Bầu Đức tính IPO và niêm yết công ty con, không thoái vốn thêm trong 2024

(VNF) - ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG) được tổ chức tại TP. HCM sáng 10/5.

Chính thức ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

Chính thức ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

(VNF) - Ông Võ Văn Bé, Phó Giám đốc NXB Chính trị quốc gia Sự thật cho rằng cần có thêm nhiều ấn phẩm như Đặc san Toàn cảnh Tài chính số để qua đó tăng cường thêm nhận thức về chuyển đổi số của toàn dân.

Buổi sáng 'điên cuồng', đẩy giá vàng vượt 92 triệu/lượng

Buổi sáng 'điên cuồng', đẩy giá vàng vượt 92 triệu/lượng

(VNF) - Giá vàng miếng SJC tăng mạnh và liên tục trong buổi sáng nay. Hiện mỗi lượng đắt thêm gần 3 triệu đồng so với chốt phiên hôm qua, lên mức kỷ lục 92 triệu đồng/lượng.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần MOPHA bị truy nã

Tổng giám đốc Công ty cổ phần MOPHA bị truy nã

(VNF) - Bị can Đỗ Vân Trường, Tổng giám đốc Công ty cổ phần MOPHA bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Đà Nẵng: Loạt DN bất động sản, du lịch bị cưỡng chế tài khoản

Đà Nẵng: Loạt DN bất động sản, du lịch bị cưỡng chế tài khoản

(VNF) - Cục Thuế TP. Đà Nẵng vừa công bố danh sách các doanh nghiệp bị cưỡng chế tài khoản vì chậm nộp thuế theo kỳ thông báo nợ tháng 3/2024.

Vượt Đông Nam Bộ, thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

Vượt Đông Nam Bộ, thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

(VNF) - Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu ngân sách Nhà nước của vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2023 ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước.

Lợi nhuận hàng không ‘bay cao’: Hết thời khó khăn, lãi nghìn tỷ mỗi tháng

Lợi nhuận hàng không ‘bay cao’: Hết thời khó khăn, lãi nghìn tỷ mỗi tháng

(VNF) - Lợi nhuận các doanh nghiệp ngành hàng không tiếp tục ghi nhận những kết quả tích cực sau khi phục hồi trong năm 2023. Dường như ngành hàng không đã đi qua giai đoạn khó khăn và có nhiều động lực tăng trưởng trong thời gian tới.

Ông Tập Cận Bình ‘thắng lớn’ tại Hungary

Ông Tập Cận Bình ‘thắng lớn’ tại Hungary

(VNF) - Hungary và Trung Quốc ngày 9/5 đã ký một số thỏa thuận mới nhằm tăng cường hợp tác kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chuyến đi nhằm củng cố dấu ấn kinh tế của Trung Quốc trong khu vực.

Việt Nam cần 12,3 tỷ USD đầu tư hạ tầng cho xe điện

Việt Nam cần 12,3 tỷ USD đầu tư hạ tầng cho xe điện

(VNF) - Theo bộ phận Nghiên cứu toàn cầu HSBC, chỉ riêng lắp đặt đủ hạ tầng sạc xe điện và công suất phát điện tái tạo đủ cho lượng xe điện mới sẽ cần khoảng 12,3 tỷ USD trong giai đoạn 2024-2040.

Bay cao 80% so với nền giá gần nhất, điều gì khiến HVN vượt đỉnh 1 năm?

Bay cao 80% so với nền giá gần nhất, điều gì khiến HVN vượt đỉnh 1 năm?

(VNF) - Đà tăng của cổ phiếu HVN diễn ra trong bối cảnh ngành hàng không được dự báo vẫn còn nhiều động lực để “cất cánh” và mức tăng "chóng mặt" của giá vé máy bay.