Thị trường TP. HCM 6 tháng cuối năm: Lời giải nào cho nguồn cung nhà giá thấp?

Khánh Nam - 06/07/2022 07:48 (GMT+7)

(VNF)- Dự báo, 6 tháng cuối năm 2022, TP. HCM sẽ thiếu hụt trầm trọng căn hộ trung cấp và bình dân, trong khi nguồn cung căn hộ cao cấp, hạng sang đang áp đảo trên thị trường.

VNF
Phân khúc căn hộ cao cấp 'áp đảo' tại thị trường BĐS TP. HCM

Thiếu hụt căn hộ trung cấp và bình dân

Ông Neil MacGregor, CEO Savills Việt Nam, nhận xét thị trường nhà ở đang và sẽ chứng kiến nhu cầu rất lớn do tốc độ đô thị hóa nhanh và tỷ lệ dân số vàng. Tuy nhiên, năm 2022, nguồn cung dự án mới ở TP. HCM rất hạn chế và lệch pha nghiêm trọng. 

Báo cáo của UBND TP. HCM gửi Bộ Xây dựng cho thấy, trong quý I/2022, Sở Xây dựng TP. HCM chỉ xác nhận đủ điều kiện huy động vốn bán nhà ở hình thành trong tương lai cho 5 dự án, tổng số 1.172 căn nhà, giảm 84,6% so với quý IV/2021, giảm 66% so với cùng kỳ năm trước.

Quý I/2022 chỉ có 2.150 căn mở bán, đều ở phân khúc cao cấp. Nhóm người mua trẻ (30-35 tuổi) có nhu cầu nhà ở cao nhất, không tìm được sản phẩm phù hợp để an cư trong tầm giá 35-40 triệu đồng/m2. 

Trên thực tế, giá căn hộ TP. HCM trung bình vào khoảng 55 triệu đồng/m2, nếu tính thêm nguồn cung hạng sang vừa đổ bộ thời gian qua, giá trung bình lên đến gần 75 triệu đồng/m2, thậm chí có những căn hộ siêu cấp giá khoảng 400 – 500 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, nhiều người có kinh nghiệm trong giới đầu tư nhận định, số lượng người mua để lướt sóng, đầu cơ đang quá nhiều, đẩy giá căn hộ lên quá cao khiến người mua ở thực không theo kịp. Hầu hết tại các phân khúc bất động sản ở TP. HCM, người mua chủ yếu để chờ tăng giá kiếm lời, chứ không đặt hy vọng vào việc mua nhằm chờ hiệu quả khai thác từ việc cho thuê, kinh doanh.

TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam, dự báo có 3 vấn đề mà thị trường sẽ phải đối mặt trong 6 tháng cuối năm nay, đó là nguồn cung ít, giá bán vẫn cao và tính thanh khoản chậm. Các vấn đề này dẫn đến giao dịch trên thị trường thấp vì khả năng chi trả của người dân bị hạn chế.

Lối thoát nào?

Giá căn hộ tại TP. HCM đã và đang tăng trên diện rộng, một số dự án tăng giá bán lên 11% trong vòng 3 tháng, có nơi tăng gấp đôi sau chỉ 1 năm. Giá dự kiến sẽ tiếp tục xu thế tăng trong năm 2022.

Theo nhận xét của các chuyên gia, bên cạnh việc siết pháp lý gây ách tắc nguồn cung, chi phí đầu tư leo thang, thiếu hụt quỹ đất… không tránh được nguyên nhân chủ quan đến từ các chủ đầu tư đã không hào hứng với các sản phẩm căn hộ trung cấp, bình dân. Khi tình trạng thiếu hụt nguồn cung căn hộ ngày một rõ nét, phân khúc sản phẩm cao cấp sẽ dẫn dắt thị trường trong khi nguồn cung sản phẩm trung cấp, bình dân sẽ tiếp tục khan hiếm.

UBND TP. HCM đã đề xuất Bộ Xây dựng và các cơ quan hữu quan một số giải pháp thiết thực nhằm tháo gỡ để thị trường bất động sản của TP phát triển ổn định, tăng nguồn cung căn hộ bình dân, trung cấp.

Thứ nhất,  UBND TP. HCM kiến nghị cần tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hình thức liên thông, cắt giảm thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, chi phí thực hiện trong hoạt động đầu tư xây dựng các dự án bất động sản.

Thứ hai, cần rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật; sớm sửa đổi Luật Đất đai 2013 để tạo thuận lợi trong thủ tục giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất, xác định quyền sử dụng đất xen cài, mở rộng hình thức cho vay vốn tại các ngân hàng thương mại để đầu tư các dự án nhà ở thương mại giá thấp.

