'Tự lực làm đường sắt tốc độ cao, không phụ thuộc nước ngoài'

Chí Bình - 25/10/2024 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khẳng định sẽ làm đường sắt tốc độ cao trên tinh thần tự lực tự cường, Bộ Chính trị và Trung ương đã quyết định không phụ thuộc vào nước ngoài, bởi vay bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ phải ràng buộc. Chúng ta xác định đầu tư công dựa trên các phương án cân đối nguồn vốn trong nước và vay vốn nước ngoài với điều kiện ưu đãi và ít ràng buộc, điều kiện lớn nhất là chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.

Theo phương án được tư vấn nghiên cứu đề xuất, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đầu tư đầu tư với tốc độ thiết kế 350km/h; chiều dài khoảng 1.541km, đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa. Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP. HCM), kết nối trực tiếp hai đô thị loại đặc biệt với quy mô dân số lên đến khoảng 10 triệu người, 17 đô thị loại 1 có quy mô dân số từ 500.000 người trở lên, chưa kể các đô thị nhỏ hơn.

Trên toàn tuyến có sẽ được bố trí 23 ga khách với cự ly trung bình từ 50 - 70km, 5 ga hàng gắn với các đầu mối hàng hoá, phục vụ tốt hậu cần quốc phòng khi có nhu cầu. Tổng mức đầu tư dự án khoảng hơn 67 tỷ USD, dự kiến sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Ảnh minh họa.

Thời gian bố trí vốn trong khoảng 12 năm, mỗi năm bình quân khoảng 5,6 tỷ USD. Quá trình xây dựng và vận hành, sẽ kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư các khu dịch vụ, thương mại tại các ga; đầu tư thêm phương tiện để khai thác khi có nhu cầu. Theo lộ trình dự kiến, dự án sẽ được trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tháng 10/2024; khởi công cuối năm 2027; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến năm 2035.

Phát huy tính tự lực để bước vào kỷ nguyên mới

Chia sẻ với báo chí về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết hơn 18 năm qua (kể từ năm 2006), Bộ Giao thông Vận tải đã triển khai nhiều nghiên cứu với sự hỗ trợ của các tổ chức, tư vấn trong và ngoài nước. Căn cứ Kết luận số 49 của Bộ Chính trị, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện, tổng hợp kinh nghiệm phát triển đường sắt tốc độ cao trên thế giới. Theo đó, Bộ đã tổ chức các đoàn khảo sát liên ngành tại 6 quốc gia có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển, gồm: Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Hàn Quốc và Pháp. Trong số này, có 3 nước tự phát triển công nghệ là Đức, Pháp, Nhật Bản.

Về tốc độ, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy cho biết tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên vào khai thác 1964 tại Nhật Bản với tốc độ 200 - 250km/h. Tốc độ 250km/h hình thành phổ biến cách đây khoảng 25 năm. Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, tốc độ 350km/h và cao hơn đang là xu thế phát triển trên thế giới, phù hợp với các tuyến dài từ 800km trở lên, tập trung nhiều đô thị có mật độ dân số cao như hành lang Bắc - Nam của nước ta.

Theo kinh nghiệm thế giới, các tuyến đường sắt tốc độ cao là trục chính, chiều dài lớn đều lựa chọn tốc độ 350km/h trở lên vì tính hiệu quả. Kinh nghiệm thế giới cho thấy với chiều dài tuyến lớn hơn 800km, tốc độ 350km/h hấp dẫn và có khả năng thu hút lượng hành khách cao hơn so với các dải tốc độ thấp hơn. Chi phí đầu tư tốc độ 350km/h cao hơn tốc độ 250km/h khoảng 8-9%. Song, nếu đầu tư với tốc độ250km/h, việc nâng cấp lên tốc độ 350km/h là khó khả thi và không hiệu quả.

Về nguồn lực, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy cho hay dự kiến nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn để đầu tư hoàn thành dự án vào năm 2035. Cụ thể, sẽ bố trí vốn trong khoảng 12 năm, mỗi năm bình quân khoảng 5,6 tỷ USD tương đương khoảng 16,2% trong giai đoạn 2026-2030 nếu giữ nguyên tỷ lệ đầu tư công trung hạn như hiện nay.

