Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII.
Tại kết luận này Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm trong việc quản lý thực hiện quy hoạch Điện VII điều chỉnh.
Theo đó, với việc lập, phê duyệt quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia và cấp tỉnh đến năm 2020 theo yêu cầu tại Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg, Thanh tra Chính phủ khẳng định Bộ Công Thương có trách nhiệm tổ chức thực hiện, cập nhật và điều chỉnh quy hoạch trước thời thời hạn đã không thực hiện, mặc dù pháp luật cho phép.
Về việc phê duyệt bổ sung 168 dự án nguồn điện mặt trời với tổng công suất 14.707 MW vào quy hoạch điện lực các cấp trong giai đoạn 2016 -2020, Thanh tra Chính phủ cho biết trong giai đoạn này, Bộ Công Thương đã phê duyệt 92 dự án trong giai đoạn 2016 – 2020 là không có căn cứ pháp lý về quy hoạch và vi phạm khoản 1 Điều 4 Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg.
Ngoài ra, theo Thanh tra Chính phủ, tổng công suất nguồn điện mặt trời đến năm 2020 được phê duyệt tại Quy hoạch Điện VII điều chỉnh là 850 MW, Tuy nhiên, Bộ Công thương đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung riêng lẻ 54 dự án với tổng công suất 10.521 MW vào Quy hoạch Điện VII điều chỉnh trên cơ sở đề nghị của UBND các tỉnh xuất phát từ đề nghị của chủ đầu tư, trong khi không lập Quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia đến năm 2020 theo yêu cầu tại Khoản 2 Điều 4 Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg. Vì vậy, việc phê duyệt 54 dự án với công suất 10.521 MW là không có căn cứ pháp lý về quy hoạch, vi phạm khoản 1 Điều 4 Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg.
Cũng theo Thanh tra Chính phủ, việc Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời không quá 50MW vào Quy hoạch điện lực cấp tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung các Dự án Điện mặt trời trên 50MW vào quy hoạch điện VII điều chỉnh trên cơ sở đề nghị của UBND các tỉnh xuất phát từ đề nghị của các chủ đầu tư dự án mà không lập quy hoạch điều chỉnh, không lập quy hoach theo quy định tài khoản 2 Điều 4 Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg để làm căn cứ, cơ sở cho việc quản lý đầu tư theo đúng trình tự quy định dẫn đến việc phê duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời không có căn cứ pháp lý về mặt quy hoạch, không có căn cứ pháp lý, không có tính tổng thể, không có cơ sở để quản lý, kiểm soát việc phê duyệt, bổ sung, không phù hợp với Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Ngoài ra còn không đảm bảo cạnh tranh trong thu hút đầu tư, không đảm bảo minh bạch, nguy cơ phát sinh cơ chế xin – cho.
“Việc phê duyệt 168 dự án điện mặt trời với tổng công suất 14707/850MW (cao gấp 17,3 lần so với tổng công suất được phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh) là không có căn cứ pháp lý về quy hoạch”, Thanh tra Chính phủ kết luận.
Những sai phạm nêu trên, theo Thanh tra Chính phủ, trách nhiệm thuộc về Bộ Công Thương. Ngoài ra còn có trách nhiệm liên quan của UBND các tỉnh trong việc đề xuất đầu tư dự án.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.