'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 25/6, toàn thế giới hiện có 548.243.022 ca nhiễm Covid-19, với hơn 523 triệu ca đã được chữa khỏi bệnh và 6,3 triệu ca tử vong.
Trái với xu hướng giảm dần ca nhiễm mới ghi nhận trong những tuần trước, trong tuần từ ngày 18-25/6, số ca Covid-19 mới trên toàn cầu là 4,4 triệu ca, tăng 15% so với con số 3,8 triệu ca của 7 ngày trước đó.
3 quốc gia có số ca nhiễm mới dẫn đầu trong tuần qua là Mỹ (694.119 ca), Đức (557.316 ca) và Pháp (434,255 ca).
Như đã cảnh báo từ tuần trước, do sự xuất hiện của các chủng phụ BA.4, BA.5 của biến thể Omicron, nhiều quốc gia đang đứng trước nỗi lo về một làn sóng lây lan mới trong mùa hè, khi nhu cầu di chuyển của người dân tăng cao càng khiến cho việc kiểm soát dịch bệnh trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
Theo CDC Mỹ, khoảng 34% ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ hiện nay xuất phát từ các chủng phụ BA.4 và BA.5. Dữ liệu ban đầu cũng cho thấy những biến thể phụ này thoát khỏi khả năng miễn dịch hiệu quả hơn so với các biến thể trước đó của SARS-CoV-2, điều này đang khiến hai biến thể phụ này có thể trở thành chủng virus chủ đạo tại Mỹ.
Tại Đức và Pháp, số ca mắc mới trong tuần qua đã tăng lần lượt 73% và 41% so với tuần trước đó, do 2 quốc gia này trở thành những điểm đến của nhiều khách du lịch trong mùa hè.
Trong khi đó, ngày 24/6, Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach thông báo nước này sẽ chấm dứt việc xét nghiệm nhanh sàng lọc Covid-19 miễn phí từ cuối tháng 6 này do ngân sách eo hẹp và chính phủ đã phải bỏ khoảng 1 tỷ EUR cho việc xét nghiệm nhanh miễn phí. Theo đó, mỗi trường hợp xét nghiệm nhanh sẽ bị tính phí 3 EUR (3,16 USD)/1 lần xét nghiệm, ngoại trừ các nhóm nguy cơ. Dự kiến, nhóm nguy cơ này sẽ vẫn được xét nghiệm nhanh miễn phí qua mùa hè.
Tại châu Á, khu vực đang dần mở trở lại và có nhiều điểm nóng du lịch, số ca nhiễm mới trong tuần qua giảm 13% so với tuần trước đó, mặc dù vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng dịch trong hè. 3 quốc gia dẫn đầu về số ca nhiễm mới trong khu vực này là Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên.
Nhiều quốc gia tiếp tục có các biện pháp nới lỏng phòng dịch để kích cầu du lịch, ví dụ như Thái Lan sẽ dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi công cộng từ ngày 25/6.
Singapore tiếp tục nới lỏng các hạn chế liên quan đến dịch bệnh Covid-19 đối với lao động nhập cư. Theo đó, từ ngày 24/6, các lao động nhập cư tại nước này không còn phải xuất trình giấy phép đặc biệt mới được rời khỏi ký túc xá nữa. Như vậy, những lao động nhập cư được tuyển dụng làm việc trong các ngành như xây dựng và bảo dưỡng tại Singapore sẽ không còn cần thẻ thông hành.
Ngày 22/6, một trận động đất 5,9 độ richer đã xảy ra tại tỉnh Paktika, miền đông Afghanistan đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.500 người và khiến ít nhất 2.000 người khác bị thương.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), chấn tiêu nằm ở độ sâu khoảng 51km, cách thành phố Khost, đông nam Afghanistan, khoảng 44 km nhưng thiệt hại nặng nề nhất lại xảy ra ở tỉnh Paktika, khiến 10.000 ngôi nhà bị hư hại hoàn toàn hoặc một phần. Rung chấn từ trận động đất lan rộng tới 500 km, khiến 119 triệu người ở Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ đều cảm nhận được.
Đây là trận động đất có nhiều người chết nhất tại Afghanistan trong vòng 2 thập kỷ. Tại một số khu vực gần chấn tâm thuộc tỉnh Paktika, nhiều ngôi làng bị chôn vùi hoàn toàn.
