'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Đức Hùng Linh, tăng trưởng quý III/2018 đã tích cực hơn với mức tăng +6,88%, cao hơn so với quý II là +6,73%. Mặc dù mức cải thiện là không lớn nhưng điều quan trọng là xu hướng giảm dần đều từ quý IV/2017 đã chấm dứt.
“Những lo lắng trước đây về ảnh hưởng của Samsung đã trở nên dịu bớt, không vì Samsung tăng sản lượng mà vì nhiều ngành công nghiệp như sản xuất ô tô, dược phẩm, thép, may mặc, lọc hóa dầu đã có tăng trưởng cao, bù đắp cho phần giảm của Samsung”, ông Linh nhận định.
Ông Linh cho hay tăng trưởng của sản xuất ô tô, dược phẩm liên tục cải thiện trong những tháng gần đây nhờ chính sách bảo hộ kịp thời (Nghị định 116/2017 và Luật Dược 2016). Theo đó tăng trưởng ngành sản xuất xe có động cơ tăng +16,3%, cao nhất 21 tháng; dược tăng +25,9%, cao nhất nhiều năm.
Tăng trưởng của dệt may, thép một phần có được nhờ may mắn bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và chính sách giảm sản lượng các ngành công nghiệp ô nhiễm (thép) hay nhân công giá rẻ (dệt may) của Trung Quốc.
Xuất khẩu dệt may 9 tháng đã tăng tới +17,1%, cao nhất kể từ năm 2015, còn sắt thép là +51,5%. Một may mắn khác là nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động từ giữa năm, kéo tăng trưởng ngành sản xuất than cốc và dầu mỏ tinh chế lên tới +53,1%.
Điểm tích cực khác của quý III là ngành xây dựng đã nổi lên thành ngành chính kéo tăng trưởng với mức tăng +9,2% (quý II tăng +8,7%). Giải ngân vốn đầu tư toàn xã hội quý III/2018 tăng +12,5% so với cùng kỳ, cao nhất 4 quý, trong đó vốn ngân sách nhà nước tăng +14,9%, gấp đôi quý II và vốn đầu tư tư nhân vươn lên mức cao nhất nhiều năm, +18,8%.
“Giải ngân vốn ngân sách nhà nước và tư nhân tăng cao không chỉ tích cực cho ngành xây dựng mà còn mang hai ý nghĩa khác rất quan trọng. Một là nút thắt trong giải ngân đầu tư công đang có tiến triển, kịp thời bổ sung nguồn vốn hỗ trợ tăng trưởng trong giai đoạn khó khăn trước mắt. Hai là khối kinh tế tư nhân đang vươn lên vững chắc và sẽ có tầm ảnh hưởng lớn hơn đến tăng trưởng kinh tế, cân đối lại với ưu thế áp đảo khối FDI”, ông Linh nhìn nhận.
Bên cạnh các điểm tích cực, ông Linh cho rằng số liệu quý III cũng chỉ ra một số vấn đề cần quan tâm.
Thứ nhất là tăng trưởng nông nghiệp đang chậm lại. Sau 2 quý đầu năm thuận lợi nhờ thời tiết và giá cả, tăng trưởng nông nghiệp đã giảm xuống, đạt +2,2% (nửa đầu năm còn tăng +3,28%). Giá lúa sau nửa đầu năm tăng rất cao đã rơi lại xuống vùng thấp nhất của năm do xuất khẩu gạo đang chậm lại. Khối lượng xuất khẩu gạo trung bình quý III là 440 nghìn tấn/tháng, giảm 160 nghìn tấn/tháng (-27%) so với trung bình 6 tháng đầu năm.
Thứ hai là ngành dịch vụ lưu trú & ăn uống tăng thấp +4,04% (6 tháng còn tăng +7,05%) do sự sụt giảm của khách du lịch quốc tế, đặc biệt là khách Trung Quốc. Chiến tranh thương mại ở góc độ tiêu cực sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, kéo theo nhu cầu của thị trường Trung Quốc với hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. Đây sẽ không chỉ là vấn đề của năm 2018 mà sẽ còn kéo dài sang các năm tiếp theo.
Thứ ba là tăng trưởng của ngành bán buôn bán lẻ. Đây là ngành có tỷ trọng cao nhất trong lĩnh vực dịch vụ (25%) và có mức tăng trưởng tương đối cao, +8,91%. Tuy nhiên tăng trưởng ngành bán buôn bán lẻ không thực sự thuyết phục khi tăng trưởng lao động ngành công nghiệp đang ở vùng đáy 16 tháng là +3% và du lịch đang trên đà giảm.
“Như vậy thì dù tăng trưởng quý III đã khả quan hơn nhưng chúng ta không thể chủ quan vì khả năng duy trì được mức tăng trưởng này vẫn còn rất mong manh và quan trọng hơn, đây vẫn là mức tăng trưởng thấp so với kỳ vọng”, ông Nguyễn Đức Hùng Linh nhận xét.
Theo ông Linh, trước mắt, những kết quả có được từ chính sách bảo hộ hay thúc đẩy đầu tư công cần tiếp tục thực hiện rốt ráo để giữ đà cho quý IV và sang đầu năm 2019. Nhìn dài hơn, chính sách phát triển kinh tế tư nhân trong một vài năm qua đã được chứng minh là đúng hướng, vì vậy cần tiếp tục đẩy nhanh quá trình thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước song song với các chính sách hỗ trợ, thúc đấy phát triển khối tư nhân.
“Chính sách đầu tư hạt nhân ‘Đàn Sếu Lớn’ cần đặc biệt coi trọng để Việt Nam có được những doanh nghiệp lớn mạnh, sản xuất được những sản phẩm cạnh tranh tốt không chỉ trong nước mà ở cả thị trường xuất khẩu bởi để có tăng trưởng cao và bền vững, chắc chắn thị trường nội địa sẽ là không đủ”, ông Linh bình luận.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.