Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
"Năm 2020 là một năm đầy biến cố, thử thách nhưng Thành phố đã cùng cả nước bước qua với nhiều kết quả tích cực, được báo chí và các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam là một điểm sáng của khu vực thời COVID-19, thuộc nhóm quốc gia đạt mức tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Có được kết quả này, tôi cho rằng có sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương, Chính phủ, chính quyền các địa phương và đặc biệt là sự nhất trí, hưởng ứng rất cao của nhân dân trong thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế.
Với Hà Nội, trách nhiệm đó càng nặng nề hơn. Là cửa ngõ quốc tế, nơi trung chuyển của vùng và cả nước, nơi có số lượng người tiếp nhận, sàng lọc, cách ly và điều trị rất lớn, nguy cơ lây nhiễm cao, do đó sự an toàn của Hà Nội trước bệnh dịch sẽ có vai trò quan trọng đối với các địa phương khác trên cả nước. Tính luỹ kế tới nay cuối năm 2020, Thành phố đã cách ly tại khu tập trung gần 44.800 người, lũy tích có 198 ca mắc COVID-19, chưa có ca mắc tử vong. Đã trải qua nhiều ngày liên tiếp Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới tại cộng đồng.
Kết quả kiểm soát dịch bệnh COVID-19 cũng góp phần giúp Thành phố tổ chức thành công đại hội 17.118 chi bộ, 2.310 tổ chức cơ sở đảng và 50 đảng bộ cấp trên cơ sở, tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố thành công, tạo nhiều dấu ấn tốt đẹp, không chỉ đề ra mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm phát triển Thành phố trong 5 năm tới mà còn định hướng tới năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2045.
Trong phát triển kinh tế- xã hội, Hà Nội chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực khi dịch vụ, thương mại, du lịch bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là các quận khu vực nội thành. Nhưng bằng tinh thần “góp gió thành bão”, “ngoại thành chi viện cho nội thành”, trên nguyên tắc bảo đảm kiểm soát COVID-19, tăng trưởng của Hà Nội năm 2020 tăng 3,98%, cao gấp khoảng 1,4 lần bình quân cả nước. Công nghiệp, xây dựng duy trì tăng trưởng khá, đạt 6,39%; dịch vụ tăng 3,29%, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hoá vẫn tăng hơn 10% so với năm 2019.
Chỉ số lạm phát được kiểm soát ở mức 2,67%, thấp hơn mức tăng chung cả nước và thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Hoàn thành kế hoạch giải quyết việc làm mới cho gần 160.000 lao động, tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn bình quân chung cả nước, chỉ ở mức 2,3%. Thu ngân sách vượt dự toán hơn 2%, đạt gần 285.000 tỷ đồng, tăng gần 6% so với năm 2019. Nếu tính cả số thu ngân sách trên địa bàn do Cục Thuế thành phố quản lý thì tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố đạt trên 340.000 tỷ đồng.
Đặc biệt, nguồn thu nội địa bền vững trong bối cảnh đại dịch COVID-19, chiếm 93% thu ngân sách. Tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 416.000 tỷ đồng, tăng gần 10% so với năm 2019, dư nợ tín dụng đạt trên 2,3 triệu tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2019. Thành phố đã giảm, giãn, hoãn thuế, phí, tiền thuê đất cho các doanh nghiệp trên 26.000 tỷ đồng, chiếm 30,9% tổng số tiền hỗ trợ của cả nước. Kịp thời hỗ trợ bằng tiền 604,3 tỷ đồng cho người có công và các đối tượng khó khăn khác do dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 42 của Chính phủ và Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ; tích cực ủng hộ nhân dân miền Trung khắc phục hậu quả mưa lũ với tổng số tiền và hàng hoá trị giá 124,8 tỷ đồng; huy động Quỹ Vì biển đảo 44 tỷ đồng, Quỹ vì người nghèo các cấp được trên 83 tỷ đồng.
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, kéo giảm tội phạm hình sự 15,6% so với năm 2019, khám phá 100% các vụ trọng án trên địa bàn, tai nạn giao thông giảm sâu. Hệ thống chính trị ngày càng được củng cố. Nhờ làm tốt việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, chỉ trong năm 2020, Hà Nội tiết kiệm chi thường xuyên được hơn 3.000 tỷ đồng, dành tất cả để chi cho an sinh xã hội, phòng, chống dịch và đầu tư phát triển. Nhờ đó, tỷ trọng chi thường xuyên của thành phố chỉ chiếm 51%, còn 49% dành chi cho đầu tư phát triển, cao hơn nhiều so với tỷ trọng 27% chi đầu tư phát triển của cả nước.
