Thành bại của giới tỷ phú thế giới: Điểm nhấn cặp đôi người Ấn

Thanh Tú - 28/04/2022 08:28 (GMT+7)

(VNF) - Trong khi đa phần giới tỷ phú thế giới chứng kiến tài sản sụt giảm trong 3 tháng đầu năm 2022 thì tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani lại có khởi đầu thuận lợi khi ghi nhận tài sản tăng thêm tới hơn 40 tỷ USD, là người kiếm được nhiều tiền nhất trong quý I năm nay.

VNF
Hai tỷ phú giàu nhất Ấn Độ Gautam Adani và Mukesh Ambani.

Tỷ phú Ấn Độ lên ngôi

Tạp chí Forbes của Mỹ vừa công bố danh sách các tỷ phú giàu nhất thế giới trong năm 2022 và người đứng đầu danh sách vẫn là cái tên quen thuộc Elon Musk, CEO hãng xe điện Tesla. Dù vậy, kể từ đầu năm tới ngày 15/4, tài sản của vị tỷ phú này đã giảm tới 19,7 tỷ USD, còn 261 tỷ USD bởi sự sụt giá của cổ phiếu Tesla sau khi ông tuyên bố muốn “mua đứt” công ty công nghệ Twitter.

Xếp thứ 2 trong danh sách tỷ phú là ông chủ Amazon Jeff Bezos, người chứng kiến tài sản giảm tới 16,1 tỷ USD, còn 176 tỷ USD. Chủ tịch tập đoàn thời trang xa xỉ LVMH của Pháp Bernard Arnault là người đứng ở vị trí thứ 3. Ông ghi nhận tài sản “bay hơi” mạnh nhất khi giảm tới 34,7 tỷ USD, còn 143 tỷ USD.

Đi ngược với xu thế này, nhà tài phiệt Ấn Độ Gautam Adani, người có đế chế kinh doanh bao trùm các lĩnh vực cảng, mỏ và năng lượng xanh, đã kiếm thêm 41,9 tỷ USD kể từ đầu năm tới ngày 15/4. Với khối tài sản 118 tỷ USD, tỷ phú Adani hiện xếp thứ 6 trong top 10 tỷ phú giàu nhất thế giới của Bloomberg, cũng là người giàu nhất châu Á.

Người kiếm được nhiều tiền thứ hai là tỷ phú Mỹ Warren Buffett, Chủ tịch kiêm CEO đế chế đầu tư Berkshire Hathaway. Tài sản của ông đã tăng 15,6 tỷ USD lên 125 tỷ USD khi cổ phiếu hãng đầu tư Berkshire Hathaway tăng hơn 10% kể từ đầu năm tới nay, mặc xu hướng giảm của toàn thị trường. Cũng khá bất ngờ khi trong quý I/2022, những tỷ phú kiếm tiền nhiều nhất thế giới chủ yếu đến từ đất nước Ấn Độ chứ không phải từ Mỹ như thường lệ.

Tỷ phú Mukesh Ambani là một cái tên ấn tượng khác khi tài sản của ông tăng thêm 8,24 tỷ USD kể từ đầu năm tới nay. Hiện ông là tỷ phú giàu thứ 11 thế giới và giàu thứ 2 của Ấn Độ. Với khối tài sản ròng 98,5 tỷ USD, ông chỉ thiếu 1,5 tỷ USD là có thể góp mặt trong danh sách siêu tỷ phú sở hữu trên 100 tỷ USD.

Hai tỷ phú giàu nhất Ấn Độ là Gautam Adani và Mukesh Ambani có điểm chung ở chỗ họ đều là những người xây dựng nên “đế chế” kinh doanh dựa vào các nhiên liệu truyền thống là năng lượng hoá thạch hoặc than. Và giờ đây, họ cũng đều xoay trục sang các lĩnh vực kinh doanh mà chính quyền Ấn Độ xem là quan trọng đối với việc xây dựng quốc gia và đáp ứng các mục tiêu kinh tế dài hạn của đất nước.

