Đức bất ngờ 'quay xe', lệnh trừng phạt khí đốt Nga đổ vỡ vào phút chót

Hải Đăng - 16/06/2024 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã tiến gần đến một thỏa thuận nhắm tới khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga, nhưng các cuộc đàm phán đã đổ vỡ vào phút chót, và rào cản lần này là Đức.

Theo sáu nhà ngoại giao EU, các nước thuộc khối này ngày 14/6 đã không đi đến thống nhất về các biện pháp trừng phạt mới đối với ngành khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sinh lợi của Nga, trong đó Đức đã phản đối một thỏa thuận trước thềm hội nghị hòa bình quốc tế về Ukraine vào ngày 15/6.

Điểm mấu chốt của gói này là cấm các nước tái xuất khẩu LNG của Nga từ các cảng của EU và tài trợ cho các trạm LNG ở Bắc Cực và Baltic theo kế hoạch.

Theo dự thảo đề xuất, các hình phạt sẽ chỉ ảnh hưởng đến khoảng 1/4 trong số 8 tỷ euro (8,6 tỷ USD) lợi nhuận LNG của Nga, theo dữ liệu được POLITICO phân tích.

Tàu chở khí thiên nhiên hóa lỏng kết hợp phá băng Christophe de Margerie của Nga (Ảnh: Sovcomflot)

“Trước đây, người ta nói rằng chúng ta luôn đổ lỗi cho Hungary, và bây giờ là Đức”, một nhà ngoại giao quen thuộc với các cuộc thảo luận cho hay.

Bỉ, nước hiện đang chủ trì các cuộc đàm phán của các quốc gia EU, đã buộc phải chia các cuộc đàm phán về gói trừng phát mới này thành hai cuộc thảo luận riêng biệt trong bối cảnh Đức phản đối các lệnh trừng phạt mới lên Nga.

Sự phản đối mới nhất của Đức được đưa ra khi các nhà lãnh đạo thuộc nhóm 7 nước công nghiệp tiên tiến (G7) tổ chức hội nghị thượng đỉnh ở Ý, với sự tham gia của các quan chức hàng đầu EU.

Họ dự kiến ​​​​sẽ đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ về thương mại với Trung Quốc, đồng thời sẽ chỉ trích Bắc Kinh vì cung cấp cái gọi là thiết bị lưỡng dụng nhằm hỗ trợ chiến sự Ukraine của Nga.

Đức lo lắng về việc mở rộng các biện pháp trừng phạt buộc các công ty EU phải đảm bảo khách hàng của họ sau đó không thể bán hàng hóa bị trừng phạt sang Moscow.

Trước đây, điều khoản được gọi là "không có Nga", chỉ áp dụng cho súng ống, vật phẩm chiến trường và hàng hóa có công dụng kép, tức có thể dùng trong cả quân sự và dân sự. Đức lo lắng các doanh nghiệp nhỏ của họ sẽ bị ảnh hưởng nếu điều này được mở rộng sang các sản phẩm dân sự hơn, như hóa chất hoặc máy móc gia công kim loại.

Theo một trong những nhà ngoại giao châu Âu, Ủy ban châu Âu đang đàm phán với thủ tướng Đức để thuyết phục Berlin dỡ bỏ quyền phủ quyết.

Cho đến chiều 15/6, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock vẫn chưa thể nói liệu Berlin có hỗ trợ gói trừng phạt mới này hay không. Tại cuộc họp báo, bà Baerbock công khai kêu gọi áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt đối với Belarus.

Bà Baerbock, nêu rõ: “Chúng ta phải có hành động mạnh mẽ hơn để chống lại việc lách các biện pháp trừng phạt mà chúng ta đã thấy trong những tháng gần đây. Và điều đó trước hết áp dụng cho Belarus”.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Đức bày tỏ lo ngại rằng việc không phê chuẩn các biện pháp trừng phạt mới sẽ làm tổn hại đến nỗ lực của Đức nhằm giành lại niềm tin của châu Âu sau nhiều năm bảo vệ các chính sách thân thiện với Nga.

Trong khi đó, Đức cũng cản trở việc "lấp lỗ hổng" cho phép hàng hóa cao cấp, bao gồm cả ô tô hạng sang, quá cảnh từ Belarus sang Nga, buộc Bỉ phải tiến hành các cuộc đàm phán riêng nhằm đẩy nhanh thỏa thuận.

Cho đến nay, EU đã đưa hơn 2.100 thực thể và cá nhân vào danh sách đen để đáp trả hoạt động quân sự của Nga. Mỹ đã áp đặt một loạt hạn chế mới trong tuần này, nhắm vào Sở giao dịch chứng khoán Moscow (MOEX) và các ngân hàng lớn, cũng như lĩnh vực công nghệ thông tin của Nga.

Các lệnh trừng phạt đã khiến MOEX đình chỉ giao dịch bằng đồng USD và euro. Tuy nhiên, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết ngân hàng trung ương Nga hoàn toàn “có khả năng đảm bảo sự ổn định của tất cả các thị trường”.

Theo POLITICO
Lỗ hổng lớn trong các lệnh trừng phạt của Mỹ lên ‘đế chế năng lượng’ Nga

Lỗ hổng lớn trong các lệnh trừng phạt của Mỹ lên ‘đế chế năng lượng’ Nga

Tài chính quốc tế
(VNF) - Mỹ đã mở rộng các lệnh trừng phạt đối với Nga nhưng riêng Gazprombank, một trong những kênh thanh toán chính cho hoạt động xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga, vẫn tham gia vào hệ thống tài chính toàn cầu.
Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.