Trung ương thống nhất dùng 10.827ha đất làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tuệ Lâm - 23/10/2024 10:22 (GMT+7)

(VNF) - Tại hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thống nhất chủ trương làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước năm 2030 với nhu cầu sử dụng đất khoảng 10.827ha.

Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết vào sáng 23/10 khi ông thừa ủy quyền Thủ tướng trình Quốc hội về việc quyết định chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bổ sung quỹ đất làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Ông Duy dẫn nhiều cơ sở để trình chủ trương trên, trong đó nêu rõ tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã thống nhất chủ trương thực hiện Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam trước năm 2030 với nhu cầu sử dụng đất khoảng 10.827ha nên cần phải bố trí bổ sung quỹ đất để đảm bảo mục tiêu đã được Quốc hội quyết định.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy trình bày tờ trình về việc quyết định chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Do đó cần phải bố trí bổ sung quỹ đất để đảm bảo mục tiêu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, bảo đảm kết nối không gian phát triển liên ngành, liên vùng, các hành lang kinh tế và các vùng động lực phát triển của quốc gia đã được Quốc hội quyết định tại nghị quyết 39 năm 2021.

Ông Duy khẳng định đến nay nhiều chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất quốc gia không còn phù hợp.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại thời điểm Quốc hội thông qua Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thì Quy hoạch tổng thể quốc gia và nhiều quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa được phê duyệt. Do đó, chưa xác định đầy đủ, chính xác nhu cầu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia. Sau khi các quy hoạch này được phê duyệt, cần phải điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống các quy hoạch.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, nhất là sau đại dịch Covid 19, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh đầu tư các công trình, dự án quan trọng quốc gia, nhất là hạ tầng giao thông, năng lượng... với quy mô sử dụng đất lớn, làm tăng nhu cầu sử dụng một số loại đất tại các địa phương có dự án so với chỉ tiêu đã được phân bổ.

Về dự kiến các nội dung điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Bộ trưởng cho biết, theo quy định của Luật Đất đai năm 2024, Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia với các nội dung chủ yếu là điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất gồm: nhóm đất nông nghiệp (trong đó có các loại đất như đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên); nhóm đất phi nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất quốc phòng, đất an ninh); Không trình Quốc hội phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất quốc gia.

Việc tính toán, xác định 8 chỉ tiêu sử dụng đất trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia điều chỉnh lần này cần phải tiến hành rà soát kỹ lưỡng, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và các địa phương, trong đó, ưu tiên bố trí quỹ đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh, giữ ổn định quỹ đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, quản lý chặt chẽ đất rừng, duy trì độ che phủ rừng để góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Chính phủ đề xuất nội dung Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia như sau: "Đồng ý chủ trương giao Chính phủ tổ chức lập điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Quốc hội thông qua trong năm 2025" và dưa thành một nội dung tại Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Số liệu chưa đầy đủ

Trình bày báo cáo thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, hồ sơ tài liệu cơ bản đã đáp ứng yêu cầu, tuy nhiên, thời gian trình hồ sơ chưa bảo đảm quy định.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra.

Đề nghị Chính phủ bổ sung ý kiến của các Bộ, ngành liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông, Bộ Công thương… và văn bản giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan về việc xin chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Về thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, theo khoản 3 Điều 73 Luật Đất đai năm 2024 và theo khoản 1 Điều 54 Luật Quy hoạch, việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia là phù hợp về thẩm quyền theo quy định pháp luật.

Về sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch, Ủy ban Kinh tế nhận thấy việc Chính phủ đề xuất điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia là phù hợp với yêu cầu của Quốc hội, nhất là trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị triển khai một số dự án quan trọng quốc gia như dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Do vậy, Ủy ban Kinh tế tán thành sự cần thiết điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia vì các căn cứ và nội dung như Tờ trình của Chính phủ.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, báo cáo kết quả rà soát Quy hoạch sử dụng đất quốc gia là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13/11/2021 (Nghị quyết số 39). Tuy nhiên, các số liệu trong hồ sơ trình kèm theo mới được rà soát, cập nhật đến ngày 31/12/2023 là chưa đầy đủ.

Theo đó, nhiều chỉ tiêu được Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 39 đạt kết quả thấp, có chỉ tiêu còn chưa thực hiện, còn có sự chưa hợp lý trong việc phân bổ chỉ tiêu và khả năng thực hiện của các địa phương.

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ đánh giá tác động của chính sách, pháp luật đến việc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất; tiếp tục rà soát, làm rõ nguyên nhân đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, bảo đảm sát với nhu cầu thực tiễn.

