Tài chính xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững

Vũ Chí Công - Thứ tư, 30/04/2025 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia. Trong bối cảnh này, tài chính xanh nổi lên như một xu hướng tất yếu, đóng vai trò then chốt trong việc định hình chính sách kinh tế hướng tới phát triển bền vững.

Các nền kinh tế tiên phong như Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã và đang dẫn đầu làn sóng chuyển đổi xanh, với những khung pháp lý chặt chẽ và dòng vốn khổng lồ được huy động để giảm thiểu tác động môi trường, đồng thời tạo động lực tăng trưởng dài hạn.

Tại Việt Nam, một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, tài chính xanh, đặc biệt là trái phiếu xanh, đang mở ra cơ hội lớn để thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 (net-zero) vào năm 2050. Tuy nhiên, để hiện thực hóa tiềm năng này, Việt Nam cần vượt qua những rào cản về chính sách, tiêu chuẩn và nguồn nhân lực.

Làn sóng chuyển đổi trên toàn cầu

Thị trường tài chính xanh toàn cầu đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc. Theo báo cáo năm 2024, tổng giá trị tài chính khí hậu và bền vững đạt 5,87 nghìn tỷ USD, với dự báo tăng trưởng 20% mỗi năm trong giai đoạn 2025-2034. Climate Bonds Initiative ước tính thế giới cần huy động khoảng 9 nghìn tỷ USD mỗi năm trong thập kỷ này để chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp.

Các quốc gia tiên phong đã triển khai những chính sách và sáng kiến mạnh mẽ để dẫn dắt xu hướng này. Trong đó, EU cam kết đầu tư 250 tỷ euro (282,64 tỷ USD) vào trái phiếu xanh trong chương trình Next Generation EU, với 65 tỷ euro (73,48 tỷ USD) đã được phát hành tính đến cuối năm 2024. Bộ tiêu chuẩn phân loại xanh EU Taxonomy, ra mắt năm 2021, giúp định hướng dòng vốn tư nhân vào các dự án bền vững, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả.

Mỹ cũng đưa ra Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) năm 2022, đã phân bổ 369 tỷ USD cho năng lượng sạch, thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo và công nghệ giảm phát thải, đưa Mỹ trở thành một trong những thị trường tài chính xanh lớn nhất thế giới.

Tại Hàn Quốc, với kế hoạch tài chính xanh trị giá 313 tỷ USD, quốc gia này đặt mục tiêu cắt giảm 40% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 so với mức năm 2018, tập trung vào năng lượng tái tạo và công nghệ xanh.

Bên cạnh đó, tại Nhật Bản, quốc gia này cũng dự kiến đầu tư 1,1 nghìn tỷ USD vào năng lượng sạch và phát hành 20 nghìn tỷ yên (139,36 tỷ USD) trái phiếu chuyển đổi khí hậu, tạo nền tảng cho chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững.

Những sáng kiến này không chỉ thể hiện cam kết mạnh mẽ trong ứng phó biến đổi khí hậu mà còn khẳng định vai trò của tài chính xanh trong việc định hình tương lai kinh tế toàn cầu. Trái phiếu xanh, với đặc tính huy động vốn dài hạn cho các dự án thân thiện môi trường như năng lượng tái tạo, xử lý nước thải, giao thông xanh và quản lý chất thải, đang trở thành công cụ tài chính chủ lực, mang lại nguồn vốn ổn định và giảm phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.

Việt Nam, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, ước tính thiệt hại khoảng 3,2% GDP mỗi năm do các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng. Cam kết đạt net-zero vào năm 2050 tại COP26 đã đặt Việt Nam vào tâm điểm của nỗ lực chuyển đổi xanh.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam cần huy động khoảng 368 tỷ USD (tương đương 6,8% GDP mỗi năm) từ nay đến năm 2050 để tài trợ các dự án năng lượng tái tạo, giao thông xanh, quản lý tài nguyên và thích ứng biến đổi khí hậu. Trái phiếu xanh, với kỳ hạn dài và khả năng thu hút vốn tư nhân, là công cụ lý tưởng để đáp ứng nhu cầu này.

Từ năm 2018, Việt Nam đã phát hành khoảng 1,34 tỷ USD trái phiếu xanh. Các tổ chức tiên phong như Vietcombank, BIDV, HDBank và EVN đã dẫn đầu trong việc huy động vốn cho các dự án năng lượng tái tạo và nông nghiệp bền vững. Điển hình, HDBank phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu xanh vào năm 2025, được Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) hỗ trợ và đạt xếp hạng “rất tốt” từ Moody’s.

Khung pháp lý trong nước cũng đang được hoàn thiện để hỗ trợ tài chính xanh. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 (Quyết định 1658/QĐ-TTg) đặt mục tiêu giảm 15% cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP vào năm 2030 và 30% vào năm 2050 so với năm 2014.

