'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của “Bộ tứ kim cương” gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ đã diễn ra dưới hình thức trực tuyến vào ngày 12/3.
Theo tuyên bố chung do Bộ Ngoại giao Ấn Độ đăng tải, lãnh đạo của nhóm Bộ tứ khẳng định sẽ hợp lực để mở rộng việc sản xuất vaccine an toàn, giá rẻ, hiệu quả và nâng cao khả năng tiếp cận công bằng, nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế và mang lại lợi ích cho nền y tế toàn cầu.
Cụ thể, các quốc gia thành viên nhóm Bộ tứ sẽ hợp tác để tăng cường khả năng tiếp cận vaccine công bằng cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, dựa trên việc phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đa phương như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và sáng kiến COVAX; kêu gọi thực hiện các cải cách mang tính minh bạch và hướng tới kết quả tại WHO.
Động thái này của nhóm Bộ tứ được cho là nhằm đối phó với chính sách “ngoại giao vaccine” của Trung Quốc ở Đông Nam Á và trên toàn thế giới.
Ấn Độ sẽ sử dụng năng lực sản xuất của mình để sản xuất vaccine của Mỹ, với nguồn tài chính đến từ Tổ chức Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản. Trong khi đó, Australia sẽ tài trợ cho việc đào tạo và cung cấp hỗ trợ hậu cần cho nhiệm vụ phân phối vắc-xin, chủ yếu sẽ đến các đảo Thái Bình Dương, Đông Nam Á và các nước ở Ấn Độ Dương.
Thời gian qua, Bắc Kinh được cho là đang sử dụng vaccine ngừa Covid-19 như một “vũ khí ngoại giao” để tạo ảnh hưởng với nhiều nước trên thế giới. Cho nên, kế hoạch sản xuất vaccine lần này của “bộ tứ” có thể hiểu là nhằm “khắc chế” chiến lược của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 11/3 đã ký ban hành gói cứu trợ lớn nhất lịch sử trị giá 1.900 tỷ USD một ngày sau khi được Quốc hội thông qua.
Gói cứu trợ, nhằm vực dậy lại nước Mỹ đang chịu cuộc khủng hoảng kép về dịch bệnh và kinh tế, gồm khoản trợ cấp 1.400 USD cho hầu hết người Mỹ, 350 tỷ USD cho các chính quyền bang, địa phương và 130 tỷ USD cho các trường học. Dự luật cũng sẽ cung cấp 49 tỷ USD để mở rộng xét nghiệm, truy vết và nghiên cứu Covid-19, cũng như 14 tỷ USD để phân phối vaccine.
Hãng tin Reuters dẫn lời các quan chức thuộc Bộ Tài chính và Cơ quan Thuế vụ Mỹ cho biết, đợt đầu tiên của khoản hỗ trợ 1.400 USD/người đã được giải ngân từ ngày 12/3, còn các khoản cứu trợ lớn bổ sung sẽ được gửi trực tiếp, qua thư dưới dạng séc hoặc thẻ ghi nợ trong những tuần tới.
Các thăm dò cho thấy tỷ lệ cao người dân ủng hộ chủ trương chi khoản tiền lớn 1.900 tỷ USD để cứu lấy nền kinh tế. Hầu hết cử tri không mấy quan tâm tới hệ quả của chiến lược này, là sẽ khiến nợ công tăng lên 22.000 tỷ USD.
Nhà điều tra độc lập của Liên hợp quốc về nhân quyền ở Myanmar Thomas Andrews ngày 11/3 cho biết hơn 70 người tử vong và hơn 2.000 người đã bi bắt giữ kể từ khi quân đội Myanmar lên nắm quyền và bạo lực chống người biểu tình gia tăng.
Các cuộc biểu tình phản đối đảo chính lan rộng khắp Myanmar sau cuộc chính biến do quân đội tiến hành hôm 1/2. Nhiều người dân đã bất chấp lệnh giới nghiêm, tổ chức các buổi thắp nến ở nhiều khu vực của Yangon và Myingyan trong ngày 11/3 và 12/3.
Người phát ngôn của chính quyền quân sự Myanmar, Chuẩn tướng Zaw Min Tun, ngày 11/3 cho biết hội đồng quân sự cầm quyền của nước này sẽ chỉ điều hành đất nước trong khoảng một thời gian nhất định, sau đó sẽ tổ chức tổng tuyển cử và chuyển giao quyền lực cho đảng nào giành chiến thắng.
Trong tuần qua, Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đã họp và thông qua Tuyên bố Chủ tịch HĐBA về tình hình ở Myanmar, bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây sau khi quân đội tuyên bố tình trạng khẩn cấp từ ngày 1/2 cũng như bắt giữ các thành viên chính phủ và kêu gọi thả ngay những người này.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) mới đây cũng đã đình chỉ việc cung cấp tài chính cho chính quyền Myanmar sau cuộc đảo chính quân sự ở nước này. ADB đã cung cấp tổng cộng 2,4 tỷ USD vốn vay cho Myanmar trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2019. Cho đến nay, ngân hàng đã tham gia vào hai dự án chính phủ về cải tạo cơ sở hạ tầng đường bộ.
Hãng tin Reuters ngày 12/3 dẫn thông báo của Ủy ban Viễn thông Liên bang (FCC) nêu rõ căn cứ vào một đạo luật năm 2019 nhằm bảo vệ các mạng lưới truyền thông của Mỹ, cơ quan này xếp 5 công ty Trung Quốc vào nhóm đe dọa an ninh quốc gia gồm Tập đoàn công nghệ Huawei, Tập đoàn ZTE, Tập đoàn Viễn thông Hytera, Công ty Công nghệ số Hangzhou Hikvision và Công ty Công nghệ Dahua.
Đạo luật năm 2019 yêu cầu FCC phải xác định những công ty sản xuất các thiết bị và dịch vụ viễn thông có khả năng đe dọa tới an ninh quốc gia Mỹ.
“Danh sách này cung cấp hướng dẫn hữu ích, giúp đảm bảo rằng các mạng lưới thế hệ mới được thiết lập ở Mỹ sẽ không lặp lại các sai lầm trước đây hoặc sử dụng những thiết bị hoặc dịch vụ đe dọa đến an ninh quốc gia, hoặc an ninh và sự an toàn của người dân Mỹ”, Quyền Chủ tịch FCC Jessica Rosenworcel nêu rõ.
Cũng theo ông Rosenworcel, động thái này là một bước tiến lớn trong việc khôi phục lòng tin đối với các mạng viễn thông Mỹ trong bối cảnh người dân ngày càng phụ thuộc mạng viễn thông để làm việc và học tập.
Xem thêm >> Huawei, ZTE cùng loạt công ty Trung Quốc bị Mỹ xem là ‘mối đe dọa an ninh quốc gia’
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.