Tỷ phú Adani được xem là tấm gương khởi nghiệp ở Ấn Độ. Vị tỷ phú 59 tuổi này đã gây dựng một công ty nhỏ buôn vật tư trở thành một tập đoàn đa lĩnh vực. Ông đã tích lũy gần như toàn bộ tài sản của mình trong 2 năm qua nhờ sự chuyển hướng sang năng lượng tái sinh và hạ tầng xanh. Điều này giúp công ty ông nhận được đầu tư lớn từ các công ty như Total SE và Warburg Pincus của Pháp. Ông cũng đang khai thác các mối quan hệ đối tác tiềm năng ở Saudi Arabia, trong đó có khả năng ông sẽ mua lại cổ phần của nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Cũng giống như ông Adani, tỷ phú Ambani, Chủ tịch Tập đoàn dầu khí và hóa dầu khổng lồ Reliance Industries Ltd, cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các ngành công nghiệp mới như thương mại điện tử và công nghệ. Tập đoàn ông đã nhận được hàng tỷ USD đầu tư từ các gã khổng lồ công nghệ Mỹ như Facebook và Google.

Hai vị tỷ phú Ấn Độ này thay phiên nhau giữ vị trí tỷ phú giàu nhất châu Á trong những tháng qua, bỏ xa tỷ phú Trung Quốc Zhong Shanshan (Chung Thiểm Thiểm), người từng nắm giữ vị trí này vào thời điểm đầu năm 2021. Tài sản của “ông vua nước đóng chai Trung Quốc” đã giảm 8,86 tỷ USD kể từ đầu năm tới nay trong bối cảnh giới chức Trung Quốc tiếp tục siết chặt quản lý các tập đoàn lớn khiến việc kinh doanh có phần khó khăn hơn.

Theo danh sách tỷ phú của Forbes, tổng số tỷ phú Mỹ trong năm 2022 đã tăng 11 người so với năm ngoái, lên 735 người. Tổng tài sản của các tỷ phú Mỹ cũng tăng thêm 300 tỷ USD. Trong khi đó, Ấn Độ ghi nhận số tỷ phú tăng thêm 26 người lên 166 người với tổng tài sản tăng thêm 154 tỷ USD.

Tài sản giới tỷ phú Nga “lao dốc không phanh”

Giới tài phiệt Nga đã chứng kiến tài sản sụt giảm mạnh sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine khiến các nước phương Tây trút xuống hàng loạt lệnh trừng phạt. Theo danh sách tỷ phú thế giới mà Forbes vừa công bố, tổng số tỷ phú USD của Nga đã giảm 34 người so với năm ngoái. Tổng tài sản của các tỷ phú này cũng giảm 263 tỷ USD còn 320 tỷ USD.

Loạt lệnh trừng phạt của Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã khiến cổ phiếu của các tập đoàn hàng đầu của Nga sụt giá nghiêm trọng. Theo thống kê của Bloomberg Billionaires Index, tài sản của 10 tỷ phú Nga đã “bay hơi” hơn 45 tỷ USD kể từ đầu năm tới ngày 15/4.

Việc Mỹ và các nước đồng minh phương Tây đóng băng tài sản của những nhà tài phiệt hàng đầu nước Nga và những tỷ phú Nga có mối quan hệ mật thiết với Tổng thống Vladimir Putin đồng nghĩa sẽ không còn những giao dịch được diễn ra đối với những tài sản mà họ sở hữu. Dù các chuyên gia nhận định những lệnh trừng phạt này có thể chẳng thấm vào đâu so với khối tài sản khổng lồ mà các tỷ phú Nga đang sở hữu, nhưng nó sẽ để lại những hệ lụy vô cùng to lớn.