Sau lời kêu gọi giúp đỡ của chính quyền địa phương, nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và khối EU đã gửi vật phẩm y tế cũng như cho biết sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang triển khai các đội y tế lưu động, thuốc men và thiết bị y tế đến các tỉnh Paktika và Khost cũng như huy động thêm nguồn cung cấp y tế. Ấn Độ gửi 27 tấn hàng viện trợ tới các cơ quan cứu trợ quốc tế nhằm giúp đỡ Afghanistan. Quốc gia láng giềng Pakistan cũng chuyển hàng cứu trợ sang nước này.
Theo CNN, các nhóm cứu hộ đã chạy đua với thời gian để tiếp cận khu vực thảm họa, song gặp nhiều khó khăn do thời tiết, địa hình. Thêm vào đó, các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Taliban và nhiều năm hỗn loạn tại Afghanistan đã công việc cứu người bị nạn trở nên chậm chạp, chưa kể đất nước cũng đang cùng lúc đối mặt với khủng hoảng kinh tế và nạn đói.
Ngày 24/6, giới chức Afghanistan cho biết việc tìm kiếm nạn nhân đã chấm dứt mà không nêu rõ lý do, nhiều khả năng do nước này không có đủ nguồn lực để tiếp tục thực hiện công việc này.
Ông Mohammad Nassim Haqqani, người phát ngôn cơ quan ứng phó với thảm họa của Afghanistan cho biết nước này không có đủ vật tư y tế và nhu yếu phẩm khác để điều trị người bị thương, và dự đoán số nạn nhân thực tế sẽ còn tăng lên nếu tiếp tục công cuộc tìm kiếm.
Ngày 23/6, các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) trao cho Ukraine tư cách ứng viên chính thức, tạo nên một bước đi có ý nghĩa lịch sử đối với cả Kiev và EU.
“Người dân Ukraine thuộc về đại gia đình châu Âu. Tương lai của Ukraine gắn với tương lai EU. Ngày hôm nay đánh dấu sự khởi đầu của một chặng đường dài mà chúng ta sẽ cùng nhau bước đi”, quan chức phụ trách đối ngoại EU, ông Josep Borrell, phát biểu.
"Tương lai của Ukraine gắn với EU", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đăng tweet, hoan nghênh quyết định của EU là "một khoảnh khắc lịch sử và có một không hai".
Mặc dù Ukraine có thể mất hơn một thập kỷ để có thể gia nhập khối, nhưng quyết định chính thức chấp nhận nước này là ứng cử viên là một biểu tượng cho thấy ý định vươn sâu của EU vào Liên Xô cũ.
Trước đó, Ukraine đã chính thức nộp đơn xin gia nhập EU sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của mình tại quốc gia Đông Âu hồi cuối tháng 2.
"Việc EU 'bật đèn xanh' cho Kiev là một tín hiệu cho Moscow thấy rằng Ukraine và các nước khác thuộc Liên Xô không thể thuộc phạm vi ảnh hưởng của Nga", đại sứ EU của Ukraine, Vsevolod Chentsov, nói với Reuters.
Nói về việc Kiev trở thành ứng viên EU, hôm 24/6, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng đây là “việc nội bộ” của khối. “Điều quan trọng đối với chúng tôi là tất cả quá trình này không được mang lại thêm vấn đề cho chúng tôi và thêm nhiều vấn đề trong các mối quan hệ của những nước này với chúng tôi”, ông Peskov nói.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng việc Ukraine và Moldova gia nhập EU không gây nguy cơ cho Nga vì EU không phải là một liên minh quân sự, theo AFP. Tuy nhiên, ông Lavrov nói rằng EU và NATO muốn gây chiến tranh với Nga.
Trong quãng thời gian gần đây, việc Nga liên tục siết nguồn khí đốt đã khiến các khách hàng phụ thuộc vào nguồn cung từ nước này lo lắng, đặc biệt là khối EU.
Sau khi cắt nguồn cung tới Ba Lan, Bulgaria, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Hà Lan vì không chấp nhận thanh toán khí đốt bằng ruble, Điện Kremlin tuyên bố sẽ dừng việc cắt khí đốt cho các nước EU vì chiến dịch thanh toán bằng đồng tiền chủ quyền đã thành công.
Tuy nhiên, Gazprom của Nga gần đây đã tuyên bố sẽ cắt giảm 60% lượng khí đốt qua Nord Stream 1, đường ống dẫn khí chính từ Moscow qua châu Âu, với lý do các tuabin bơm khí được Siemens của Đức đem đi bảo dưỡng đã không được trả về đúng hạn do vướng các lệnh trừng phạt tại Canada.
