Shinkansen: Biểu tượng về sự chuyển mình của Nhật Bản

Lê Anh - 25/10/2024 11:30 (GMT+7)

(VNF) - Tròn 60 năm trước, một đoàn tàu cao tốc màu trắng bóng chạy vun vút qua vùng nông thôn Nhật Bản đã đánh dấu một kỷ nguyên mới trong ngành du lịch. Không chỉ tốc độ làm cho Shinkansen trở nên đặc biệt, nó còn là biểu tượng cho sự chuyển mình sau chiến tranh của Nhật Bản, một “kỳ quan công nghệ” đã định hình lại các thành phố và truyền cảm hứng cho thế giới.

‘Buổi bình minh’ của kỷ nguyên tàu cao tốc

Vào 6h sáng 1/10/1964, hai đoàn tàu khởi hành theo hai hướng ngược nhau từ Tokyo và Osaka đã ghi dấu vào lịch sử Nhật Bản. Những cảnh quay đen trắng cho thấy những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em ăn mặc lịch sự đang ngạc nhiên trước cảnh đồng quê của họ vụt qua cửa sổ, một số có lẽ đang cố gắng trấn tĩnh khi bị cuốn đi với tốc độ chưa từng thấy trong hành trình bằng tàu hỏa.

Không chỉ tốc độ làm cho Shinkansen trở nên đặc biệt, nó còn là biểu tượng cho sự chuyển mình sau chiến tranh của Nhật Bản.

Đám đông tụ tập trên các sân ga để xem hai chuyến tàu đến đích. Sau đó, giống như vẫn duy trì 6 thập kỷ nay, hai chuyến tàu đến đúng giờ, lúc 10h sáng, thả hành khách xuống sau hành trình dài 320 dặm (khoảng 515km) mà trước đây mất gần 7 tiếng nhưng đã được rút ngắn còn 4 tiếng.

Người Nhật gọi con tàu ấy là Shinkansen, có nghĩa là "con đường tàu huyết mạch mới" trong tiếng Nhật, ám chỉ sự khác biệt giữa những chiếc tàu cao tốc so với tàu hỏa thông thường. Nhiều người ví von rằng đây là buổi bình minh của “kỷ nguyên tàu cao tốc" của Nhật Bản, được coi rộng rãi là biểu tượng xác định cho sự phục hồi đáng kinh ngạc của đất nước sau Thế chiến II.

Sáu thập kỷ sau, Shinkansen đã trở thành “viên ngọc quý” trên vương miện của cơ sở hạ tầng giao thông công cộng Nhật Bản. Ngày nay, hơn 3.200km đường ray của Nhật Bản kết nối các thành phố lớn trên ba trong bốn hòn đảo chính của đất nước là Honshu, Kyushu và Hokkaido. Mạng lưới đường sắt cao tốc của Nhật Bản là mạng lưới rộng lớn thứ hai ở châu Á.

Tuy nhiên, quá trình phát triển của nó không phải là không có thử thách. Đường sắt Nhật Bản đã bị ảnh hưởng trong Thế chiến II, và đã có cuộc tranh luận về việc liệu đất nước này có đủ khả năng chi trả cho một dự án lớn như vậy hay không. Khi kế hoạch xây dựng tuyến Shinkansen bắt đầu được triển khai vào năm 1957, nhiều người đã phản đối, chỉ ra rằng nhu cầu sử dụng đường sắt ở Mỹ đang giảm sút.

Nhưng với sự bùng nổ kinh tế của những năm 1950, chính phủ Nhật Bản đã thúc đẩy dự án này, coi Shinkansen là phương tiện thiết yếu để kết nối các khu vực đông dân nhất của Nhật Bản. Sự quyết tâm này đã mang về cho Nhật Bản trái ngọt.

Trong sáu thập kỷ kể từ chuyến tàu đầu tiên, Shinkansen đã được công nhận trên toàn thế giới về tốc độ, hiệu quả di chuyển và tính hiện đại. Theo Central Japan Railway (Công ty Đường sắt Trung tâm Nhật Bản), chỉ riêng tuyến Tokyo-Nagoya-Osaka, được gọi là tuyến Tokaido, đã vận chuyển 6,4 tỷ khách. Trên mạng lưới Shinkansen hiện đã phát triển lên 9 tuyến, độ trễ trung bình là dưới một phút.

Mục đích của tuyến Shinkansen là kết nối các thành phố đông đúc của Nhật Bản và đưa mọi người đến thủ đô. Thời gian di chuyển được rút ngắn đã mở ra những định hướng mới cho các lựa chọn công việc và giải trí, cho phép người dân Nhật Bản cân nhắc việc sống xa chỗ làm. Sự phát triển của các thành phố dọc theo tuyến đường Shinkansen trong nhiều thập kỷ cho thấy tác động tích cực của nó đến nền kinh tế Nhật Bản.

