Sụt giảm đơn hàng, doanh nghiệp quay cuồng ứng phó

Hồng Hạnh - 14/04/2023 08:56 (GMT+7)

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đau đầu trước tình trạng đơn hàng sụt giảm. Đáng lo là đơn hàng có nguy cơ vào tay các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam.

VNF
Trong 3 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu dệt may ước đạt hơn 8,7 tỷ USD, giảm 18,63% so với cùng kỳ năm 2022. Ảnh minh họa: Tạ Hải

Nhiều lao động mất việc, nghỉ luân phiên

Ngao ngán nhìn hàng trăm tấn gỗ viên nén tồn kho, ông Nguyễn Văn Sỹ, Giám đốc Công ty Gỗ Hưng Thành (Bình Dương) than thở: “Ngay cả thời Covid-19 cũng không thảm hại như hiện nay!”.

Ông Sỹ cho biết, công ty như rơi vào vực thẳm khi đối tác Nhật Bản ngừng mua hàng, còn đối tác từ Hàn Quốc cũng giảm tới 70% sản lượng.

Doanh thu hàng trăm tỷ đồng giờ tụt xuống còn vài chục tỷ đồng. Hơn phân nửa lao động nghỉ việc, thậm chí những lao động còn lại cũng phải nghỉ luân phiên.

“Chúng tôi giờ chỉ hoạt động để duy trì máy móc, còn mảng kinh doanh gần như đóng băng”, ông Sỹ nói và cho biết, tình trạng này kéo dài từ đầu năm. Giá cũng rớt thảm, từ mức 190 USD/tấn vào cuối quý IV/2022, nay còn khoảng 130 USD/tấn.

Đơn hàng giảm mạnh, không chỉ ảnh hưởng đến người lao động mà sự sống còn của công ty cũng bị đe dọa. Theo ông Sỹ, đau đầu nhất hiện nay là nguồn vốn doanh nghiệp cạn kiệt, trong khi phải trả lãi ngân hàng cao gần gấp đôi so với trước đây.

Vị này ước tính, nếu hết quý II tình hình không cải thiện, dàn máy hàng chục tỷ đồng phải đắp chiếu, thiệt hại khoảng 600 tỷ đồng. Tệ hơn là doanh nghiệp khó vực dậy được.

Vì thế, ông đã huy động cả những lao động phân xưởng để đào tạo bán hàng, lập nhiều trang bán hàng trực tuyến, thâm nhập vào nhiều hội nhóm để đăng tin bán hàng.

“Cũng có những đơn hàng nhỏ cho các đối tác trong nước mua đi xuất khẩu, nhưng phải bán với giá rẻ bèo”, ông Sỹ nói và cho biết thêm, ông cũng đã tính đến phương án bán máy móc để giữ bộ máy công ty hoạt động.

Tương tự, ông Vũ Văn Băng, giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ cảm thán: “Chúng tôi bị sụt giảm 15-20% đơn hàng. Thời điểm này để kiếm được đơn hàng mới là chật vật bởi lẽ khách hàng thường ưu tiên các đối tác cũ, thay vì mở rộng sang các đối tác mới”.

Theo vị giám đốc, nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao nên người dân phải thắt lưng buộc bụng, chỉ tập trung cho các nhu cầu thiết yếu. Trong khi hàng may mặc hay đồ gỗ thì không phải quá cần thiết.

Điểm đáng chú ý, vị này lo ngại việc doanh nghiệp Việt Nam mất đơn hàng sang các nước như Ấn Độ, Bangladesh. Đó là những quốc gia có nguồn nhân lực rất dồi dào và khả năng cạnh tranh tốt về chi phí.

Nhìn về tương lai, ông Băng cho rằng, rất khó đoán được năm 2023 sẽ như thế nào. Rồi sẽ có lúc đơn hàng phục hồi, nhưng nếu không nâng cao được năng lực cạnh tranh, khả năng doanh nghiệp Việt tiếp tục mất đơn hàng vào tay Ấn Độ hay Bangladesh là hiện hữu.

Rốt ráo tái cấu trúc

Thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) ghi nhận, trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dệt may ước đạt hơn 8,7 tỷ USD, giảm 18,63% so với cùng kỳ năm 2022.

Việc sụt giảm đơn hàng khiến những doanh nghiệp đã có vị thế vững chắc nhiều năm qua như May 10 cũng phải rốt ráo tái cấu trúc. Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 Thân Đức Việt cho biết, đây là lần tái cấu trúc toàn diện hiếm có:

“May 10 sẽ định vị lại doanh nghiệp với việc áp dụng chuyển đổi số, sử dụng năng lượng tái tạo, nguyên liệu xanh để đáp ứng tiêu chuẩn và phát triển, bao gồm việc định vị về sản phẩm, thị trường và về quản trị, công nghệ, mô hình sản xuất”.

Cục Hải quan TP. HCM cũng ghi nhận, hoạt động xuất nhập khẩu giảm đáng kể trong 3 tháng đầu năm, đặc biệt, lượng hàng qua đường hàng không giảm từ 30-40% so với cùng kỳ 2022. Cơ quan này nhận định, tình hình xuất, nhập khẩu trong quý II/2023 không khả quan.

