'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo công văn gửi các đối tác cho thuê được đăng tải trên mạng xã hội, Thế Giới Di Động đề nghị được hỗ trợ không tính tiền thuê và không thanh toán 100% tiền thuê mặt bằng trong thời gian cửa hàng phải đóng cửa hoàn toàn, không kinh doanh theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan Nhà nước.
Không tính tiền thuê 70% và thanh toán 30% tiền thuê mặt bằng trong thời gian cửa hàng bị hạn chế bán hàng để phối hợp phòng chống dịch. Thời gian áp dụng từ 1/1 - 1/8/2021. Công văn đề nghị tiền thuê đã thanh toán sẽ cấn trừ vào các kỳ thanh toán tiếp theo, cũng như sẽ áp dụng cho đến hết hạn hợp đồng thuê nếu xảy ra các trường hợp bất khả kháng buộc cửa hàng phải tạm đóng cửa hoặc hạn chế bán hàng.
Liên quan vấn đề này, ông T.K.M., chủ mặt bằng cho biết, hợp đồng đã ký kết giữa hai bên không có điều khoản nào nêu rõ việc Thế Giới Di Động được tự ý giảm giá thuê mặt bằng khi chưa có sự đồng ý của người cho thuê mặt bằng. Theo ông M. quan sát, trong thời gian địa phương thực hiện giãn cách, các cửa hàng và cả Thế Giới Di Động vẫn mở cửa bình thường, chỉ hạn chế số người vào. Họ vẫn mở cửa, vẫn bán online và vẫn có doanh thu, lợi nhuận.
Ông cho biết thêm, nếu Thế Giới Di Động không xử lý vụ việc thỏa đáng, ông sẽ mời luật sư vào làm việc, tiến hành khởi kiện, không để đối tác "tự ý".
Trong khi đó, trả lời báo chí, đại diện Thế Giới Di Động cho biết, thời gian qua hệ thống gặp khó khăn do dịch bệnh bùng phát, nhiều cửa hàng phải đóng cửa hoàn toàn theo yêu cầu giãn cách.
Một số cửa hàng hoạt động cầm chừng. Đơn vị này đã bắt đầu liên hệ với chủ nhà để thương lượng. Chỉ có khoảng 10% chủ nhà "thiếu thiện chí", không muốn hỗ trợ. Số chủ nhà đồng ý hỗ trợ là khoảng 90%.
Theo luật sư Trần Vi Thoại, Giám đốc công ty luật IB Legal Vietnam, trong hợp đồng ký kết với hai bên nếu không có điều khoản thoả thuận về trường hợp nào được phép cắt giảm tiền thuê, nếu tự ý cắt giảm tiền thuê mà chưa được sự đồng ý của bên cho thuê thì công ty đã vi phạm hợp đồng.
Để được cắt giảm tiền thuê thì hai bên phải phải tiến hành thương lượng và phải được sự đồng ý của bên cho thuê. Trong trường hợp bên cho thuê không đồng ý, thì không được tự ý cắt giảm. Hợp đồng thuê sẽ hết chấm dứt khi hết hạn theo thời gian đã ký kết.
Tuy nhiên, luật sư Thoại cho rằng, trong thời điểm hiện nay, ảnh hưởng của dịch bệnh, các đơn vị kinh đoanh đều bị ảnh hưởng dù có mở ra cũng không đủ doanh thu như trước đây. Trong khi đó, các đơn vị kinh doanh đóng cửa hàng loạt, việc cho thuê mặt bằng diện tích lớn không dễ dàng. Chính vì thế, cả hai bên nên có buổi làm việc tìm ra cách giải quyết thoả đáng, hợp tình cho cả hai bên. Bên cho thuê sẽ có khách ổn định và bên thuê được chia sẻ chi phí do khó khăn bởi Covid-19.
Trước tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay, hoạt động cho thuê nhà phố sẽ còn đối mặt với việc trả hoặc giảm bớt diện tích thuê để cắt giảm chi phí từ khách thuê hiện tại và còn tiếp tục gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách thuê mới.
Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Bộ phận Cho thuê Thương mại Savills Hà Nội cho biết ở thời điểm trước dịch, yếu tố vị trí thuận tiện và trung tâm đã giúp các chủ cửa hàng mặt phố dễ dàng hút khách, nhất là khách du lịch. Nhờ đó, họ có được mức kinh doanh và tăng trưởng ổn định. Giai đoạn trong dịch, các đợt giãn cách xã hội đã thúc đẩy quá trình tham gia vào thương mại điện tử của nhiều chủ kinh doanh. Do đó, nhu cầu thuê mặt bằng giảm đi đáng kể.
Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, bên thuê mặt bằng không kinh doanh, không doanh thu nên giữa bên thuê và bên cho thuê cần ngồi lại thương lượng. Hai bên cùng hỗ trợ nhau khó khăn để vượt qua dịch bênh là đây là cách giải quyết hợp tình.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.