Theo ông Christopher Hood, giảng viên ngành nghiên cứu Nhật Bản tại Đại học Cardiff của Anh, tác giả cuốn sách “Shinkansen: Từ tàu cao tốc đến biểu tượng của Nhật Bản hiện đại”, Shinkansen thực chất chưa từng lấy thước đo tốc độ làm mục tiêu của việc phát triển công nghệ, mà mục tiêu của Shinkansen là làm thế nào để tối ưu hóa di chuyển để phục vụ con người và cải thiện chất lượng môi trường.

Không ngủ quên trên chiến thắng

Vào thời điểm mới ra mắt, tốc độ tối đa 210km/h của Shinkansen đã khiến nó trở thành tuyến tàu hỏa nhanh nhất thế giới. Ngày nay, tàu Shinkansen có thể di chuyển với tốc độ lên tới 285km/h, với hành trình từ Tokyo đến Osaka đã được rút ngắn xuống còn 2 giờ 22 phút. Năm 1964, tuyến này phục vụ trung bình 60.000 hành khách một ngày; đến năm 2013, con số này là 424.000.

Shinkansen là biểu tượng của giao thông an toàn và sự chính xác tuyệt đối, khi chưa có một hành khách nào tử vong và số chuyến tàu đến muộn, thậm chí chỉ vài giây, là cực kỳ hi hữu.

Ông Christopher Hood, giảng viên ngành nghiên cứu Nhật Bản tại Đại học Cardiff của Anh.

Tuyến Tokaido Shinkansen là tuyến đầu tiên và vẫn là tuyến bận rộn nhất. Các tuyến chính khác bao gồm Sanyo Shinkansen, nối Kansai với vùng Chugoku phía tây; Tohoku Shinkansen, kéo dài từ Kanto đến vùng Tohoku phía bắc; Joetsu Shinkansen, nối Kanto và vùng Chubu trên bờ biển phía tây Honshu; và Kyushu Shinkansen, phục vụ đảo Kyushu cực tây nam của Nhật Bản. Tàu nhanh nhất hiện đang hoạt động ở Nhật Bản là Hayabusa Shinkansen, chạy trên tuyến Tohoku và Hokkaido, đạt tốc độ lên tới 320km/h.

Hình ảnh một đoàn tàu hiện đại công nghệ cao lướt qua ngọn núi Phú Sĩ phủ đầy tuyết có thể được coi là hình ảnh đặc trưng của Shinkansen.

Ngày nay, khi vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng được quan tâm, những du khách có ý thức bảo vệ môi trường cân nhắc hơn về việc đi máy bay. Trong khi đó, các đoàn tàu Shinkansen chạy bằng điện, không xả khí thải trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều du khách.

Góp phần đảm bảo an toàn cho hành khách, Shinkansen tự hào có hệ thống tín hiệu được thiết kế đặc biệt để theo dõi các đoàn tàu khác mọi lúc để giúp chúng tránh va chạm nhau.

Central Japan Railway (JR Central), đơn vị vận hành tuyến Tokaido Shinkansen, chuẩn bị giành lại danh hiệu đơn vị sở hữu tuyến tàu nhanh nhất thế giới cho Nhật Bản với tàu đệm từ L0 Series - đạt tốc độ 603km/h trong quá trình thử nghiệm. Công nghệ đệm từ cho phép con tàu bay lơ lửng trên đường ray, giảm ma sát và di chuyển với tốc độ cực cao. Con tàu này dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động giữa Tokyo và Nagoya ở miền trung Nhật Bản vào năm 2027.

Giám đốc quan hệ công chúng của JR Central cho hay mục đích của dự án là tạo ra một "hệ thống kép" với Shinkansen để đáp ứng nhu cầu và duy trì hoạt động ổn định trong trường hợp bảo trì hoặc xảy ra động đất lớn.

Địa hình đầy thách thức và khí hậu thay đổi ở các vùng của Nhật Bản, từ mùa đông giá lạnh ở phía bắc đến khí hậu nhiệt đới ẩm khi tiến dần về phía nam, đã giúp các kỹ sư đường sắt Nhật Bản trở thành những người đi đầu thế giới trong việc tìm ra giải pháp cho các vấn đề mới khi họ mở rộng ranh giới của công nghệ đường sắt.

Một trong những yếu tố không thể bỏ qua là hoạt động địa chấn. Nhật Bản là một trong những nơi có địa chất không ổn định nhất trên hành tinh, dễ xảy ra động đất và sóng thần và là nơi có khoảng 10% núi lửa trên thế giới.

Trong khi hình ảnh một đoàn tàu hiện đại công nghệ cao lướt qua ngọn núi Phú Sĩ phủ đầy tuyết có thể được coi là hình ảnh đặc trưng của Shinkansen thì nó cũng khiến việc vận hành an toàn các đoàn tàu cao tốc trở nên khó khăn. Bất chấp những yếu tố này, chưa từng có một hành khách nào tử vong hoặc bị thương trên mạng lưới Shinkansen trong suốt chiều dài lịch sử của nó.

