Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường, cơ quan quản lý thị trường hàng đầu của Trung Quốc, hồi tháng 12 năm ngoái đã mở cuộc điều tra hành vi độc quyền của Alibaba, tập đoàn điện toán đám mây và mua sắm trực tuyến khổng lồ của tỷ phú Jack Ma.
Cụ thể, cơ quan này tập trung điều tra chính sách ‘chỉ được chọn một trong hai’ của Alibaba. Ý ở đây muốn nói đến hai nền tảng thương mại điện tử đang giữ vai trò thống trị trên thị trường Trung Quốc là Taobao và Tmall, cả hai đều do Alibaba điều hành.
Alibaba bị cáo buộc đã yêu cầu những bên bán hàng thứ ba đang kinh doanh trên các nền tảng Alibaba không được bán hàng ở các nền tảng của các đổi thủ khác như JD.com, Pinduoduo. Nếu hợp tác bán hàng ở các đối thủ này, họ sẽ phải ngừng kinh doanh trên các nền tảng của Alibaba.
Về phần mình, Alibaba tuyên bố sẵn sàng hợp tác tích cực với các cơ quan chức năng và tiếp tục hoạt động như bình thường, kể cả trong thời gian bị điều tra.
Theo nguồn thạo tin của Wall Street Journal, các cơ quan quản lý chống độc quyền đang xem xét áp mức phạt kỷ lục đối với Alibaba, vượt quá con số 975 triệu USD mà Qualcomm Inc. đã trả vào năm 2015 vì các hành vi chống cạnh tranh, cho đến nay là mức phạt lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp của Trung Quốc.
Alibaba là tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, được thành lập bởi tỷ phú Jack Ma vào năm 1999. Tập đoàn này cũng sở hữu một số công ty con và nền tảng trực tuyến như Alibaba Pictures, AliExpress, Taobao, Tmall…
Kể từ cuối năm ngoái, Alibaba cùng với công ty con Ant Group đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Trung Quốc.
Các quan chức Trung Quốc hồi tháng 12/2020 đã buộc Jack Ma phải hủy bỏ kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của công ty fintech Ant Group vào phút chót, một thương vụ niêm yết chứng khoán trị giá ước tính lên tới 37 tỷ USD.
Số phận của tập đoàn fintech lớn nhất thế giới sau đó rơi vào mông lung khi Trung Quốc tung ra một loạt dự luật mới. Theo đó, bất cứ hãng thanh toán phi ngân hàng nào chiếm một nửa thị trường giao dịch trực tuyến, hoặc hai tổ chức cùng chiếm 2/3 thị phần, đều sẽ trở thành mục tiêu điều tra chống độc quyền.
Những dự luật này được cho là đe dọa trực tiếp tăng trưởng của một số mảng kinh doanh sinh lời nhất của Ant Group.
Tuy nhiên, Alibaba dường như được đối xử nhẹ nhàng hơn. WSJ dẫn lời các nguồn thạo tin cho biết các nhà quản lý Trung Quốc không muốn đè bẹp một tập đoàn công nghệ phổ biến với cả các hộ gia đình Trung Quốc và các nhà đầu tư toàn cầu.
Alibaba từng được coi là niềm tự hào và hy vọng của Trung Quốc để cạnh tranh với các đế chế toàn cầu. Khoảng 780 triệu người tiêu dùng Trung Quốc, một nửa dân số của nước này, đã mua hàng thông qua các nền tảng của Alibaba vào năm ngoái.
Với hơn 110.000 nhân viên, Alibaba có hoạt động kinh doanh trí tuệ nhân tạo đang mở rộng nhanh chóng và là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây hàng đầu của Trung Quốc. Đây đều là những lĩnh vực được coi là chìa khóa cho tương lai của Trung Quốc.
Một số giám đốc điều hành của Alibaba cho biết ngay cả việc phải trả một khoản tiền phạt khổng lồ lên tới 1 tỷ USD cũng được xem là một điều tích cực cho một công ty đang bị vùi dập bởi sự không chắc chắn về quy định và tinh thần của nhân viên bị sa sút.
Vốn hóa của Alibaba đã mất hơn 200 tỷ USD, khoảng một phần tư giá trị thị trường, kể từ khi tập đoàn này vướng vào các cuộc điều tra của chính quyền Trung Quốc.
Xem thêm >> Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc diễn tập trái phép trên đảo Tri Tôn
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.