'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Cụ thể, VTM xin được phép trực tiếp xuất khẩu 200.000 tấn quặng sắt và bán trong nước cho Công ty Cổ phần khai khoáng Minh Đức 400.000 tấn, Công ty TNHH Xây dựng Lan Anh 100.000 tấn để đối lưu quặng Manhetit phục vụ sản xuất của Nhà máy gang thép Lào Cai.
Đồng thời cho phép doanh nghiệp được xuất khẩu và tiêu thụ trong nội địa khoảng 2,3 triệu tấn quặng sắt/năm trong giai đoạn từ năm 2019 - 2020 để phát huy hết công suất khai thác đã được cấp phép của mỏ sắt Quý Xa.
Theo kế hoạch, hết năm 2020, giấy phép khai thác mỏ sắt Quý Xa sẽ hết hạn, nên VTM cũng kiến nghị được xem xét gia hạn thêm giấy phép khai thác.
Năm 2007, VTM được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác mỏ sắt Quý Xa với công suất khai thác 3 triệu tấn/năm. Mỏ sắt này nhằm cung cấp cho sản xuất của Nhà máy gang thép Lào Cai khoảng 700.000 tấn/năm; cung cấp cho Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) xuất khẩu bán cho Công ty Gang thép Côn Minh (Trung Quốc) khoảng 1,5 triệu tấn/năm. Phần còn lại cung cấp cho Công ty Gang thép Thái Nguyên sử dụng sau khi mở rộng giai đoạn 2.
Tuy nhiên, từ năm 2012-2015, mỏ sắt Quý Xa chỉ thực hiện việc cung cấp quặng sắt Quý Xa để phục vụ sản xuất của Nhà máy gang thép Lào Cai, mục đích xuất khẩu quặng sắt Quý Xa để đối lưu than coke (khoảng 1,5 triệu tấn/năm) không thực hiện được do Nhà nước hạn chế việc xuất khẩu quặng sắt.
Cùng với đó mục đích bán quặng sắt cho Gang thép Thái Nguyên cũng không thực hiện được do dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 chậm tiến độ.
Do đó, từ khi thực hiện dự án đến hết năm 2016, VTM phải cắt giảm sản lượng khai thác mỏ (chỉ đạt khoảng 1/3 công suất thiết kế) khiến hiệu quả kinh tế của dự án mỏ bị giảm và làm tăng nhu cầu vay vốn lưu động của công ty.
Trước bối cảnh đó, vào năm 2017, Chính phủ và Bộ Công Thương đã cho phép VTM được xuất khẩu quặng sắt, cùng với việc VTM đẩy mạnh tiêu thụ quặng sắt trong nước nên đã nâng được sản lượng khai thác mỏ Quý Xa đạt công suất thiết kế 3 triệu tấn/năm.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1468/QĐ-TTg trong đó nêu rõ đối với dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và dự án nhà máy gang thép Lào Cai cần tập trung trung xử lý tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để tiếp tục triển khai, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số doanh nghiệp, dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương cũng nêu rõ đối với dự án trên cần thực hiện nhiệm vụ tổ chức khai thác mỏ sắt Quý Xa đạt 100% công suất thiết kế.
Đồng thời tăng cường công tác tiêu thụ quặng sắt trong nước và xuất khẩu, phấn đấu tiêu thụ đạt 3 triệu tấn/năm (bao gồm phục vụ cho nhà máy gang thép Việt Trung) để nâng cao hiệu quả kinh tế của mỏ và giảm nhu cầu vay vốn lưu động của VTM.
Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và nhà máy gang thép Lào Cai (hay còn gọi là Dự án nhà máy thép Việt – Trung thuộc VTM) có tổng vốn đầu tư 6.000 tỷ đồng. Đây là một trong số 12 đại dự án nghìn tỷ thua lỗ, chậm tiến độ thuộc Bộ Công Thương.
Sau khi đi vào hoạt động tháng 12/2014, VTM đã lỗ 91 tỷ đồng, tình trạng thua lỗ tiếp tục kéo dài trong 2 năm tiếp theo khiến khoản lỗ lũy kế đến hết năm 2016 vừa qua lên đến 1.077 tỷ đồng.
Tuy nhiên, báo cáo của VTM mới đây cho thấy, 5 tháng đầu năm 2018, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đã có bước tiến vượt bậc so với cùng kỳ năm 2017 và so với kế hoạch của chính năm 2018. 5 tháng đầu năm, VTM có lãi 562 tỷ đồng, nộp ngân sách 561 tỷ đồng, lỗ luỹ kế đã giảm xuống còn 202 tỷ đồng.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.