Cơ cấu năng lượng tái tạo được định hướng chiếm 15-20% tổng cung năng lượng sơ cấp vào năm 2030 và 25-30% vào năm 2050. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Chỉ thị 03/CT-NHNN, yêu cầu các ngân hàng thương mại tích hợp đánh giá rủi ro môi trường trong hoạt động tín dụng và ưu tiên vốn cho các dự án xanh, với mục tiêu tín dụng xanh chiếm 10% tổng dư nợ vào năm 2025 và 25% vào năm 2030.

Ông Vũ Chí Công, Giám đốc Quỹ đầu tư tác động VinaCarbon, Tập đoàn VinaCapital.

Những thách thức cần vượt qua

Mặc dù có nhiều tiềm năng, thị trường tài chính xanh tại Việt Nam đang đối mặt với những thách thức đáng kể. Điển hình như Việt Nam hiện chưa có bộ tiêu chuẩn phân loại xanh (taxonomy) quốc gia rõ ràng, dẫn đến sự mập mờ trong định nghĩa “dự án xanh”.

Mặc dù đã có một số ưu đãi như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho dự án xanh hay cơ chế giá ưu đãi cho năng lượng tái tạo, các chính sách dành riêng cho đầu tư tài chính xanh vẫn còn hạn chế. Thông tư 101/2021/TT-BTC giảm 50% chi phí đăng ký và giao dịch trái phiếu xanh, nhưng chưa đủ để khuyến khích doanh nghiệp tham gia rộng rãi.

Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm từ Singapore với Chương trình hỗ trợ trái phiếu bền vững (SBGS), hoàn trả tới 125.000 SGD (hơn 95.000 USD) chi phí thuê tư vấn độc lập, hoặc EU với các quỹ chuyển đổi xanh và ưu đãi lãi suất vay thấp.

Ngoài ra, sự thiếu hụt nhân lực được đào tạo bài bản về tài chính xanh là một rào cản lớn. Dù nhiều ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến ESG và tài chính bền vững, số lượng chuyên gia trong lĩnh vực này còn rất hạn chế.

Hiện nay, các chương trình đào tạo ngắn hạn từ Đại học Quản lý Singapore (SMU), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và IFC đã bước đầu nâng cao nhận thức, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu dài hạn. Việc tích hợp tài chính xanh vào chương trình giảng dạy đại học và khuyến khích các chứng chỉ quốc tế như CFA ESG Certificate hay ACCA Green Finance là cần thiết để xây dựng đội ngũ nhân lực mạnh mẽ.

Giải pháp chiến lược để thúc đẩy tài chính xanh

Để phát triển thị trường tài chính xanh, đặc biệt là trái phiếu xanh, Việt Nam cần triển khai các giải pháp đồng bộ như Chính phủ cần sớm ban hành Khung phân loại xanh quốc gia, dựa trên các thông lệ quốc tế như GBP của ICMA và EU Taxonomy, để thống nhất tiêu chí đánh giá dự án xanh.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần mở rộng các chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho lợi tức từ trái phiếu xanh, hỗ trợ chi phí phát hành và thành lập các quỹ bảo lãnh trái phiếu xanh để giảm rủi ro.

Tài chính xanh cần được đưa vào chương trình đào tạo chính quy tại các trường đại học, đồng thời tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn và khuyến khích các chứng chỉ quốc tế. Việt Nam cũng cần tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế như WB, ADB để xây dựng đội ngũ chuyên gia đạt chuẩn.

Các chương trình như SMU hay VNBA cần được mở rộng để đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng tăng. Thành lập các quỹ đầu tư xanh trong nước, kết hợp vốn từ các tổ chức quốc tế, sẽ giúp tài trợ các dự án quy mô lớn và thu hút nhà đầu tư ngoại.

Có thể nói, tài chính xanh trở thành chiến lược then chốt để Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu và đạt được mục tiêu net-zero vào năm 2050. Với các giải pháp đồng bộ và quyết tâm mạnh mẽ, Việt Nam không chỉ có thể thúc đẩy thị trường tài chính xanh mà còn khẳng định vị thế trong hành trình chuyển đổi sang nền kinh tế bền vững toàn cầu.

Thêm CTCK muốn bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu DIC Corp

Thêm CTCK muốn bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu DIC Corp

Tiêu điểm  - 7h
(VNF) - Gia đình Chủ tịch DIG bị công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu DIG vừa trải qua nhiều phiên giảm sàn liên tiếp. Kết phiên giao dịch sáng ngày 9/4, thị giá của DIG đã rơi xuống dưới 15.000 đồng/cp.
Thêm CTCK muốn bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu DIC Corp

Thêm CTCK muốn bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu DIC Corp

(VNF) - Gia đình Chủ tịch DIG bị công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu DIG vừa trải qua nhiều phiên giảm sàn liên tiếp. Kết phiên giao dịch sáng ngày 9/4, thị giá của DIG đã rơi xuống dưới 15.000 đồng/cp.

DIC Corp muốn bán 16 triệu cổ phiếu công ty con, thu về 220 tỷ

DIC Corp muốn bán 16 triệu cổ phiếu công ty con, thu về 220 tỷ

(VNF) - Sau khi bất ngờ thông báo dừng kế hoạch chào bán thêm 200 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, DIC Corp tiếp tục thông qua chủ trương bán tối đa 16,2 triệu cổ phiếu DC4 của DIC Holdings nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.