Căn cứ theo bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg, tỷ phú Gennady Timchenko là người chứng kiến tài sản giảm sâu nhất trong số các tài phiệt Nga. Được biết ông Timchenko là con trai một sĩ quan quân đội Liên Xô, người đã gặp và kết bạn với Tổng thống Putin đầu những năm 1990, hiện ông có khối tài sản khoảng 12,4 tỷ USD, giảm 10 tỷ USD so với đầu năm. Phần lớn tài sản của ông có được từ cổ phần trong tập đoàn sản xuất và xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) hàng đầu tại Nga là Novatek.

Tài sản của Leonid Mikhelson, một cổ đông lớn khác của Novatek, cũng bị “xóa sổ” 9,23 tỷ USD kể từ đầu năm tới ngày 15/4. “Ông trùm thép” Alexey Mordashov, người nắm giữ cổ phần lớn nhất của Severstal - một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất nước Nga, cũng ghi nhận tài sản giảm 7,25 tỷ USD.

Theo Bloomber, các tỷ phú Nga đã âm thầm thực hiện một loạt động thái để bảo vệ tài sản của mình. Những tiết lộ từ hồ sơ bí mật của các công ty cho thấy giới siêu giàu Nga đã rục rịch chuyển đổi cổ phần sở hữu, từ bỏ vai trò trong hội đồng quản trị và từ bỏ quyền kiểm soát. Tất cả đều là một phần của cuộc chạy đua trước các lệnh trừng phạt của Mỹ, Anh và EU, nhằm cơ cấu lại tài sản trong khả năng tốt nhất có thể.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

(VNF) - Đến cả nhóm ngành ảm đạm như bảo hiểm giờ cũng nhận dòng tiền đột biến, phần nào cho thấy “sóng tăng” hiện tại trên TTCK không tầm thường.

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành lãi suất hài hòa, hợp lý, đồng bộ với điều hành tỷ giá và các công cụ chính sách tiền tệ khác; phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay.

Lễ tuyên thệ của Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Lễ tuyên thệ của Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Chiều 20/5, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức, sau khi được Quốc hội khóa XV bầu và thông qua nghị quyết với 100% đại biểu có mặt tán thành.

Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

(VNF) - Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, phương Tây đã giáng cho Moscow hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm làm tê liệt nguồn tài chính của nước này và buộc Nga phải nhanh chóng chấm dứt chiến sự. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm, chiến sự vẫn tiếp diễn và Điện Kremlin đang ca ngợi nền kinh tế vững mạnh của mình.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VEF) - Với 475/475 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026.

Nhận diện Cát Liên Hoa: DN liên quan Novaland vừa nhận 'tráp' phạt từ UBCKNN

Nhận diện Cát Liên Hoa: DN liên quan Novaland vừa nhận 'tráp' phạt từ UBCKNN

(VNF) - Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Cát Liên Hoa vừa cho biết đã nhận được quyết định xử phạt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Tổng thống Iran qua đời, châm ngòi một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt

Tổng thống Iran qua đời, châm ngòi một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt

(VNF) - Việc Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thiệt mạng có thể châm ngòi cho một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt tại quốc gia Trung Đông này.

Gần 1 năm đòi quyền lợi bảo hiểm, khách hàng mệt mỏi vì bị BSH 'phớt lờ'

Gần 1 năm đòi quyền lợi bảo hiểm, khách hàng mệt mỏi vì bị BSH 'phớt lờ'

(VNF) - Khách hàng tham gia gói bảo hiểm Muôn sắc Yêu thương, có quyền lợi chi trả bệnh bẩm sinh. Tuy nhiên, khi gửi hồ sơ làm bồi thường, bảo hiểm BSH đưa ra lý do từ chối chi trả: Bệnh này khách hàng đã biết trước, tính là bệnh có sẵn. Trong khi đó khách hàng khẳng định, chỉ khi đi khám ở Bệnh viện Việt Đức, mới phát hiện con bị bệnh.

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

(VNF) -Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị "chôn" vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.