Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tập đoàn Phát triển Năng lượng Gulf (Thái Lan) đã có đề xuất với tỉnh Nam Định về xây dựng dự án đầu tư Trung tâm điện khí LNG công suất 1.500-3.000MW và Kho cảng LNG đầu mối khu vực phía Bắc có khả năng tiếp nhận tàu 200.000 DWT tại Nam Định.
Tập đoàn Gulf mong muốn hợp tác cùng Tập đoàn Taekwang (Hàn Quốc) - đơn vị chủ đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Nam Định 1 - về việc cùng hợp tác đầu tư dự án Nhiệt điện Nam Định 1 theo hướng chuyển đổi từ nhiệt điện than sang sử dụng khí LNG.
Theo Tập đoàn Gulf, việc phát triển một nhà máy nhiệt điện LNG chỉ cần khoảng 100ha đất, trong khi hiện quỹ đất Nam Định dành cho dự án Nhà máy nhiệt điện Nam Định 1 là 300ha. Vì vậy, với 200ha đất còn lại, Gulf đề xuất việc khảo sát, đầu tư thêm một dự án điện khí LNG số 2 và thiết lập một Trung tâm điện khí LNG tại địa phương.
Đồng thời, đầu tư một kho cảng LNG đầu mối khu vực phía Bắc với mục đích hỗ trợ các dịch vụ tiện ích phục vụ hoạt động của Trung tâm điện khí LNG và cung ứng thêm các dịch vụ logistic về điện khí cho các doanh nghiệp cùng ngành tại các địa phương lân cận trong khu vực miền Bắc.
Gulf gợi ý việc đặt nhà máy điện khí LNG tại Nam Định bởi Nam Định là địa phương phù hợp để đầu tư các dự án năng lượng LNG do gần các trung tâm phụ tải điện của miền Bắc (Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng…); gần các trung tâm công nghiệp có nhu cầu lớn về gas như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh và thuận tiện trong chia sẻ, cung ứng LNG đến các dự án nhà máy nhiệt điện LNG tại Thái Bình, Nghi Sơn, Quỳnh Lập.
Trước đó, tập đoàn này đã ký một thỏa thuận hợp tác nghiên cứu tiềm năng phát triển dự án điện khí công suất 6.000MW và kho cảng LNG Cà Ná tại tỉnh Ninh Thuận.
Gulf là tập đoàn sản xuất điện tư nhân lớn nhất Thái Lan. Hiện tại, Gulf sở hữu hơn 35 dự án điện đang vận hành và phát triển/thi công, đồng thời không ngừng mở rộng ra thị trường quốc tế tại Mỹ, Đức, Oman, Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn bao gồm nhiệt điện, năng lượng tái tạo, hạ tầng kỹ thuật và cung cấp khí… Tính đến 30/6/2023, tổng tài sản của Tập đoàn đã đạt 12,82 tỷ USD, lợi nhuận ròng năm 2022 đạt 326 triệu USD.
Tại Việt Nam, Tập đoàn Gulf đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực năng lượng tái tạo với các dự án năng lượng mặt trời GTN1 (69MW) và GTN2 (50MW) tại tỉnh Tây Ninh; hai dự án điện gió tại tỉnh Gia Lai mỗi dự án công suất 50 MW; và dự án điện gió Bình Đại (128MW) giai đoạn 1 tại tỉnh Bến Tre.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.