Về chuyển giao công nghệ, theo Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy, chúng ta xác định hoàn toàn làm chủ công nghiệp xây dựng (cầu, đường, hầm); tự chủ hoàn toàn trong vận hành, bảo trì, sửa chữa. Quá trình triển khai, sẽ tiếp tục nghiên cứu các vấn đề khác để phát huy tính tự lực, tự cường để tự tin bước vào kỷ nguyên mới. Khẳng định chắc chắn sẽ có nhiều thách thức do quy mô dự án lớn, tiến độ rất áp lực, song Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy cũng cho hay để giải quyết bài toán này, cơ quan thực hiện sẽ mời tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu trong nước, quốc tế cùng cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Băn khoăn sử dụng công nghệ từ quốc gia nào?

Liên quan đến nguồn vốn cho dự án, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy khẳng định sẽ sử dụng 100% vốn ngân sách để thực hiện dự án. Vốn ngân sách theo Luật Ngân sách nhà nước có nhiều nguồn vốn, có thể cân đối thu chi dư ra, thu chưa đủ có thể phát hành trái phiếu trong nước (có thể trái phiếu Chính phủ hoặc nước ngoài).

Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy.

“Với tinh thần độc lập tự lập tự cường và tự chủ, khả năng, Bộ Chính trị quyết định không phụ thuộc vào nước ngoài, bởi vay bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ phải ràng buộc. Do đó, chúng ta xác định đầu tư công sử dụng nguồn vốn trong nước, Chính phủ sẽ có phương án để huy động nguồn vốn trong nước và tuỳ theo khả năng cân đối, có thể phát hành trái phiếu trong nước hoặc vay nước ngoài. Trường hợp vay nước ngoài, phải đi kèm điều kiện ưu đãi, ít ràng buộc và điều kiện lớn nhất là phải chuyển giao công nghệ cho Việt Nam”, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khẳng định.

Một trong những vấn đề lớn nhất mà dư luận băn khoăn là Việt Nam sẽ lựa chọn công nghệ nước nào để làm đường sắt tốc độ cao? Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy cho biết việc chọn công nghệ nước nào phụ thuộc vào điều kiện chuyển giao công nghệ, hỗ trợ ra sao sau đó mới quyết định lựa chọn.

Về tiến độ triển khai dự án, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đánh giá cũng giống như nhiều dự án giao thông lớn, áp lực lớn nhất khi triển khai dự án đường sắt tốc độ cao là giải phóng mặt bằng. Nhiều dự án dự kiến giải phóng mặt bằng 3 năm nhưng kéo dài lên 5-6 năm, chủ đầu tư thậm chí bị nhà thầu kiện. Tuy nhiên, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là dự án đặc biệt nên sẽ được làm với quyết tâm chính trị cao nhất.

Dự án sẽ triển khai 5 nhóm chính sách và giải pháp về đẩy nhanh tiến độ; huy động nguồn lực; phân cấp, phân quyền đầu tư; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển công nghiệp. Do đây là dự án có tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ phức tạp, nguồn lực đầu tư lớn, lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, nên trong bước tiếp theo Bộ Giao thông Vận tải khẳng định sẽ tiếp tục rà soát, trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách đặc thù để thực hiện dự án, đồng thời huy động tối đa nguồn nhân lực trong nước kết hợp với thuê tư vấn, nhà thầu nước ngoài tham gia thiết kế, thi công, quản lý, giám sát dự án.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: 67 tỷ USD làm 1.541km qua 20 địa phương

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: 67 tỷ USD làm 1.541km qua 20 địa phương

Đầu tư
(VNF) - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam dự kiến sẽ đi qua 20 địa phương, với tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1,7 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 67,34 tỷ USD).
Cùng chuyên mục
'Chìa khóa' để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân

'Chìa khóa' để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân

16/05/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo Luật sư Bùi Văn Thành, “Cách hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp chính là tạo ra môi trường để họ tự đứng vững, tự vươn lên chứ không phải chờ hỗ trợ từ các khoản vay hay ưu đãi một chiều”.

Khơi thông nguồn vốn: Điểm then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân

Khơi thông nguồn vốn: Điểm then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân

15/05/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo PGS.TS Nghiêm Thị Thà, Tổng thư ký Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, hệ thống tài chính cần những cải cách mạnh mẽ để giúp doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn thuận lợi, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực này.

Chủ tịch Đèo Cả: Nghị quyết 68 là 'điểm tựa' của doanh nghiệp tư nhân

Chủ tịch Đèo Cả: Nghị quyết 68 là 'điểm tựa' của doanh nghiệp tư nhân

14/05/25 13:44 (GMT+7)

(VNF) - Nhấn mạnh doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì trước hết phải có một điểm tựa, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng cho rằng điểm tựa ấy chính là Nghị quyết 68.