Thứ ba, Chính phủ, Bộ Xây dựng, các cơ quan bộ, ngành liên quan xem xét, điều chỉnh chính sách vĩ mô để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh dịch vụ bất động sản gặp khó khăn bởi dịch Covid-19. Cụ thể là bổ sung nhóm ngành bất động sản vào nhóm đối tượng được hoãn, giãn thời gian nộp các khoản thuế, bảo hiểm xã hội; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; xem xét cho phép giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất dự án nhà ở thương mại theo lộ trình; các ngân hàng có chính sách giãn tiến độ trả nợ, điều chỉnh lãi suất hợp lý… Chính phủ và các bộ, ngành cần có giải pháp tháo gỡ vướng mắc kịp thời trong các thủ tục về đầu tư, xây dựng, quy hoạch đô thị, đất đai, nhà ở.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
DN nợ thuế 185 tỷ, 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

DN nợ thuế 185 tỷ, 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

(VNF) - Bà Võ Thị Thanh (từng được gọi là 'bông hồng vàng' Phú Yên) bị Cục Thuế tỉnh Phú Yên đề nghị tạm hoãn xuất cảnh khi Công ty Cổ phần Thuận Thảo nợ thuế gần 185 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2%

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, nỗ lực phấn đấu giảm 1-2%/năm lãi suất cho vay.

Sơn Hà đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm thứ 11 liên tiếp

Sơn Hà đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm thứ 11 liên tiếp

(VNF) - Ngày 30/5, Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (HoSE: SHI) đã tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 (AGM 2024) với nhiều nội dung đáng chú ý.

Chuyển động mới nhất, 'siêu' dự án Aqua City của Novaland đón tin vui

Chuyển động mới nhất, 'siêu' dự án Aqua City của Novaland đón tin vui

(VNF) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản hướng dẫn điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP. Biên Hòa đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đây là tiền đề để tỉnh hoàn tất thủ tục phê duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP. Biên Hòa và tiến tới giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại phân khu C4 thuộc dự án Aqua City.

Grab hợp tác với OpenAI, xây dựng các giải pháp AI tiên tiến

Grab hợp tác với OpenAI, xây dựng các giải pháp AI tiên tiến

(VNF) - Theo tuyên bố được đưa ra ngày 30/5, Grab và OpenAI đang hợp tác để xây dựng và triển khai các giải pháp AI cho hệ sinh thái của ứng dụng gọi xe công nghệ.

PwC gặp khủng hoảng tại Trung Quốc: 'Dính' tới bê bối Evergrande, gần 20 công ty hủy hợp đồng

PwC gặp khủng hoảng tại Trung Quốc: 'Dính' tới bê bối Evergrande, gần 20 công ty hủy hợp đồng

(VNF) - PwC đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc khi gã khổng lồ kiểm toán toàn cầu đã bị gần 20 công ty hàng đầu hủy hợp đồng kể từ khi bị cho là "dính líu" tới bê bối gian lận kiểm toán tại Evergrande.

PSH nhận tin dữ, cổ phiếu lập tức giảm sàn, 'trắng bên mua'

PSH nhận tin dữ, cổ phiếu lập tức giảm sàn, 'trắng bên mua'

(VNF) - Cổ phiếu PSH nhanh chóng giảm kịch sàn ngay sáng 30/5, sau khi con trai Chủ tịch nhận 'tráp phạt' từ UBCKNN vì hành vi thao túng, tạo cung cầu giả.

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

(VNF) - Sau 27 năm hình thành và phát triển, THACO đã trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành, phát triển trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế đất nước. Bước vào giai đoạn phát triển mới, THACO cho biết sẽ tập trung kiến tạo “giá trị thật”, hướng tới phát triển bền vững trong từng ngành nghề.

UBTV Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

UBTV Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc cần sớm triển khai thi hành Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở nhằm tháo gỡ các vướng mắc.

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

(VNF) - Tính đến cuối tháng 5/2024, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với gần 1,98 tỉ USD, chiếm gần 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 70,8% so với cùng kỳ. Điều này được cho là đến từ sự hấp hẫn của thị trường BĐS Việt Nam, bất chấp những khó khăn trước mắt của thị trường.

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

(VNF) - Khu đất này có diện tích khoảng 13.000m2 tại số 220 Trần Duy Hưng (Hà Nội), được giao cho Tập đoàn Bảo Việt để triển khai dự án Tháp Tài chính Quốc tế IFT từ năm 2005.