Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
“Ngựa non” trong lĩnh vực hàng không
Theo số liệu mà các hãng hàng không ghi nhận, trong 6 tháng qua đã có sự dịch chuyển đáng kể tại thị trường hàng không nội địa. Cụ thể, tổng khách vận chuyển đạt 18,3 triệu khách, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2018, với thị phần như sau: Vietnam Airlines chiếm 35,08%, VASCO là 1,7%, Vietjet chiếm 41,34%, Jetstar Pacific chiếm 14,8% và Bamboo Airways chiếm 7,06%.
Đối chiếu trên bảng thị phần bay nội địa này, với Vietnam Airlines, trong 6 tháng đầu năm vẫn duy trì lượng hành khách ổn định, cụ thể, từ tháng 1/2019, hãng này vẫn vận tải khoảng trên 35% thị phần khách nội địa hàng không. Con số này vẫn giữ nguyên cho đến tháng 6/2019.
Cùng đó, hãng này cũng ghi nhận mức lãi 1.650 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2019, vượt chỉ tiêu kế hoạch 30%, tổng doanh thu 51.662 tỷ đồng.
Còn đối với Bamboo Airways, từ một tân binh chưa nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không, nên việc hãng này lựa chọn một số “đường bay khó” như Hà Nội – Vinh và Hải Phòng – Cần Thơ được cho là khá dũng cảm.
Điều này đã nhanh chóng trở thành bài học khi rất nhanh sau đó, nhận thấy không hiệu quả, hãng đã dừng bay và tập trung cho 24 đường bay khác. Sự điều chỉnh này được cho là kịp thời để giảm mức thiệt hại, tăng sự ưu tiên đầu tư cho các đường bay chiến lược.
Nhờ đó, lượng khách của Bamboo Airways tăng vọt chỉ sau 6 tháng hoạt động. Báo cáo chỉ rõ, tính từ tháng 1/2019, hãng chỉ chiếm 1,1% thị phần hàng không nội địa, nhưng đến tháng 6/2019, hãng đã giành tới 7,06% thị phần (tăng tới 6%), đạt khoảng 915.000 lượt khách.
Đây được cho là kết quả khá kỳ tích vì nên nhớ một số đường bay của Bamboo Airways lựa chọn trong thời gian qua vắng khách.
Vietjet sụt giảm thị phần nội địa
Đối với Jestar Paciffic, tính từ tháng 1/2019, hãng chiếm 14,36% thị phần, đến tháng 6/2019, có ghi nhận sự tăng trưởng không đáng kể khoảng 14,8%, vận tải đạt trên 2,6 triệu lượt khách.
Lãnh đạo Jestar Paciffic cho biết: “dù số ghế cung ứng nội địa của Jetstar Pacific chỉ tăng 0,5%, nhưng khách nội địa bay cùng Hãng tiếp tục tăng trưởng 1,3%, hệ số sử dụng ghế tăng thêm 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng doanh thu của hãng đạt 4.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 122,3 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái)”
Còn với VASCO, thị phần hãng này chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số lượng khách vận tải và gần như không có biến động mạnh.
Riêng với hãng hàng không Vietjet, trong 6 tháng đầu năm 2019, hãng này đã hụt tới 6% lượng khách tại thị phần nội địa. Cụ thể, trong tháng 1/2019, hãng chiếm tới 47,08% thị phần nhưng tới tháng 6/2019 đã giảm xuống còn 41,34%. Điều này cho thấy, từ khi Bamboo Airways xuất hiện, thị trường hàng không nội địa đã có sự “xoay trục” đáng kể.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, hiện Bamboo Airways tuyên bố đang hướng đến mục tiêu “hãng hàng không 5 sao”, tuy nhiên, giá vé hãng này lại ở mức thấp hơn Vietnam Airlines và cao hơn Vietjet đôi chút.
Cùng đó, hãng này được hành khách đánh giá là phục vụ khá ổn từ dịch vụ mặt đất đến các dịch vụ trên máy bay. Cụ thể, dù chuyến bay dài hay ngắn hành khách đều được miễn phí đồ ăn và nước uống… Ngoài ra, tỷ lệ bay đúng giờ của Bamboo hiện cũng khá cao và ít bị phàn nàn vì chậm, huỷ chuyến.
Tới đây, với mục tiêu “mở cửa bầu trời”, chắc chắn Việt Nam sẽ có thêm nhiều hãng hàng không khác để phá thế độc quyền. Đây sẽ là cuộc cạnh tranh khốc liệt, vì thế, ngay từ bây giờ, các hãng cần thay đổi từ quản trị, chiến lược, đến giá vé, dịch vụ, chất lượng, an toàn bay…. Qua đó, đem đến cho người dân những sản phẩm tốt hơn, chất lượng hơn và sẽ có nhiều người dân Việt được tiếp cận với lĩnh vực hàng không.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.