Phát triển kinh tế tư nhân: Thể chế mạnh và chính phủ hành động

Phát triển kinh tế tư nhân: Thể chế mạnh và chính phủ hành động

14/05/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Lần đầu tiên, một Nghị quyết của Đảng xác lập kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân. Khu vực này không chỉ góp phần vào tăng trưởng và giảm nghèo, mà còn là chỗ dựa cho an sinh xã hội. Tuy nhiên, để thực sự bứt phá, cần cải cách thể chế mạnh mẽ và hành động quyết liệt từ phía Nhà nước.

Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh: Không thay đổi tư duy, rất khó để nuôi 'đại bàng'

Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh: Không thay đổi tư duy, rất khó để nuôi 'đại bàng'

13/05/25 16:46 (GMT+7)

(VNF) - Theo ông Trần Văn Lê, Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh, nếu Việt Nam không thay đổi tư duy trong phát triển doanh nghiệp, thì sẽ rất khó để nuôi dưỡng và giữ chân “đại bàng”.

'Nghị quyết 68 mang tư duy nhân văn trong xử lý vi phạm kinh tế'

"Nghị quyết 68 mang tư duy nhân văn trong xử lý vi phạm kinh tế"

13/05/25 15:00 (GMT+7)

(VNF) - Với Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw khẳng định Nghị quyết có bước tiến mang tính nhân văn, bởi trên thực tế, nhiều sai phạm kinh tế của doanh nhân – nhất là doanh nhân tư nhân – khi bị hình sự hóa sẽ kéo theo sự sụp đổ của cả doanh nghiệp

Đường sắt tốc độ cao: 'Không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được'

Đường sắt tốc độ cao: 'Không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được'

13/05/25 12:12 (GMT+7)

(VNF) - Nhấn mạnh cần tin tưởng giao nhiệm vụ và đặt hàng các cho các doanh nghiệp trong nước, lãnh đạo Đèo Cả cho rằng, các dự án như đường sắt tốc độ cao nếu không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được.

'Đã đến lúc trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng'

'Đã đến lúc trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng'

13/05/25 12:00 (GMT+7)

(VNF) - Nhìn nhận vai trò của kinh tế tư nhân ở thời điểm hiện tại, TS Bùi Thanh Minh - Phó giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) khẳng định, đã đến lúc cần trả doanh nghiệp tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng và Nghị quyết 68 được xây dựng với một cách tiếp cận khác biệt

 Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định

Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định

13/05/25 11:30 (GMT+7)

(VNF) - Về sự phát triển của kinh tế tư nhân trong thời gian tới, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đánh giá thể chế là yếu tố quyết định.

Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'

Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'

12/05/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói, với Nghị quyết số 68 về kinh tế tư nhân thì "lệnh mở đường" đã có nhưng điều khó nhất ở thời điểm hiện tại nằm ở khâu thực thi, tức thể chế hoá Nghị quyết để đi vào cuộc sống.

TS Nguyễn Đình Cung: Tôi rất ấn tượng việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế

TS Nguyễn Đình Cung: Tôi rất ấn tượng việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế

08/05/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Nói về Nghị quyết 68, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, trong số các giải pháp, tôi rất ấn tượng với việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'

04/05/25 18:15 (GMT+7)

(VNF) - VietnamFinance trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tựa đề: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'.

Sau sáp nhập, TP.HCM có thể tiệm cận Bangkok, Singapore?

Sau sáp nhập, TP.HCM có thể tiệm cận Bangkok, Singapore?

04/05/25 10:06 (GMT+7)

(VNF) - TP.HCM mới sẽ vượt Kuala Lumpur và tiệm cận Bangkok về dân số lẫn kinh tế, hướng tới hình thành trung tâm đô thị - công nghiệp - cảng biển phát triển như Singapore, Thượng Hải.

Việt Nam ở đâu trên bản đồ tài chính châu Á?

Việt Nam ở đâu trên bản đồ tài chính châu Á?

04/05/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Với định hướng xây dựng trung tâm tài chính, TS Nguyễn Tiến Chương cho rằng Việt Nam cần một lộ trình phát triển khôn ngoan, không sao chép máy móc mô hình của nước khác mà kết hợp linh hoạt để tạo lợi thế cạnh tranh riêng.

