'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Phát biểu tại phiên họp về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh mục tiêu của việc sửa Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp lần này là tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường thông thoáng, minh bạch thuận lợi nhằm huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển đất nước; bên cạnh đó, cần khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn với các luật khác.
Thủ tướng hoan nghênh việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo các dự án luật và cho rằng việc đưa vấn đề hộ kinh doanh vào dự thảo luật là bước đột phá. Đồng thời, cần tách dự án Luật này thành 2 dự án luật: Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) do quy mô, nội dung sửa đổi lớn.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho rằng, cần tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung các luật liên quan, hoàn thiện quy định giới hạn, phạm vi áp dụng của Luật với các quy định của pháp luật liên quan trong các lĩnh vực chuyên ngành.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, rà soát, cắt giảm các ngành nghề không cần thiết quản lý bằng điều kiện đầu tư, kinh doanh, cần có quy định giao Chính phủ quy định quản lý thí điểm ngành nghề, lĩnh vực, điều kiện đối với hình thức đầu tư mới có thể phát sinh trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để bảo đảm tính linh hoạt trong quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và tính ổn định của Luật, không tạo khoảng trống pháp lý.
Về nội dung “hộ kinh doanh”, khi sửa Luật Doanh nghiệp, Phó Thủ tướng cho rằng cần quy định địa vị pháp lý hộ kinh doanh, trách nhiệm chủ hộ kinh doanh... Đây là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, cần hết sức cân nhắc và đánh giá kỹ tác động đến hơn 5 triệu hộ kinh doanh hiện nay.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng, các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản, môi trường chưa được quy định thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đầu tư và các luật có liên quan đã dẫn đến sự trùng lặp, chồng chéo về mục tiêu, nội dung quản lý, cơ quan thẩm định, phê duyệt, đồng thời không có sự kế thừa, công nhận kết quả của nhau.
Đồng thời, một số quy định của Luật Doanh nghiệp không tương thích với sự thay đổi của pháp luật có liên quan hoặc không còn phù hợp với thực tiễn mới phát sinh, chẳng hạn như sự không tương thích giữa Luật Doanh nghiệp và Luật Cạnh tranh về thủ tục thông báo cho cơ quan cạnh tranh trong trường hợp hợp nhất hoặc sáp nhập công ty.
Cùng quan điểm, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng tình trạng chồng chéo, xung đột của rất nhiều các quy định pháp luật là một trong những bất cập lớn được các địa phương và doanh nghiệp phản ánh hiện nay. Điển hình nhất là sự chồng chéo, xung đột giữa các đạo luật với nhau, giữa luật chung và luật chuyên ngành, giữa văn bản hướng dẫn luật này và văn bản hướng dẫn luật khác.
“Chúng tôi đã có báo cáo nhanh gửi Thủ tướng Chính phủ về 20 điểm xung đột, chồng chéo lớn của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, đấu thầu. Trong thời gian từ giờ đến cuối năm, chúng tôi sẽ tiếp tục tập hợp và thống kê hệ thống hoá các điểm chồng chéo, xung đột giữa các văn bản pháp luật và sẽ có báo cáo với Thủ tướng, với Chính phủ vào tháng 12 tới”, Chủ tịch VCCI thông tin.
Một số điểm xung đột, chồng chéo điển hình được Chủ tịch VCCI nhắc tới là xung đột về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án xây dựng nhà ở giữa Luật Đầu tư và Luật Nhà ở; xung đột về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong dự án có sử dụng đất và đấu giá quyền sử dụng đất giữa Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu và Luật Đất đai; xung đột về thủ tục giới thiệu địa điểm đầu tư, địa điểm xây dựng giữa Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Đầu tư…
Cùng với đó là sự khác nhau về trình tự, thủ tục đầu tư dự án quy mô 5.000 tỷ đồng trở lên giữa Luật Đầu tư, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Luật Xây dựng; không thống nhất về lựa chọn nhà thầu thẩm tra thiết kế, dự toán giữa Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu…
Việc xung đột, chồng chéo này tác động lớn đến các dự án đầu tư, không rõ các trình tự để thực hiện các thủ tục cũng như không rõ quan hệ của các đạo luật, được so sánh như câu chuyện “con gà hay quả trứng có trước”. Điều này gây ra nhiều hệ quả lớn, làm mất thời gian, lỡ cơ hội đầu tư, làm tăng chi phí và rủi ro đối với hoạt động kinh doanh.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng có nhiều thay đổi trong các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh được đưa ra trong dự thảo này.
Theo quy định hiện hành, điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
Tuy nhiên, dự thảo sửa đổi đề xuất sửa đổi thành “Bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, trừ trường hợp được giao trong luật”.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc sửa đổi này để bổ sung thẩm quyền ban hành điều kiện đầu tư kinh doanh của Bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND các cấp nếu được giao trong luật nhằm thống nhất với quy định tại Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Dự thảo cũng đề xuất bãi bỏ 14 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời sửa đổi 12 ngành, nghề và bổ sung 5 ngành, nghề để phù hợp với yêu cầu, thực tiễn quản lý nhà nước đối với các ngành, nghề này và bảo đảm tính thống nhất với các luật có liên quan; bổ sung ngành “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật.
Dự thảo cũng nêu rõ điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau: Giấy phép; giấy chứng nhận đủ điều kiện; chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; văn bản xác nhận; các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản”.
Vẫn theo dự thảo, ngoài những nội dung theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh phải phân tích sự cần thiết, mục đích, nội dung của việc sửa đổi, bổ sung. Đồng thời, phải đánh giá tính hợp lý, khả thi của việc sửa đổi, bổ sung và sự phù hợp với điều ước quốc tế về đầu tư; đánh giá tác động của việc sửa đổi, bổ sung với công tác quản lý nhà nước và hoạt động đầu tư kinh doanh của các đối tượng phải tuân thủ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.