Nông nghiệp Thủ đô tăng trưởng 4,2%, mức cao nhất trong 9 năm trở lại đây, càng có ý nghĩa khi Quý I/2020, ngành này tăng trưởng âm 1,17% do tác động của đại dịch Covid-19 và dịch tả lợn châu Phi. Tới nay, giá trị ngành nông nghiệp Hà Nội đạt 46.000 tỷ đồng, cao hơn 2.000 tỷ đồng so với năm 2019. Đến hết năm 2020, Hà Nội có khoảng 1.000 sản phẩm được công nhận OCOP, chiếm 41% các sản phẩm OCOP của toàn quốc; có 13 đơn vị cấp huyện đạt và 367 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ tương ứng là 72,2% và 96,1%, đưa Hà Nội đứng đầu cả nước về số xã và số huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Cùng với đó, nhiều dự án, công trình lớn ở thành phố cũng hoàn thành, giải quyết được nhiều điểm ùn tắc hơn hai chục năm nay, cải thiện bộ mặt đô thị như cầu vượt Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt, cầu Linh Đàm nối với vành đai 3 trên cao, đường trên cao đoạn Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở, đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Cầu Thăng Long và khai trương nút xoay vành đai 3 nối với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Dư luận nhân dân vui mừng và đánh giá cao khi năm 2020, Thành phố đã xử lý dứt điểm vụ xử lý sai phạm trật tự xây dựng ở chung cư số 8B Lê Trực, quận Ba Đình, bảo đảm các yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan thúc đẩy tiến độ, đưa đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vận hành thử nghiệm vào cuối năm 2020 và bàn giao, chạy thương mại trong tháng 1/2021, quyết định các giải pháp căn cơ trong vấn đề thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải,... góp phần cải thiện bộ mặt đô thị Thành phố, xử lý ô nhiễm môi trường và giảm tải ùn tắc giao thông".
- Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII có nêu, Thành phố sẽ nỗ lực cạnh tranh với các thành phố trong khu vực và thế giới. Vậy ưu tiên của Thành phố để đạt được mục tiêu này là gì, thưa Bí thư?
Chúng tôi đặt ra các mục tiêu tổng quát cho Thủ đô từng giai đoạn, đến năm 2025, Hà Nội là Thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực. Đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “xanh - thông minh - hiện đại”; phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế; hoàn thành công nghiệp hóa Thủ đô và đến năm 2045, Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; là Thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế.
Hà Nội không chỉ là trái tim, mà còn là bộ mặt của cả nước. Với nền văn hiến lâu đời, truyền thống văn hoá tiêu biểu, nơi hội tụ nhân tài, là “Thành phố vì hoà bình”, thành viên của Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của thế giới và với vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, Hà Nội có nhiều tiềm năng, khả năng để nâng cao vị thế hơn nữa, sánh ngang với nhiều Thủ đô, trung tâm kinh tế, sáng tạo khác của Thế giới và khu vực. Trong thời gian tới Thành uỷ sẽ ban hành Nghị quyết về phát triển ngành công nghiệp văn hóa, xác định yếu tố phát triển văn hóa, con người chính là nguồn lực nội sinh quan trọng và đột phá để phát triển bền vững Thủ đô.
Phát triển kinh tế của Hà Nội cũng phải dựa trên nền tảng về văn hóa. Vì thế, Hà Nội sẽ chú trọng phát triển ngành công nghiệp văn hóa tập trung vào các lĩnh vực như: Quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, điện ảnh, xuất bản, thời trang, nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; báo chí - truyền thông, du lịch,...
Trong bước đường đó, văn hoá - sáng tạo sẽ là những thành tố cơ bản để cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại sẽ đóng vai trò là nền tảng để Hà Nội thực hiện được 5 định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá. Ba khâu đột phá đó là:
Ưu tiên hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, xây dựng một số công trình tiêu biểu, không gian kiến trúc cảnh quan đặc sắc, mang đặc trưng của Thủ đô. Tập trung phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối đô thị trung tâm với khu vực ngoại thành, các đô thị vệ tinh, các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô. Phát triển mạnh hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng dữ liệu…, kết nối liên thông, đồng bộ và thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.
Để tận dụng tốt cơ hội phát triển, năm 2021, Thường trực Thành ủy sẽ trình Bộ Chính trị 3 việc. Một là, trình Bộ Chính trị, Chính phủ xem xét, điều chỉnh quy hoạch phát triển Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050, để tạo khuôn khổ phát triển cho thành phố, phù hợp Luật Quy hoạch mới. Hai là, tổng kết 10 năm thực hiện Luật Thủ đô để trình Quốc hội, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung luật này. Ba là, tổng kết, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020, để ban hành nghị quyết mới làm hành lang pháp lý cho chiến lược phát triển tới đây.