Phát triển tài chính cá nhân, gia đình và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân

Phát triển tài chính cá nhân, gia đình và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân

02/05/25 16:00 (GMT+7)

(VNF) - Kinh tế tư nhân chính là người dân làm kinh tế vì sự phát triển của bản thân, gia đình và đất nước dựa trên nguồn vốn tài chính của cá nhân, gia đình và vốn vay từ nhiều nguồn.

90 ngày hoãn thuế: 'Khoảng thở' ngắn trong toan tính dài của ngành nông sản

90 ngày hoãn thuế: 'Khoảng thở' ngắn trong toan tính dài của ngành nông sản

01/05/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Quyết định áp thuế đối ứng 46% của Mỹ với hàng hóa Việt Nam dù đã được tạm hoãn trong 90 ngày, nhưng vẫn là thách thức với các doanh nghiệp nông sản. Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo Lãnh đạo và Dịch vụ Phát triển Bền vững, đây là phép thử lớn cho năng lực ứng phó và tái định vị thị trường xuất khẩu của ngành nông sản Việt Nam.

Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM:  Lợi thế của người đi sau

Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM: Lợi thế của người đi sau

25/04/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - TP. HCM có cơ hội phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế nếu biết tận dụng bài học từ các mô hình đi trước và phát huy hiệu quả nguồn lực sẵn có trong nước.

Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật

Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật

21/04/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, muốn giữ vững vị thế xuất khẩu và hình ảnh quốc gia, nông sản Việt không chỉ cần chuẩn hóa chất lượng, ứng dụng công nghệ, mà còn phải được bảo vệ bằng một hệ thống chính sách chủ động, đủ sức ứng phó với làn sóng bảo hộ thương mại toàn cầu.

‘Cải cách thể chế không chỉ cắt bớt thủ tục mà phải giảm chi phí’

‘Cải cách thể chế không chỉ cắt bớt thủ tục mà phải giảm chi phí’

20/04/25 12:30 (GMT+7)

(VNF) - Nếu một thể chế không tốt có nguy cơ tạo những rào cản tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cải cách thể chế không chỉ là cắt giảm thủ tục hành chính mà còn là cắt giảm chi phí tuân thủ.

Vụ 600 loại sữa giả: Bóc trần lỗ hổng nghiêm trọng trong thực thi pháp luật

Vụ 600 loại sữa giả: Bóc trần lỗ hổng nghiêm trọng trong thực thi pháp luật

17/04/25 11:30 (GMT+7)

(VNF) - Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW khẳng định việc phát hiện 600 loại sữa bột giả trị giá 500 tỷ đã cho thấy những lỗ hổng nghiệm trong trọng thực thi pháp luật về hàng hoá. Cùng với đó, vụ việc này cũng cho thấy tình trạng chồng chéo trong trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước là một vấn đề tồn tại nhiều năm.

Thuế quan của Mỹ: 'Mức hợp lý để DN Mỹ tại Việt Nam hoạt động hiệu quả'

Thuế quan của Mỹ: 'Mức hợp lý để DN Mỹ tại Việt Nam hoạt động hiệu quả'

12/04/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Ông Lê Khánh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam cho rằng, 10 - 12% mức thuế suất hợp lý để ngay cả công ty Mỹ tại Việt Nam cũng vận hành một cách hiệu quả

'Nguồn lực đầu tư dài hạn phải đến từ tư nhân'

'Nguồn lực đầu tư dài hạn phải đến từ tư nhân'

11/04/25 14:59 (GMT+7)

(VNF) - Nhấn mạnh không thể lấy đầu tư công làm động lực tăng trưởng dài hạn, PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng nguồn lực đầu tư trong dài hạn phải đến từ khu vực tư nhân.

Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày: Thời hạn ngắn cho những giải pháp dài hạn

Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày: Thời hạn ngắn cho những giải pháp dài hạn

10/04/25 11:30 (GMT+7)

(VNF) - Chuyên gia cho rằng, 90 ngày hoãn thuế của Mỹ đối với Việt Nam là “thời cơ vàng” để cả chính phủ và doanh nghiệp tận dụng, có sự chuẩn bị cho những giải pháp ứng phó dài hạn.

Mỹ áp thuế 46%: 'Phép thử năng lực thích ứng của xuất khẩu Việt Nam'

Mỹ áp thuế 46%: 'Phép thử năng lực thích ứng của xuất khẩu Việt Nam'

09/04/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Luật sư TS.Phan Hoài Nam - Tổng giám đốc Công ty Tư vấn W&A cho rằng, mức thuế 46% là một tín hiệu cảnh báo nghiêm trọng về tính dễ tổn thương của mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu của Việt Nam. Đây cũng là một phép thử quan trọng cho năng lực thích ứng và bản lĩnh chuyển mình của cả hệ thống xuất khẩu Việt Nam.

