'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Ban quản lý dự án khu công nghệ cao và các khu công nghiệp, việc cấp phép đầu tư dựa trên báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được phê duyệt.
Mục tiêu dự án sản xuất cán thép thanh và thép dây (không luyện) với quy mô 500.000 tấn sản phẩm/năm, tổng vốn đầu tư 931,8 tỷ đồng, dự kiến khởi công vào quý IV/2020 và đưa vào hoạt động chính thức quý IV/2021.
Dự án đi vào hoạt động sẽ có doanh thu khoảng 2.600 tỷ đồng/năm, đóng góp ngân sách nhà nước khoảng 300 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động.
Ban quản lý cũng cho biết nhà máy thép 400.000 tấn/năm tại cụm công nghiệp Thanh Vinh của Công ty Cổ phần Thép Dana-Ý dừng hoạt động vừa qua sẽ được thành phố xem xét hỗ trợ di dời.
Đồng thời, Công ty Thép Dana-Ý cũng đang thương thảo, lựa chọn địa điểm để di dời nhà máy này sang địa điểm đầu tư khác.
Trước đó, Công ty Cổ phần thép Dana-Ý cho biết sau khi bị chính quyền Đà Nẵng nhiều lần dừng hoạt động nhà máy, số tiền nợ xấu các ngân hàng của công ty là hơn 600 tỷ đồng, thiệt hại khác trên 600 tỷ đồng, cổ phiếu bị Ủy ban chứng khoán đưa vào diện cảnh báo, không có giao dịch mua bán.
Sau đó, công ty này đã nộp đơn khởi kiện UBND TP. Đà Nẵng đòi bồi thường thiệt hại gần 400 tỷ đồng. Theo đơn, người bị kiện là UBND TP. Đà Nẵng và chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng; trong đó, Dana-Ý khởi kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Cuối tháng 8/2019, tại buổi làm việc giữa Thành ủy Đà Nẵng với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng, đại diện một số ngân hàng kêu trời vì ôm nợ xấu liên quan đến hai nhà máy thép Dana Úc và Dana Ý.
Theo đó, việc hai nhà máy thép Dana Úc và Dana Ý tại cụm công nghiệp Thanh Vinh, thôn Vân Dương, xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang) bị UBND TP. Đà Nẵng đình chỉ hoạt động vì ô nhiễm đã kéo theo các khoản nợ xấu tại các ngân hàng.
Ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cho biết việc Đà Nẵng cho phép đặt hai nhà máy thép tại cụm công nghiệp Thanh Vinh là không đúng quy hoạch, dẫn tới ô nhiễm môi trường khiến người dân phản ứng.
Thành phố đang nghiên cứu di dời phần sản xuất không gây ô nhiễm là phần cán thép của hai nhà máy về khu công nghiệp Hòa Khánh. Điều kiện di dời là không làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khác đang hoạt động tại đây.
Đối với phần luyện thép thì dứt khoát không di dời được. Đồng thời, ông Nghĩa cũng đề nghị thành phố xem xét hỗ trợ lãi vay cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình di dời.
Một tháng sau đó, đại diện Công ty Cổ phần thép Dana-Ý ở Đà Nẵng xác nhận đã nhận được văn bản của UBND TP. Đà Nẵng về việc xử lý các kiến nghị của công ty này.
Theo UBND TP. Đà Nẵng, đối với kiến nghị bố trí cho Công ty Cổ phần thép Dana-Ý thuê đất tại khu công nghiệp Hòa Khánh để di dời phân xưởng cán thép (không luyện) vào hoạt động, UBND TP giao Ban quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng căn cứ chức năng, nhiệm vụ thực hiện bố trí đất cho doanh nghiệp theo ý kiến chỉ đạo của chủ tịch UBND TP và đã được Thường trực thành ủy thống nhất.
Về việc công ty kiến nghị chuyển đổi một phần diện tích đất thành đất ở 6,2ha/15ha tại đường Nguyễn Tất Thành, UBND TP giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các đơn vị xem xét kỹ các yếu tố đảm bảo theo quy hoạch chung của TP.
UBND TP Đà Nẵng cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng chủ trì, làm việc với các ngân hàng thương mại, đơn vị liên quan tạo điều kiện hỗ trợ khoanh nợ cho công ty thép.
Cùng với đó giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các đơn vị trả lời cho doanh nghiệp về kiến nghị hỗ trợ lãi suất cho vay và hỗ trợ kinh phí di dời nhà máy.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.