Với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”, cộng với những lợi thế về mặt tự nhiên, địa lý, địa chính trị, sự quan tâm của Trung ương và thành tựu trong 35 năm đổi mới, Hà Nội có tâm thế và hội tụ đủ các điều kiện để phát triển rất mạnh trong thời gian tới. Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước khi về làm việc với Hà Nội đều kỳ vọng vào điều này.
- Thưa đồng chí, để phát huy giá trị văn hóa và con người Hà Nội, khơi dậy ý chí, niềm tự hào, khát vọng phát triển của nhân dân Thủ đô, chúng ta cần phải làm những gì?
Theo tôi, trước hết cần phải bắt nguồn từ tính gương mẫu đi đầu của mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp trong thực hiện nhiệm vụ cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày nhằm thu hút, vận động nhân dân thực hiện theo. Cán bộ, công chức luôn có ý thức rèn luyện cả về phẩm chất đạo đức và năng lực trình độ, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của Thủ đô và đòi hỏi của Nhân dân, góp phần quan trọng tăng cường niềm tin của nhân dân đối với đảng, chính quyền.
Các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể Thành phố cần khơi dậy trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân Thủ đô tinh thần tự hào, tình yêu với Hà Nội, nơi hội tụ tinh hoa, đất địa linh nhân kiệt, người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, Thành phố hoà bình, hữu nghị; từ đó để mỗi người thấy rõ trách nhiệm đối với Hà Nội để “làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn thịnh” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỳ vọng của Nhân dân cả nước.
- Trong điều kiện dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, gây những tác động không nhỏ đến nước ta, vậy thưa Bí thư, Hà Nội sẽ làm gì để vượt qua khó khăn, thách thức và thực hiện thành công mục tiêu, chỉ tiêu đã đặt ra?
Chúng ta hy vọng sớm có vaccine phòng dịch COVID-19, nhưng khi chưa có đủ thì rủi ro đối với lĩnh vực này còn rất lớn. Vì vậy, nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 và các dịch khác có thể xảy ra trong tương lai vẫn được thành phố xác định là trọng tâm. Với rủi ro như vậy, chắc chắn phải có cách làm khác thì mới đạt được mục tiêu tăng trưởng cho năm 2021 và giai đoạn 2020 - 2025.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Thành uỷ dự kiến sẽ ban hành một Nghị quyết riêng về phát triển du lịch trong bối cảnh mới. Tới đây sẽ rà soát lại để bổ sung, điều chỉnh chiến lược cho ngành du lịch và tái cơ cấu lại ngành này kể cả về môi trường, hạ tầng, doanh nghiệp, sản phẩm du lịch để có nguồn thu đa dạng, bền vững.
Thành phố sẽ bàn và ban hành nghị quyết về phát triển công nghiệp văn hóa vì Hà Nội được vinh danh là thành phố thiết kế sáng tạo. Yếu tố con người, yếu tố văn hóa Hà Nội cần được coi là một nguồn động lực nội sinh đột phá và quan trọng để phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới. Theo hướng đó, thành phố cần chú trọng đăng cai tổ chức những sự kiện văn hóa tầm cỡ khu vực, thế giới và mang tính thương hiệu riêng của Hà Nội.
Trước mắt, năm 2021, Hà Nội được vinh dự đăng cai SEA Games và PARA Games. Ngoài ra, Hà Nội cũng sẽ có đề án riêng về chỉnh trang đô thị, hiện đại hóa, phát triển kinh tế đô thị, kinh tế ban đêm, mô hình kinh tế chia sẻ, ngành nghề dịch vụ cao cấp, tài chính, ngân hàng, logistics, bảo hiểm. Hà Nội đang mong muốn trở thành trung tâm hàng đầu của ASEAN về chuyển đổi số, an toàn an ninh thông tin mạng, trí tuệ nhân tạo; một trung tâm hàng đầu về thương mại.
Muốn triển khai các được các kế hoạch nêu trên, Đảng bộ Thành phố đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng, chính quyền. Như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt đã nói “Hà Nội yêu cầu phải cao hơn các địa phương khác” nên lần này trong chủ đề Đại hội đã xác định “Gương mẫu xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy ý chí, phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại”.
Đây sẽ thành một phương châm xử thế, chứ không chỉ là mục tiêu phấn đấu vì có gương mẫu mới trở thành một đảng bộ trong sạch, vững mạnh, gây dựng và củng cố niềm tin, sự đồng lòng, nhất trí trong Đảng, chính quyền và Nhân dân để xây dựng, phát triển Thủ đô.
Với khí thế, quyết tâm và niềm tin của một mùa xuân mới, một nhiệm kỳ mới, tôi tin tưởng rằng, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô sẽ tiếp tục đoàn kết, chung sức đồng lòng, vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XVIII của Đảng bộ Thành phố đã đề ra, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.