Tin khác
‘Không được tiếp cận đất đai, doanh nghiệp không thể phát triển’

‘Không được tiếp cận đất đai, doanh nghiệp không thể phát triển’

(VNF) - Các chuyên gia và doanh nghiệp kỳ vọng, với sự ra đời của Nghị quyết 68 sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đất đai một cách dễ dàng hơn.

'Chìa khóa' để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân

'Chìa khóa' để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân

Khơi thông nguồn vốn: Điểm then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân

Khơi thông nguồn vốn: Điểm then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân

Chủ tịch Đèo Cả: Nghị quyết 68 là 'điểm tựa' của doanh nghiệp tư nhân

Chủ tịch Đèo Cả: Nghị quyết 68 là 'điểm tựa' của doanh nghiệp tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân: Thể chế mạnh và chính phủ hành động

Phát triển kinh tế tư nhân: Thể chế mạnh và chính phủ hành động

Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh: Không thay đổi tư duy, rất khó để nuôi 'đại bàng'

Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh: Không thay đổi tư duy, rất khó để nuôi 'đại bàng'

'Nghị quyết 68 mang tư duy nhân văn trong xử lý vi phạm kinh tế'

"Nghị quyết 68 mang tư duy nhân văn trong xử lý vi phạm kinh tế"

Đường sắt tốc độ cao: 'Không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được'

Đường sắt tốc độ cao: 'Không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được'

'Đã đến lúc trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng'

'Đã đến lúc trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng'

 Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định

Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định

Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'

Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'

TS Nguyễn Đình Cung: Tôi rất ấn tượng việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế

TS Nguyễn Đình Cung: Tôi rất ấn tượng việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'

Sau sáp nhập, TP.HCM có thể tiệm cận Bangkok, Singapore?

Sau sáp nhập, TP.HCM có thể tiệm cận Bangkok, Singapore?

Việt Nam ở đâu trên bản đồ tài chính châu Á?

Việt Nam ở đâu trên bản đồ tài chính châu Á?

Phát triển tài chính cá nhân, gia đình và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân

Phát triển tài chính cá nhân, gia đình và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân

90 ngày hoãn thuế: 'Khoảng thở' ngắn trong toan tính dài của ngành nông sản

90 ngày hoãn thuế: 'Khoảng thở' ngắn trong toan tính dài của ngành nông sản

Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM:  Lợi thế của người đi sau

Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM: Lợi thế của người đi sau

Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật

Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật

‘Cải cách thể chế không chỉ cắt bớt thủ tục mà phải giảm chi phí’

‘Cải cách thể chế không chỉ cắt bớt thủ tục mà phải giảm chi phí’

Vụ 600 loại sữa giả: Bóc trần lỗ hổng nghiêm trọng trong thực thi pháp luật

Vụ 600 loại sữa giả: Bóc trần lỗ hổng nghiêm trọng trong thực thi pháp luật

Thuế quan của Mỹ: 'Mức hợp lý để DN Mỹ tại Việt Nam hoạt động hiệu quả'

Thuế quan của Mỹ: 'Mức hợp lý để DN Mỹ tại Việt Nam hoạt động hiệu quả'

'Nguồn lực đầu tư dài hạn phải đến từ tư nhân'

'Nguồn lực đầu tư dài hạn phải đến từ tư nhân'

Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày: Thời hạn ngắn cho những giải pháp dài hạn

Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày: Thời hạn ngắn cho những giải pháp dài hạn

Mỹ áp thuế 46%: 'Phép thử năng lực thích ứng của xuất khẩu Việt Nam'

Mỹ áp thuế 46%: 'Phép thử năng lực thích ứng của xuất khẩu Việt Nam'

Cận cảnh khu đất vàng khiến 2 cựu Chủ tịch Khánh Hòa vướng lao lý

Cận cảnh khu đất vàng khiến 2 cựu Chủ tịch Khánh Hòa vướng lao lý

(VNF) - Khu đất hơn 20.100m2 tại số 28E Trần Phú, TP. Nha Trang từng được giao cho Công ty TNHH Đỉnh Vàng Nha Trang thực hiện dự án Nha Trang Golden Gate. Do liên quan đến vụ án sai phạm nghiêm trọng trong quản lý tài sản công, dự án rơi vào tình trạng dang dở, hoang hóa.