Sau Sharp, Nintendo của Nhật Bản sẽ chuyển sản xuất sang Việt Nam trong vài tháng tới

Cẩm Thư - 09/07/2019 15:15 (GMT+7)

(VNF) - Nhà phát triển video game Nintendo của Nhật Bản sẽ chuyển dây chuyền sản xuất bảng điều khiển Switch từ Trung Quốc sang Việt Nam, trong bối cảnh bóng đen của cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đang phủ lên hãng sản xuất thiết bị chơi game đình đám này, theo Nikkei Asia.

VNF
Nhà phát triển video game Nintendo của Nhật Bản sẽ chuyển dây chuyền sản xuất bảng điều khiển Switch từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Hiện tại, gần như tất cả các thiết bị chuyển mạch của Nintendo được cung cấp bởi các nhà sản xuất tại Trung Quốc, trong đó Foxconn.

Thị trường lớn nhất của Nitendo hiện nay là Mỹ. Trong năm 2018, khoảng 40% trong số gần 17 triệu bảng điều khiển Switch của Nintendo đã được bán tại Mỹ.

Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại kéo dài, Nintendo đã tìm cách tránh rủi ro về thuế quan bằng cách chuyển một phần sản xuất sang Việt Nam trong vài tháng tới.

Nintendo đặt mục tiêu sẽ bán được 18 triệu bảng điều khiển Switch trên toàn cầu trong năm 2019. Do đó, việc Nintendo tăng sản lượng ở Việt Nam có thể sẽ dẫn đến sự sụt giảm tương ứng ở Trung Quốc so với kế hoạch ban đầu.

Bảng điều khiển Switch được bán lẻ ở Mỹ với giá khoảng 300 USD. Nhưng con số sẽ tăng lên hàng chục USD nếu Nintendo chuyển cho người tiêu dùng gánh nặng từ mức thuế 25% mà Washington đe doạ áp lên các mặt hàng công nghệ được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức vào cuối tháng 6 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý mở lại các cuộc đàm phán thương mại song phương. Phía Mỹ đã đồng ý không tăng thuế với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc.

Nhưng các nhà sản xuất trên toàn thế giới vẫn không khỏi lo lắng rằng xung đột sẽ kéo dài. Vì vậy, nhiều người bắt đầu chiến lược giảm sản lượng ở Trung Quốc.

Trước Nintendo, nhà sản xuất điện tử Sharp của Nhật Bản đặt mục tiêu chuyển sản xuất một số dòng máy tính xách tay dành cho thị trường Mỹ sang Việt Nam.

Cùng chuyên mục
Tin khác