Thấy gì từ con số 18.600 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong quý I?

Thu Trang - 29/03/2020 09:13 (GMT+7)

Có hai nhóm nguyên nhân khiến doanh nghiệp dừng hoạt động trong quý I, trong đó phải kể đến tác động của đại dịch Covid-19.

VNF
Ông Nguyễn Bích Lâm – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, kinh tế thế giới suy giảm nhanh và ngày càng nghiêm trọng, số liệu thống kê được cơ quan chức năng công bố cho thấy GDP đạt mức 3,82% cho thấy đây là mức tăng trưởng khá so với khu vực và thế giới.

Điều này thể hiện nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong cuộc chiến hạn chế tác hại và tiến tới chấm dứt dịch bệnh này. Thế nhưng, có một khía cạnh đáng chú ý, cùng với bảng số liệu được công bố có 18.600 doanh nghiệp ngưng hoạt động, vẫn là những lời kêu cứu đang trên bờ vực phá sản của rất nhiều doanh nghiệp, ở nhiều lĩnh vực ngành nghề.

Phóng viên VOV phỏng vấn ông Nguyễn Bích Lâm – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về nội dung này.

Thưa ông, Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu khẳng định có 18.600 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong quý 1 năm nay. Tổng cục thống kê ghi nhận những nguyên nhân nào gây ra tình trạng này?

Ông Nguyễn Bích Lâm: Nguyên nhân chính số doanh nghiệp dừng như thế thì có hai nhóm nguyên nhân, nhóm nguyên nhân đầu tiên là do dịch bệnh Covid-19 làm cho nhu cầu tiêu thụ của người dân suy giảm, người dân người ta không đi lại nhiều sẽ ảnh hưởng đến cả người lao động. Đồng thời là điều kiện sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn hơn, nguyên vật liệu không đủ nên suy giảm. Suy giảm cả do nhu cầu của nền kinh tế bị suy giảm và nội lực của các doanh nghiệp không đủ, bởi vì trong tổng số doanh nghiệp như thế đến 98% và doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy mô lao động rất nhỏ, quy mô vốn rất nhỏ.

Doanh nghiệp quy mô nhỏ khi có những “cú sốc” thì khó có thể trang trải được. Ngay những doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước phát triển như Mỹ thì cũng đòi hỏi Chính phủ phải hỗ trợ rất lớn mới có thể không bị đóng cửa, không phá sản. Khi mà dập xong dịch thì các doanh nghiệp này sẽ lại tiếp tục sản xuất chứ không thể sản xuất trong thời kỳ dịch bệnh.

Ông suy nghĩ thế nào khi hầu hết tất cả các doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề đều đồng loạt kêu cứu?

Thực ra dịch Covid-19 ảnh hưởng đến tất cả ngành kinh tế, tất cả các lĩnh vực, doanh nghiệp kêu bởi vì họ khó khăn. Chúng ta cũng cần phải phân chia ra nhóm doanh nghiệp theo quy mô vừa và nhỏ như thế nào, hoạt động trong ngành kinh tế gì thì sẽ phải chịu tác động nhiều.

Chẳng hạn cùng là doanh nghiệp, cùng quy mô như nhau nhưng nếu hoạt động trong lĩnh vực lưu trú, ăn uống trong lĩnh vực vận tải, trong lĩnh vực hàng không, trong lĩnh vực du lịch thì chắc chắn là khó khăn hơn những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, trong lĩnh vực sản xuất của cải vật chất, như trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.

Cho nên chúng ta cần phải phân chia ra những nhóm doanh nghiệp, chúng ta xác định được mức độ khó khăn của họ. Từ đó, Chính phủ có giải pháp giúp cho các nhóm doanh nghiệp ấy tồn tại và khắc phục lại sản xuất khi chúng ta dập dịch xong.

Qua số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, chúng ta có thể xác định được cụ thể một vài ngành nghề, lĩnh vực nào là điển hình chịu tác động mạnh nhất?

Qua số liệu kinh tế của 3 tháng đầu năm và số liệu tổng mức bán lẻ suy giảm rất mạnh chúng tôi thấy nhóm về lưu trú, ăn uống suy giảm rất mạnh, du lịch suy giảm mạnh, nhóm vận tải đặc biệt vận tải hàng không suy giảm, vận tải đường bộ cũng suy giảm. Đó là những ngành, những nhóm mà nó ảnh hưởng rất mạnh từ Covid-19 đến kết quả sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, cũng có những ngành được hưởng lợi như tài chính, ngân hàng, ngành thông tin, truyền thông là những ngành tận dụng được những khó khăn để vươn lên. Câu chuyện này đây chúng ta cần phải đánh giá cụ thể từng ngành, từng lĩnh vực, từ đó có giải pháp hỗ trợ kịp thời. Các ngành phải có những giải pháp khác nhau và giải pháp thật cụ thể, làm sao giúp cho những doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể vượt qua được giai đoạn khó khăn.