DIC Corp bất ngờ dừng thương vụ huy động vốn 3.000 tỷ đồng

DIC Corp bất ngờ dừng thương vụ huy động vốn 3.000 tỷ đồng

(VNF) - Vừa thông qua kế hoạch chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn và liên tục điều chỉnh sau đó, Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DICCorp, HoSE: DIG) mới đây lại bất ngờ thông báo dừng kế hoạch này.

Ý kiến ( )
Báo chí khai mở, giữ lửa cho hành trình xanh

Báo chí khai mở, giữ lửa cho hành trình xanh

(VNF) - Trong hành trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế, báo chí đóng vai trò quan trọng khi vừa đi đầu trong việc khai mở các khái niệm, xu hướng mới, vừa giữ lửa để thúc đẩy sự phát triển bền vững, đảm bảo các cam kết không chỉ dừng lại ở lời nói mà trở thành hành động thiết thực.

KCN Nam Cầu Kiền tham gia sàn giao dịch carbon vào năm 2026

KCN Nam Cầu Kiền tham gia sàn giao dịch carbon vào năm 2026

(VNF) - Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền phát triển theo mô hình sinh thái, ứng dụng số hóa quản lý phát thải, hướng tới Net Zero và tham gia thị trường tín chỉ carbon từ năm 2026.

Thưởng 1 tỷ đồng cho các ý tưởng Khởi nghiệp Xanh xuất sắc

Thưởng 1 tỷ đồng cho các ý tưởng Khởi nghiệp Xanh xuất sắc

(VNF) - Cuộc thi Khởi nghiệp Xanh lần thứ 11 có tổng giá trị giải thưởng được nâng lên gần 1 tỷ đồng, bao gồm tiền mặt và các gói hỗ trợ huấn luyện, truyền thông, kết nối thị trường, nhằm thúc đẩy các sáng kiến khởi nghiệp gắn với phát triển bền vững và khai thác hiệu quả tiềm năng bản địa.

Pháp trúng 'giải độc đắc' với kho báu hydro 92 tỷ USD lớn nhất thế giới

Pháp trúng 'giải độc đắc' với kho báu hydro 92 tỷ USD lớn nhất thế giới

(VNF) - Trong một phát hiện mang tính bước ngoặt, các nhà khoa học tại Pháp đã phát hiện được mỏ hydro tự nhiên khổng lồ nằm sâu dưới lòng đất Folschviller thuộc vùng Moselle, với trữ lượng ước tính lên tới 46 triệu tấn và giá trị thị trường khoảng 92 tỷ USD.

ESG trong ngân hàng: Nặng hình thức, thiếu tầm nhìn chiến lược

ESG trong ngân hàng: Nặng hình thức, thiếu tầm nhìn chiến lược

(VNF) - Việc tích hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào hoạt động ngân hàng không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh phát triển bền vững. Tuy nhiên, để ESG thực sự đi vào chiều sâu, ngành ngân hàng Việt Nam cần một hành lang pháp lý riêng, bộ máy chuyên trách, chiến lược đào tạo bài bản và hệ sinh thái hỗ trợ đồng bộ.

Tham vọng 'xanh hóa' của Hà Nội: Buộc dự án công dùng vật liệu tái chế

Tham vọng 'xanh hóa' của Hà Nội: Buộc dự án công dùng vật liệu tái chế

(VNF) - Từ năm 2025, toàn bộ công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách ở Hà Nội sẽ phải dùng vật liệu tái chế từ chất thải rắn xây dựng. Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 xử lý 90% lượng chất thải xây dựng, trong đó 60% được tái chế.

Hội Doanh nghiệp Xanh TP. HCM chính thức ra mắt

Hội Doanh nghiệp Xanh TP. HCM chính thức ra mắt

(VNF) - Hội Doanh nghiệp Xanh TP. HCM (HGBA) chính thức ra mắt vào chiều 10/6 nhằm tập hợp các một lực lượng tiên phong trong hành trình xây dựng nền kinh tế xanh.

Nguyên nhân khiến các tập đoàn công nghệ tăng phát thải carbon gấp 2,5 lần

Nguyên nhân khiến các tập đoàn công nghệ tăng phát thải carbon gấp 2,5 lần

(VNF) - Lượng khí thải nhà kính từ các công ty công nghệ lớn trên toàn cầu đã tăng 150% trong giai đoạn 2020-2023. Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo và hoạt động của các trung tâm dữ liệu là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này, với các tên tuổi lớn như Amazon, Microsoft, Meta và Alphabet ghi nhận mức tăng đáng kể.

Năng lượng sạch toàn cầu hút 2.200 tỷ USD, gấp đôi nhiên liệu hóa thạch

Năng lượng sạch toàn cầu hút 2.200 tỷ USD, gấp đôi nhiên liệu hóa thạch

(VNF) - Chi tiêu cho năng lượng sạch tăng mạnh đẩy tổng đầu tư năng lượng toàn cầu năm 2025 lên mức kỷ lục 3.300 tỷ USD, với Trung Quốc dẫn đầu xu hướng chuyển dịch.