Sếp Masan: 'Thủ tục niêm yết IPO còn phức tạp, chưa theo thông lệ quốc tế'

Thuỳ Dương - 21/09/2024 13:47 (GMT+7)

(VNF) - Lãnh đạo Tập đoàn Masan đánh giá thủ tục niêm yết IPO hiện nay còn kéo dài và phức tạp, chưa theo thông lệ quốc tế, dẫn đến thị trường IPO Việt Nam còn hạn chế.

Phát biểu tại hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp vào sáng 21/9, ông Nguyễn Thiều Nam, Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc Masan đã đưa ra một loạt kiến nghị với Chính phủ, đặc biệt là các kiến nghị về thị trường vốn.

Theo ông Nam, chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 đặt ra mục tiêu quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 120% GDP; dư nợ thị trường trái phiếu đạt 58% GDP.

Đề xuất để giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn có chi phí tốt và linh hoạt hơn nhưng đảm bảo tính quản trị rủi ro của hệ thống, ông Nam cho rằng cần thu hút vốn dài hạn chi phí huy động thấp của nhà đầu tư nước ngoài và thúc đẩy thị trường vốn ngoài ngân hàng.

Ông Nam cho rằng để giảm chi phí vốn của doanh nghiệp, cần tiếp tục mở rộng thị trường vốn cho nhà đầu tư nước ngoài với khả năng huy động vốn chi phí thấp và có khả năng đầu tư dài hạn.

"Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tài Chính trong việc nâng hạng thị trường Việt Nam từ cận biên lên mới nổi, việc này sẽ kêu gọi được vốn từ nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể đầu tư vào thị trường mới nổi. Chúng tôi đón chờ Bộ Tài Chính ban hành nghị định và thông tư mới hướng dẫn các cơ quan, nhà đầu tư và công ty chứng khoán về việc gỡ nút thắt ký quỹ trước giao dịch, là 1 bước quan trọng trong lộ trình nâng hạng lên thị trường mới nổi năm 2025", ông Nam nói.

Lãnh đạo Masan cũng cho rằng cần tìm phương án để doanh nghiệp tiếp cận thị trường vốn ngoài ngân hàng dễ dàng hơn để doanh nghiệp có thể linh hoạt trong kế hoạch vốn của mình.

Ông Nam kiến nghị Chính phủ rà soát lại điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán để phù hợp hơn với những mô hình kinh doanh mới (có thể tham khảo sàn giao dịch NASDAQ là nơi niêm yết của những công ty công nghệ). Theo ông, thủ tục niêm yết IPO hiện nay còn kéo dài và phức tạp, chưa theo thông lệ quốc tế, dẫn đến thị trường IPO Việt Nam còn hạn chế.

Phía Masan cũng nêu 2 điểm trong dự thảo sửa đổi luật chứng khoán mới nhất có thể làm chậm việc phát triển thị trường vốn. Trong đó, việc bổ sung điều kiện chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng phải bổ sung cần có tài sản bảo đảm, hoặc được bảo lãnh ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Theo ông Nam, việc bổ sung này có chủ đích tốt để quản trị rủi ro nhưng không phù hợp khi một nền kinh tế chuyển dịch từ đầu tư cơ sở vật chất sang đầu tư tri thức, chúng ta cần có phương án đánh giá phù hợp – ví dụ có thể xem xét dòng tiền tạo ra có đủ khả năng trả nợ?

Về điều kiện chào bán cổ phần và trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng, ông Nam cho rằng dự thảo sửa đổi theo hướng tăng thời gian hạn chế chuyển nhượng từ 1 năm đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp lên thành 3 năm.

Theo ông, trước đây hạn chế chuyển nhượng chỉ áp dụng với nhà đầu tư chiến lược, nhưng với sửa đổi này sẽ áp dụng luôn cho cả nhà đầu tư chuyên nghiệp. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến việc quyết định đầu tư của nhà đầu tư chuyên nghiệp, lẫn khả năng phát hành cổ phiếu hay trái phiếu riêng lẻ của các tổ chức phát hành.