Bên cạnh đó, cần rà soát, bổ sung cập nhật số liệu để tăng tính chính xác và thuyết phục, làm rõ các tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng; rà soát kỹ lưỡng nhu cầu sử dụng đất của địa phương và có phương án phân bổ phù hợp.

Cùng chuyên mục
Nhập khẩu sầu riêng bất ngờ tăng đột biến 1.057%

Nhập khẩu sầu riêng bất ngờ tăng đột biến 1.057%

(VNF) - Là quốc gia xuất khẩu sầu riêng top đầu thế giới, nhưng nhập khẩu sầu riêng trong 8 tháng năm nay tăng đột biến 1.057%, gấp gần 11,6 lần.

Thăm khu đất sát nghĩa trang đấu giá 262 triệu/m2 ở Hà Đông

Thăm khu đất sát nghĩa trang đấu giá 262 triệu/m2 ở Hà Đông

Lô đất mang ký hiệu 1A-03 tại khu Đống Đanh - Đồng Cộc (phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội) dù nằm sát nghĩa trang nhưng vừa trúng đấu giá lên đến hơn 262 triệu đồng/m2.

Cận cảnh hơn 30 biệt thự ngang nhiên xây dựng không phép ở Phú Thọ

Cận cảnh hơn 30 biệt thự ngang nhiên xây dựng không phép ở Phú Thọ

Dù chỉ được Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ có văn bản chấp thuận xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật dự án gồm: đường giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhưng Công ty CP tập đoàn Onsen Fuji lại ngang nhiên xây dựng gần 40 căn biệt thự nghỉ dưỡng trong thời gian dài, qua mặt các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Thọ.

Techcombank bồi thương Manulife 1.800 tỷ vì chấm dứt hợp tác bancassurance

Techcombank bồi thương Manulife 1.800 tỷ vì chấm dứt hợp tác bancassurance

(VNF) - Trong thông báo cập nhật kết quả kinh doanh quý III/2024, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (HoSE: TCB) cho biết sẽ phải bồi thường cho Manulife 1.800 tỷ để chấm dứt việc hợp tác phân phối độc quyền bảo hiểm

Độc quyền phân phối điện thoại Vertu, Di Động Việt làm ăn ra sao?

Độc quyền phân phối điện thoại Vertu, Di Động Việt làm ăn ra sao?

(VNF) - Kết thúc năm 2023, Công ty TNHH Công nghệ Di Động Việt ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 2.504 tỷ đồng, báo lãi sau thuế hơn 6 tỷ đồng.

Samsung Electronics 'khủng hoảng' nhân tài, nhân viên 'tháo chạy' sang SK hynix?

Samsung Electronics 'khủng hoảng' nhân tài, nhân viên 'tháo chạy' sang SK hynix?

(VNF) - Hàng trăm kỹ sư từ Samsung Electronics Co Ltd. được cho là đang nộp đơn xin việc tại công ty đối thủ SK hynix, trong bối cảnh ngành chip đang gặp nhiều thách thức.

Nghệ An: Nhà máy nước triệu USD bỏ hoang vì không có nguồn nước

Nghệ An: Nhà máy nước triệu USD bỏ hoang vì không có nguồn nước

(VNF) - Dự án nhà máy nước sạch tại xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) được đầu tư hơn 25 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 6 năm hoàn thành, nhà máy buộc phải "đắp chiếu" do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khiến nguồn nước cung cấp cho hoạt động của nhà máy không còn.

Hoá chất Đức Giang: Ôm ‘bọc tiền’ hơn 11.100 tỷ, 9 tháng nhận lãi hơn 400 tỷ

Hoá chất Đức Giang: Ôm ‘bọc tiền’ hơn 11.100 tỷ, 9 tháng nhận lãi hơn 400 tỷ

(VNF) - Hoá chất Đức Giang ghi nhận hơn 11.117 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn 3 – 12 tháng, tăng hơn 1.300 tỷ đồng so với thời điểm cuối quý II. Khoản tiền gửi khổng lồ này đem về cho doanh nghiệp hơn 400 tỷ đồng tiền lãi kể từ đầu năm tới nay.

Mì thanh long hút vốn triệu USD, kỳ vọng thu 2.000 tỷ đồng

Mì thanh long hút vốn triệu USD, kỳ vọng thu 2.000 tỷ đồng

(VNF) - Mì thanh long bán chạy hơn 3 triệu gói sau chiến dịch 'lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm'. Nhà sáng lập đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng vào năm 2026.