Việc này khiến nguồn cung khí từ Nga qua châu Âu giảm xuống dưới mức 100 triệu m3/ngày, chưa kể tới việc đường ống Nord Stream sẽ trải qua giai đoạn bảo trì hàng năm từ 11-21/7 tới đây và sẽ bị ngắt hoàn toàn, khiến nhiều quốc gia châu Âu đối mặt với khủng hoảng khí đốt do thiếu nguồn cung.
Ngày 20/6, Đan Mạch, một trong số quốc gia bị Nga cắt nguồn cung đã phát “cảnh báo sớm” cấp độ 1 trước những lo ngại về việc thiếu hụt khí đốt. Mặc dù chỉ nhập khẩu 4% tổng năng lượng tiêu thụ từ Moscow và có thể nhập lại khí đốt từ các thị trường khác trong khối EU, nhưng việc Điện Kremlin siết nguồn cung qua một trong những đường ống dẫn khí lớn nhất của mình đã khiến Copenhagen gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng.
Sau Đan Mạch, ngày 22/6, Cơ quan năng lượng Thụy Điển đã đưa ra "cảnh báo sớm", kích hoạt kế hoạch cung cấp khí đốt khẩn cấp 3 giai đoạn trước tình trạng thiếu khí đốt do nguồn cung khí đốt của Nga trên thị trường châu Âu giảm.
Chỉ 1 ngày sau đó, Chính phủ Đức cũng đã kích hoạt "mức báo động" trong kế hoạch khẩn cấp về khí đốt của nước này, trong bối cảnh nguồn cung khí đốt từ Nga giảm và giá khí đốt liên tục ở mức cao.
Ngoài 3 quốc gia nêu trên, Italy, Thụy Sĩ và một số nước khác bắt đầu kích hoạt cảnh báo sớm trong lộ trình ứng phó khủng hoảng khí đốt.
Mặc dù từ đầu năm, đặc biệt từ cuối tháng 2, EU đã tích cực tìm kiếm các nguồn cung thay thế năng lượng Nga, từ việc ký kết các hợp đồng khí hoá lỏng (LNG) với Mỹ và tìm các nhà cung cấp dầu mỏ tại Trung Đông, nỗ lực hạ thấp lượng năng lượng nhập khẩu từ mức 40% xuống khoảng 20% của hiện tại, nhưng thực tế, các nền kinh tế trong khối vẫn chưa thể hoàn toàn “cai nghiện” khí đốt Nga.
Trong một cảnh báo mới nhất, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết châu Âu nên chuẩn bị ngay từ bây giờ cho việc Nga cắt hoàn toàn khí đốt, nếu không muốn trải qua một mùa đông lạnh giá và phải đối mặt với khủng hoảng do giá năng lượng tăng cao.
Tại một hội nghị về an ninh lương của Liên hợp quốc diễn ra hôm 24/6, Tổng thư ký Antonio Guterres cho biết thế giới đang phải đối mặt với một nạn đói “chưa từng có” như một hậu quả của cuộc chiến tại Ukraine cũng như các vấn đề đã tồn tại nhiều năm như đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và tình trạng phát triển không đồng đều.
"Năm 2022 có nguy cơ xảy ra nhiều nạn đói và năm 2023 có thể còn tồi tệ hơn", ông Guterres nói, đồng thời khẳng định nạn đói trên diện rộng là không thể chấp nhận được trong thế kỷ XXI.
Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc, hơn 460.000 người ở Somalia, Yemen và Nam Sudan đang trong tình trạng đói kém. Hàng triệu người ở 34 quốc gia cũng trên bờ vực nạn đói.
Theo đó, các giải pháp cho cuộc khủng hoảng sẽ không hiệu quả trừ khi Nga và Ukraine, hai quốc gia chiếm tới 30% lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu, tìm ra cách nối lại các hoạt động thương mại.
Được biết, các chuyến hàng ngũ cốc của Ukraine hiện đang kẹt tại các cảng sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại quốc gia láng giềng. Hiện tại, nhiều quốc gia phương Tây đã lên án, cho rằng Moscow chính là nguyên nhân gây ra mất an ninh lương thực toàn cầu, trong khi phía Điện Kremlin đáp trả rằng chính các biện pháp trừng phạt của phương Tây mới là nguyên nhân thực sự cho nạn đói.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 22/6, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí tiếp tục các cuộc đàm phán về việc lập tuyến đường biển an toàn trên Biển Đen để xuất khẩu ngũ cốc Ukraine.
Xem thêm >> Mối lo kinh tế Mỹ suy thoái phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế toàn cầu
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.