Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về kết quả khảo sát một số nội dung trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa giáo dục phổ thông (SGK GDPT) giai đoạn 2012 - 2017.
Theo đó, việc khảo sát được tập trung vào 2 vấn đề lớn: hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước còn chồng chéo và việc quy định Bộ Giáo dục Đào tạo chịu trách nhiệm chính trong biên soạn, in ấn và phát hành sách giáo khoa (SGK) liên quan đến cơ quan xuất bản của Bộ là Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Về cơ chế chính sách quản lý với hoạt động xuất bản, in, phát hành SGK, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng nhận định dù hành lang pháp lý thuận lợi nhưng thực tế, một số quy định điều chỉnh lĩnh vực này vẫn còn bất cập.
Điển hình như quy định về thẩm quyền của Bộ Giáo dục Đào tạo trong việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành SGK, giáo trình trong Luật Giáo dục hiện hành được cho là nguyên nhân chính dẫn tới độc quyền trong hoạt động xuất bản, in, phát hành SGK giáo dục phổ thông trong những năm qua, làm cho hoạt động này thiếu tính cạnh tranh, công bằng.
Quy định về việc định giá, điều chỉnh giá bán lẻ xuất bản phẩm chưa thống nhất, làm ảnh hưởng đến tính chủ động, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà xuất bản.
Quy định về chế tài xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động xuất bản, in, phát hành còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu tình hình vi phạm ngày càng tăng và tinh vi.
Về việc quản lý cấp, đổi giấy phép xuất bản; bản quyền và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản, in, phát hành SGK, Uỷ ban cho hay đến tháng 12/2017, có 37 nhà xuất bản được cấp phép hoạt động, tuy nhiên chỉ có NXB Giáo dục có chức năng xuất bản SGK.
Sau khi có chủ trương “Thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK; có một số SGK cho mỗi môn học”, đến nay có 5 nhà xuất bản khác đủ điều kiện về nguồn nhân lực và mạng lưới cộng tác viên, được Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, bổ sung chức năng xuất bản SGK.
Hạn chế được Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng nêu rõ là trong thời gian dài, chỉ có Nhà xuất bản Giáo dục được cấp phép, có chức năng xuất bản SGK. Điều này không chỉ làm cho hoạt động xuất bản, in, phát hành SGK thiếu khách quan, công bằng, cạnh tranh mà còn hạn chế vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cũng theo Uỷ ban này, mối liên hệ giữa Nhà xuất bản Giáo dục với các công ty con là mối quan hệ liên kết xuất bản theo Luật Xuất bản. Theo đó, Nhà xuất bản Giáo dục phải kí hợp đồng liên kết xuất bản với công ty con của mình đối với từng xuất bản phẩm. Điều này phát sinh thủ tục hành chính, làm giảm tính chủ động của nhà xuất bản đối với công ty con trong thực hiện kế hoạch hằng năm.
Công tác quản lý nhà nước về thị trường SGK tại một số địa phương chưa được chú trọng, thậm chí có dấu hiệu buông lỏng, phó mặc việc quản lý hoạt động xuất bản, in, phát hành SGK cho ngành giáo dục.
Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản, in, phát hành SGK đã được quan tâm nhưng chưa thường xuyên, lực lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu; xử phạt vi phạm chưa nghiêm nên khó khắc phục được tình trạng in lậu, in giả, sao chép trái phép SGK đang ngày càng tinh vi, phức tạp, lan rộng, có xu hướng gia tăng.
Liên quan đến thực trạng xuất bản, in, phát hành SGK, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho biết qua khảo sát, dư luận rất băn khoăn cho rằng việc Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức biên soạn, vừa tổ chức thẩm định, phê duyệt, chỉ đạo việc xuất bản, in và phát hành SGK đã tạo ra thế độc quyền khép kín trong tất cả các khâu của quy trình từ biên soạn đến phát hành.
Việc chỉ có duy nhất 1 đơn vị được giao tổ chức xuất bản SGK dễ dẫn đến nguy cơ xảy ra các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền gây hạn chế cạnh tranh, hạn chế việc thúc đẩy cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá bán SGK, mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi trong phát hành, đáp ứng yêu cầu lựa chọn của người tiêu dùng.
Việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, phê duyệt, xuất bản SGK không phù hợp với Luật Xuất bản 2012 và xu hướng phổ biến trên thế giới hiện nay là cơ quan quản lý nhà nước không tham gia biên soạn, xuất bản mà chỉ tổ chức kiểm duyệt, thẩm định SGK.
Về in, phát hành SGK, theo cơ quan tiến hành khảo sát, việc in SGK được đấu thầu rộng rãi sau khi đã trừ sản lượng giao cho các đơn vị in nội bộ của Nhà xuất bản Giáo dục và những tên sách có số lượng in thấp. Cách thức như trên và kết quả đấu thầu trong thời gian qua cho thấy hoạt động in SGK còn khép kín, tính cạnh tranh chưa cao,... có thể dẫn đến hạn chế về chất lượng, khó giảm giá thành, chưa khuyến khích việc đầu tư phát triển ngành in.
Bên cạnh đó, tình trạng in lậu, in nối bản SGK GDPT ngày càng lan rộng, tinh vi và phức tạp, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước và người sử dụng trong phân biệt thật, giả, phát hiện vi phạm; ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tác giả, của nhà xuất bản và người tiêu dùng. SGK in lậu có chất lượng kém: hình ảnh bị mờ, chữ mất nét, không có các nội dung chỉnh sửa, bổ sung, gây khó khăn cho học sinh trong quá trình học.
Đáng lưu ý, cơ quan khảo sát chỉ ra thực tế, giá bán bộ SGK thấp, nhưng đi kèm với bộ SGK còn hệ thống sách bài tập in sẵn và tài liệu bổ trợ (tùy cấp học) có giá tương đương hoặc cao hơn giá SGK. Nếu tính cả số tiền mua sách bài tập và tài liệu bổ trợ, phụ huynh, giáo viên phải trả số tiền gấp đôi hoặc hơn nữa.
Hơn nữa, trong nhiều năm qua, tình trạng phần lớn SGK chỉ sử dụng một lần, gây lãng phí ngân sách nhà nước, tăng chi trả của người dân, gây bức xúc dư luận xã hội.
Trước hàng loạt bất cập đã nêu, cơ quan tiến hành khảo sát kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm, đặc biệt là SGK nhằm sửa đổi các quy định bất cập, bổ sung các quy định mới từ yêu cầu thực tiễn theo hướng đồng bộ, thống nhất, tạo lập môi trường pháp lý công bằng, có tính cạnh tranh, khuyến khích xã hội hóa, thu hút đầu tư phát triển lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, tăng cường hoạt động giám sát, kịp thời chỉ ra tồn tại hạn chế trong thực hiện chính sách, pháp luật, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có giải pháp khắc phục hiệu quả tồn tại hạn chế trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm nói chung, SGK nói riêng.
Doanh thu bán SGK tăng 1.000 tỷ/năm Báo cáo kết quả khảo sát vừa được hoàn thành, gửi tới các đại biểu Quốc hội của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng nêu rõ: Sản lượng in SGK những năm gần đây rất lớn. Chỉ riêng năm 2017, số sách in là 107.807.120 bản sách/tổng sản lượng 312.000.000 bản in xuất bản phẩm cả nước, chiếm tỷ lệ khoảng 30%. Tính cả sách tham khảo, sách VNEN và tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục thì tỷ lệ này lên tới 75% tổng sản lượng xuất bản phẩm toàn quốc. Doanh thu từ bán SGK giáo dục phổ thông những năm gần đây cũng lên khoảng 1.000 tỷ đồng/năm. Lợi nhuận từ SGK hằng năm tăng, trong đó năm 2016 tăng 72 tỷ đồng, năm 2017 là 150,8 tỷ đồng. Mức chi chiết khấu phát hành SGK GDPT 25% (khoảng 250 tỷ đồng/năm) được cho là khá cao, chưa thật phù hợp với cơ cấu giá thành vốn. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.