Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo báo cáo mới được Tổng cục Thống kê công bố, GDP quý I của Việt Nam ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.
Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng gần 3%, đóng góp 6,1% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,3%, đóng góp 41,7%; khu vực dịch vụ tăng 6,1%, đóng góp 52,2%.
Về cơ cấu nền kinh tế quý I, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,7%; khu vực dịch vụ chiếm 43,5%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm trên 9%.
Về sử dụng GDP quý I, tiêu dùng cuối cùng tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 56,8% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 4,7%, đóng góp 24%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 18%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 17,1%, chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 19,2%.
Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng gần 3%, đóng góp 6,1% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,3%, đóng góp 41,7%; khu vực dịch vụ tăng 6,1%, đóng góp 52,2%.
Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý I ước đạt 6,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,7%), đóng góp hơn 2 điểm % vào tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của nền kinh tế quý I với tốc độ tăng gần 7%, đóng góp 1,7 điểm % vào mức tăng trưởng chung.
Về cơ cấu nền kinh tế quý I, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,7%; khu vực dịch vụ chiếm 43,5%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm trên 9%.
Về sử dụng GDP quý I, tiêu dùng cuối cùng tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 56,8% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 4,7%, đóng góp 24%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 18%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 17,1%, chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 19,2%.
Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong quý đầu năm, cả nước có 59.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có gần 20.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường giai đoạn này là 73.900 doanh nghiệp, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có gần 24.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Như vậy, so sánh số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong quý I, tổng số doanh nghiệp cả nước giảm 14.100 doanh nghiệp, bình quân một tháng giảm 4.700 doanh nghiệp.
Về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành quý I ước đạt 1.537 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2023 tăng 14%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5% (quý I/2023 tăng 10%).
Tính chung quý I, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt hơn 4,6 triệu lượt người, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19. Số lượt người Việt Nam xuất cảnh trong quý là 1,2 triệu lượt, tăng 12%.
Tính chung quý I, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17% đạt trên 93,1 tỷ USD; nhập khẩu tăng 14%, đạt gần 85 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.
Kết quả GDP quý 1/2024 khá sát với dự báo của Ngân hàng UOB Việt Nam. Trong báo cáo mới nhất công bố đầu tháng 3 này, UOB kỳ vọng tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 5,5% so với cùng kỳ, do ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
UOB dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024, nằm trong mục tiêu chính thức là 6-6,5%. Áp lực lạm phát sẽ tiếp tục tăng, với dự báo CPI toàn phần sẽ tăng lên mức 3,8% vào năm 2024, từ mức 3,25% vào năm 2023.
Trong báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam vừa công bố, Ngân hàng Standard Chartered giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của cả năm 2024 ở mức 6,7%, trong đó GDP sẽ tăng tốc từ 6,2% trong nửa đầu năm lên mức 6,9% trong nửa cuối năm.
Theo ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế Việt Nam và Thái Lan thuộc Ngân hàng Standard Chartered, mặc dù khả năng tăng trưởng quý 1 có chậm lại nhưng Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi. Standard Chartered dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ lãi suất tái cấp vốn ở mức 4,5% cho đến hết quý 3/2024 và tăng 50 điểm cơ bản trong quý 4, trước lo ngại về lạm phát do tăng trưởng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.