Cùng chuyên mục
DN Việt muốn được giao việc cụ thể xây dựng đường sắt, cao tốc, sân bay

DN Việt muốn được giao việc cụ thể xây dựng đường sắt, cao tốc, sân bay

(VNF) - Ngoài dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, các doanh nghiệp đề xuất Chính phủ giao các nhiệm vụ cụ thể trong xây dựng đường sắt đô thị, sản xuất thép, các tuyến cao tốc, nhà máy điện, sân bay...

'Fed cắt giảm lãi suất là con dao 2 lưỡi đối với kinh tế Việt Nam'

'Fed cắt giảm lãi suất là con dao 2 lưỡi đối với kinh tế Việt Nam'

(VNF) - VinaCapital nhận định, việc cắt giảm lãi suất của Fed là con dao hai lưỡi đối với kinh tế Việt Nam, vì giá trị đồng USD giảm sẽ làm giảm áp lực mất giá lên đồng VND, nhưng nền kinh tế Mỹ chậm lại sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP của Việt Nam.

Nhựa Bình Minh: Cổ phiếu lập đỉnh, vốn hoá vượt 10.000 tỷ đồng

Nhựa Bình Minh: Cổ phiếu lập đỉnh, vốn hoá vượt 10.000 tỷ đồng

(VNF) - Cổ phiếi BMP đã thiết lập mức đỉnh lịch sử mới, qua đó đưa vốn hoá của Nhựa Bình Minh vượt mốc 10.000 tỷ đồng.

Vàng nhẫn đắt nhất lịch sử: Dân buôn trả chênh cả triệu đồng mua gom

Vàng nhẫn đắt nhất lịch sử: Dân buôn trả chênh cả triệu đồng mua gom

(VNF) - Giá vàng thế giới đạt đỉnh đẩy giá vàng nhẫn trong nước chinh phục mốc cao nhất từ trước đến nay. Giá tăng cao cũng đẩy nhu cầu mua bán, trao đổi vàng trên thị trường chợ đen tăng theo.

Chủ tịch KN Holdings Lê Văn Kiểm: 'Dự án năng lượng tái tạo đã có chủ trương cần được triển khai nhanh'

Chủ tịch KN Holdings Lê Văn Kiểm: 'Dự án năng lượng tái tạo đã có chủ trương cần được triển khai nhanh'

(VNF) - Ông Lê Văn Kiểm, Chủ tịch Tập đoàn KN Holdings mong muốn Thủ tướng và các cấp lãnh đạo cho các dự án năng lượng tái tạo đã có chủ trương đầu tư, đảm bảo tính khả thi được triển khai nhanh.

Doanh nhân Thái Hương: 'Cần chính sách để lôi kéo DN đủ tâm - trí - lực'

Doanh nhân Thái Hương: 'Cần chính sách để lôi kéo DN đủ tâm - trí - lực'

(VNF) - Bà Thái Hương cho rằng cần có cơ chế chính sách lôi kéo các doanh nghiệp đủ tâm - trí - lực, say mê, thực sự phải có khát vọng cống hiến và đưa nông dân thành một mắt xích trong chuỗi giá trị khép kín.

Ngắm sân vận động lâu đời nhất Việt Nam trước ngày thay áo mới

Ngắm sân vận động lâu đời nhất Việt Nam trước ngày thay áo mới

(VNF) - Theo dự kiến, mặt bằng dự án sẽ được bàn giao vào tháng 1/2025, và công trình hoàn thành sau 10 tháng, với thời điểm đưa vào sử dụng vào tháng 12/2025.

SCB hạ hạn mức rút tiền thẻ thanh toán tối đa 10 triệu một ngày

SCB hạ hạn mức rút tiền thẻ thanh toán tối đa 10 triệu một ngày

(VNF) - Toàn bộ thẻ thanh toán cá nhân của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) chỉ còn được rút tiền ATM tối đa 10 triệu đồng/thẻ/ngày.

'Đất nước có nhiều nhiệm vụ lớn, DN tư nhân có mạnh dạn nhận không?'

'Đất nước có nhiều nhiệm vụ lớn, DN tư nhân có mạnh dạn nhận không?'

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định đất nước đang đứng trước nhiều nhiệm vụ lớn như đảm bảo tăng trưởng xanh, bền vững, đổi mới động lực tăng trưởng… Trong các nhiệm vụ đó, Bộ trưởng đặt vấn đề liệu doanh nghiệp tư nhân có dám đứng ra để nhận nhiệm vụ nào không?