Những thành tựu của tàu cao tốc Shinkansen khiến cả thế giới phải ngả mũ nể phục. Các tập đoàn hùng mạnh như Hitachi và Toshiba của Nhật Bản xuất khẩu tàu hỏa và thiết bị trị giá hàng tỷ USD mỗi năm trên toàn thế giới.

Và khi Nhật Bản ngày càng già hóa và phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động, một trong những công ty đường sắt lớn của Nhật Bản cho biết tàu cao tốc không người lái có thể được đưa vào sử dụng từ giữa những năm 2030.

Tiết lộ quy mô 23 ga hành khách của dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam 67 tỷ USD

Tiết lộ quy mô 23 ga hành khách của dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam 67 tỷ USD

Đầu tư
(VNF) - Các nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ được xây dựng với quy mô tương đương các nhà ga 4 đường ray tại các quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Cùng chuyên mục
Xuất khẩu sang Trung Quốc ‘thủng đáy’, gạo Việt liên tục nhận tin xấu

Xuất khẩu sang Trung Quốc ‘thủng đáy’, gạo Việt liên tục nhận tin xấu

(VNF) - Dù tăng trưởng ở nhiều thị trường, nhưng gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc lại “thủng đáy” lịch sử. Thế mạnh này của Việt Nam cũng nhận thêm các tin xấu trong thời gian gần đây.

Làn sóng thâu tóm mới, công ty bảo hiểm Việt liên tục đổi chủ

Làn sóng thâu tóm mới, công ty bảo hiểm Việt liên tục đổi chủ

(VNF) - Tasco đang lên kế hoạch rót thêm 800 tỷ đồng vào Bảo hiểm Tasco. Đây là bước đi tiếp theo sau khi Tasco thâu tóm DN bảo hiểm Bảo hiểm Groupama Việt Nam cuối năm 2022 và đổi tên thành Bảo hiểm Tasco.

Ô tô Nisu bị truy thu và gần 2 tỷ đồng tiền thuế

Ô tô Nisu bị truy thu và gần 2 tỷ đồng tiền thuế

(VNF) - Công ty TNHH Kinh doanh Ô tô Nisu bị truy thu, tiền phạt, tiền chậm nộp với tổng số tiền 1,938 triệu đồng.

Vàng quá rủi ro, BĐS chưa tăng mạnh: Rút tiền tiết kiệm mua cổ phiếu 'vua'?

Vàng quá rủi ro, BĐS chưa tăng mạnh: Rút tiền tiết kiệm mua cổ phiếu 'vua'?

(VNF) - "Cổ phiếu vua" là sự lựa chọn chung của các chuyên gia HSC khi tìm kiếm nhóm ngành tiềm năng cho năm 2025.

Hoàn tiền không trả hàng: 'Bóp nghẹt' thương mại điện tử Trung Quốc

Hoàn tiền không trả hàng: 'Bóp nghẹt' thương mại điện tử Trung Quốc

(VNF) - Khi tình hình cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt, các công ty thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc phải đưa ra những ưu đãi "không tưởng" nhằm giữ chân khách hàng. Nhưng một trong số những chính sách ưu đãi này đang trở thành dây thừng "bóp nghẹt" chính họ.

Vừa tăng vốn lên 550 tỷ, chủ khách sạn Grand Plaza Hà Nội lại bị phát hiện trốn thuế

Vừa tăng vốn lên 550 tỷ, chủ khách sạn Grand Plaza Hà Nội lại bị phát hiện trốn thuế

(VNF) - Công ty TNHH khách sạn Grand Plaza Hà Nội được xác định đã có hành vi trốn thuế và gian lận thuế, cùng nhiều vi phạm thuế khác.

Thiếu trạm sạc ô tô điện, cơ hội cho xe hybrid?

Thiếu trạm sạc ô tô điện, cơ hội cho xe hybrid?

(VNF) - Theo KPMG, trong bối cảnh cơ sở hạ tầng cho xe điện tại Việt Nam chưa được phát triển rộng rãi, Chính phủ nên cân nhắc các giải pháp khuyến khích thay thế các dòng xe đốt trong (ICE) bằng các dòng xe hybrid (PHEV, HEV), là những dòng xe thân thiện hơn với môi trường.

Cần hơn 9.200 tỷ xây dựng Sân bay quốc tế Vân Phong

Cần hơn 9.200 tỷ xây dựng Sân bay quốc tế Vân Phong

(VNF) - Cảng hàng không quốc tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) được đề xuất đầu tư 9.000 tỷ đồng theo hình thức PPP, quy mô công suất là 1,5 triệu hành khách/năm.

Tỷ giá nóng trở lại, VND chịu áp lực đến khi nào?

Tỷ giá nóng trở lại, VND chịu áp lực đến khi nào?

(VNF) - Kể từ đầu tháng 10, tỷ giá USD/VND bất ngờ tăng mạnh trở lại, tiến gần đến mức kỷ lục trước đó. Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, Tổng Giám đốc AFA Capital, áp lực lên tỷ giá sẽ còn hiện hữu trong dài hạn.