Theo VOV
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
DIG liên tục thoái vốn, chuyển nhượng, giải thể công ty con

DIG liên tục thoái vốn, chuyển nhượng, giải thể công ty con

(VNF) - DIG trong thời gian gần đây liên tục thông qua các chủ trương về thoái vốn, chuyển nhượng dự án, giải thể công ty con. Đây có thể là động thái tái cơ cấu mạnh mẽ của doanh nghiệp sau khi quý I ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc.

Trung Quốc giáng một đòn kinh tế khác vào Nga

Trung Quốc giáng một đòn kinh tế khác vào Nga

(VNF) - Theo nhà phân tích dầu khí độc lập Mikhail Krutikhin, đường ống Power of Siberia (Sức mạnh Siberia) đầu tiên đã không có lãi ngay từ đầu vì mức giá mà Trung Quốc sẵn sàng trả cho khí đốt nhập khẩu thấp hơn nhiều lần so với mức trung bình mà châu Âu đã bỏ ra. Với đường ống thứ hai, họ có thể yêu cầu mức giá thấp hơn nữa.

Các 'ông lớn' địa ốc vào cuộc đua doanh thu

Các 'ông lớn' địa ốc vào cuộc đua doanh thu

(VNF) - Nhiều “đại gia” bất động sản đã đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng trong năm 2024. Điều này phản ánh sự kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp về sự khởi sắc của thị trường bất động sản

BĐS Đà Nẵng vào chu kỳ mới, giá chung cư lên tới 150 triệu/m2

BĐS Đà Nẵng vào chu kỳ mới, giá chung cư lên tới 150 triệu/m2

(VNF) - Sau thời gian trầm lắng, thị trường bất động sản Đà Nẵng ghi nhận sự sôi động nhiều dự án mới được khởi công, các dự án cũ sau thời gian tạm dừng nay cũng đã tái khởi động.

Trung tướng Nguyễn Văn Gấu làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

Trung tướng Nguyễn Văn Gấu làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

(VNF) - Trung tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2021 - 2026, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị phân công, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Trước khi bị khởi tố, ‘trùm cuối’ đội lái cổ phiếu KDM là ai?

Trước khi bị khởi tố, ‘trùm cuối’ đội lái cổ phiếu KDM là ai?

(VNF) - Ông Nguyễn Khánh Toàn (sinh năm 1979), người bị cáo buộc cầm đầu đường dây thao túng thị trường chứng khoán với cổ phiếu KDM từng tham gia điều hành một doanh nghiệp đình đám khác khác trên sàn.

Xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền, hết nguy cơ mất tiền trong tài khoản?

Xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền, hết nguy cơ mất tiền trong tài khoản?

(VNF) - Nhiều người băn khoăn xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền sẽ chặn được những loại lừa đảo nào và có còn nguy cơ mất tiền trong tài khoản không?

Đầu tư khu dân cư 1.000 tỷ, tiềm lực Địa ốc Phương Đông thế nào?

Đầu tư khu dân cư 1.000 tỷ, tiềm lực Địa ốc Phương Đông thế nào?

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh Địa ốc Phương Đông trúng đấu giá Dự án Khu dân cư nông thôn mới Minh Tân tại xã Minh Tân huyện Kiến Thụy, Hải Phòng với giá trúng đấu giá là hơn 190 tỷ đồng, tổng mức đầu tư dự án gần 1.000 tỷ đồng.

Kinh tế bấp bênh, người dân Trung Quốc đổ xô mua vé số

Kinh tế bấp bênh, người dân Trung Quốc đổ xô mua vé số

(VNF) - Doanh số bán xổ số tăng vọt, nhiều cửa tiệm "cháy hàng" khi nhiều người dân Trung Quốc tìm cách làm giàu nhanh chóng trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi chậm hơn mong đợi.

Coteccons được vinh danh trong danh sách Fortune Southeast Asia 500

Coteccons được vinh danh trong danh sách Fortune Southeast Asia 500

(VNF) - Fortune - tạp chí kinh doanh nổi tiếng toàn cầu lần đầu tiên công bố danh sách những công ty lớn nhất Đông Nam Á, trong đó, tính riêng về ngành xây dựng, Coteccons là đại diện vinh dự góp mặt trong danh sách này.

 'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

(VNF) - Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) là dự án đầu tiên do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore (VSIP) đầu tư tại Hà Tĩnh sẽ được khởi công vào ngày 25/6/2023.