Ghi nhận suy giảm về xuất khẩu, Tổng cục Thống kê cho rằng, nguyên nhân là do kinh tế thế giới phục hồi chậm với chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn. Điều này ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Tình trạng đơn hàng suy giảm cũng được nhiều doanh nghiệp, hiệp hội cảnh báo từ quý III/2022. Đến nay, tình hình vẫn chưa có chiều hướng thay đổi.

Tìm giải pháp với thị trường trong nước

Báo cáo xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng quý I và dự báo quý II/2023 được Tổng cục Thống kê thực hiện cho thấy, có 59,9% doanh nghiệp nhận định số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới quý I/2023 tăng và giữ nguyên so với quý IV/2022 (16,9% tăng, 43% giữ nguyên), tỷ lệ nhận định có đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm là 40,1%.

Như vậy, doanh nghiệp khá bi quan về lượng đơn hàng mới. Theo các chuyên gia, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt. Đơn cử, mặt hàng thủy sản sẽ bị cạnh tranh mạnh từ các đối thủ cạnh tranh sắp có/có hiệp định thương mại tự do song phương với Canada như: Ecuador, Indonesia, Ấn Độ.

Ngoài ra, mặt hàng dệt may sẽ bị cạnh tranh bởi các đối thủ vừa được ký gia hạn hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập như: Bangladesh, Sri Lanka, Campuchia, El Salvador, Haiti, Ai Cập... Mặt hàng tấm pin năng lượng mặt trời có nhiều nguy cơ nếu Hoa Kỳ quyết định áp thuế chống bán phá giá sản phẩm này của Trung Quốc và các nước sử dụng đầu vào từ Trung Quốc.

Bộ Công thương cho biết, sẽ bám sát tình hình quốc tế và trong nước, dự báo sát tình hình từ cuối năm 2022 và đã thực hiện nhiều giải pháp như: Tổ chức Hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; Kết nối cung cầu giữa các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam với các nhà cung cấp nước ngoài.

Bên cạnh tìm các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Lê Quốc Phương cho rằng, khi xuất khẩu gặp khó khăn thì vai trò của thị trường trong nước rất quan trọng. “Phải áp dụng tất cả giải pháp để khuyến khích thị trường trong nước phát triển hơn”, ông Phương nói.

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường đánh giá tình hình quý I/2023 tương đối khó khăn. Trong quý I, toàn ngành làm thủ tục đối với kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng 154 tỷ USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 79 tỷ USD, giảm 11,9%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 75 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ. Đáng lưu ý, tốc độ giảm này ngày càng tăng, gây ảnh hưởng tới thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu.

Theo Giao thông
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nhận diện Cát Liên Hoa: DN liên quan Novaland vừa nhận 'tráp' phạt từ UBCKNN

Nhận diện Cát Liên Hoa: DN liên quan Novaland vừa nhận 'tráp' phạt từ UBCKNN

(VNF) - Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Cát Liên Hoa vừa cho biết đã nhận được quyết định xử phạt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Tổng thống Iran qua đời, châm ngòi một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt

Tổng thống Iran qua đời, châm ngòi một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt

(VNF) - Việc Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thiệt mạng có thể châm ngòi cho một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt tại quốc gia Trung Đông này.

Gần 1 năm đòi quyền lợi bảo hiểm, khách hàng mệt mỏi vì bị BSH 'phớt lờ'

Gần 1 năm đòi quyền lợi bảo hiểm, khách hàng mệt mỏi vì bị BSH 'phớt lờ'

(VNF) - Khách hàng tham gia gói bảo hiểm Muôn sắc Yêu thương, có quyền lợi chi trả bệnh bẩm sinh. Tuy nhiên, khi gửi hồ sơ làm bồi thường, bảo hiểm BSH đưa ra lý do từ chối chi trả: Bệnh này khách hàng đã biết trước, tính là bệnh có sẵn. Trong khi đó khách hàng khẳng định, chỉ khi đi khám ở Bệnh viện Việt Đức, mới phát hiện con bị bệnh.

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

(VNF) -Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị "chôn" vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

(VNF) - Dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính hiện đại. Ngân hàng số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt để các ngân hàng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

(VNF) - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, thời gian tới đây, thị trường bất động sản nói chung và thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng sẽ có nhiều khởi sắc, nhất là sau khi hệ thống pháp luật đã được tháo gỡ.

Khởi động lại kế hoạch thoái vốn tại FPT, SCIC gặp rào cản 'room ngoại'

Khởi động lại kế hoạch thoái vốn tại FPT, SCIC gặp rào cản 'room ngoại'

(VNF) - Ở danh sách bán vốn đợt 2, SCIC đã bổ sung loạt doanh nghiệp lớn đáng chú ý như FPT, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong,..., thêm tổng cộng 31 doanh nghiệp so với danh sách trước.

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

(VNF) - Theo Phó thủ tướng Lê Minh Khái, đã hoàn thành định giá 3 ngân hàng được chuyển giao bắt buộc và dự kiến trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc trong tháng 5.

KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

(VNF) - Vừa qua, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) đã tổ chức lễ triển khai dự án Basel III nhằm nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro với sự tư vấn của KPMG.

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

(VNF) - Kết thúc năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương (Vạn Hương Investoco)- chủ đầu tư dự án khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Hải Phòng) báo lỗ gần 62 tỷ đồng.

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

(VNF) - Dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính hiện đại. Ngân hàng số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt để các ngân hàng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.