'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tham dự Hội nghị có các thành viên và chuyên gia của Hội đồng thẩm định; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các vụ, cục của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Về phía tỉnh Thái Nguyên có bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; ông Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành có liên quan của tỉnh.
Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 5/2020.
Để thực hiện Quy hoạch, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn lập Quy hoạch tỉnh và ký kết hợp đồng vào tháng 02/2021. UBND tỉnh Thái Nguyên cũng thành lập Ban Chỉ đạo lập Quy hoạch tỉnh (BCĐ), ban hành kế hoạch phân công nhiệm vụ cho các thành viên BCĐ. Đồng thời tổ chức các cuộc họp BCĐ, cuộc họp chuyên đề giữa các chuyên gia và các sở, ngành, địa phương; xin ý kiến chuyên gia của các bộ, ngành trung ương, các tỉnh, thành phố trong vùng và lân cận, các đơn vị liên quan theo quy định; tiếp thu, hoàn thiện với trên 1.000 ý kiến.
Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên được xây dựng với quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn là phát huy lợi thế, nguồn lực để đưa Thái Nghuyên phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, trở thành một trong những tỉnh giàu có, phồn thịnh ở miền Bắc. Đến năm 2025, tỉnh Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội.
Đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm sản xuất điện, điện tử, cơ khí chế tạo có trình độ cao; trung tâm giáo dục, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao; trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe, du lịch, dịch vụ; xây dựng thành phố Thái Nguyên trở thành một trong những cực tăng trưởng hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội.
Đến năm 2050, phấn đấu tỉnh Thái Nguyên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương xanh, thông minh, có bản sắc rõ ràng; một trong những trung tâm công nghiệp hiện đại của vùng Thủ đô Hà Nội và cả nước; nơi đáng sống, đáng đến, an toàn và thịnh vượng.
Theo đánh giá của Hội đồng thẩm định tại Hội nghị, Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên xây dựng đã phù hợp với định hướng phát triển đất nước được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025 thông qua. Báo cáo tổng hợp Quy hoach có sự nghiên cứu công phu, nghiêm túc, cơ bản tuân thủ quy định của Luật Quy hoạch, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP và nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quy hoạch được phân tích, xây dựng dựa trên một hệ thống số liệu khá đầy đủ, đáng tin cậy về hiện trạng, tiềm năng, khả năng phát triển và đảm bảo tính khả thi. Kết cấu, nội dung Quy hoạch đầy đủ và cơ bản đáp ứng được yêu cầu đã xác định trong Nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên. Đơn vị lập Quy hoạch đã tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, các tỉnh lân cận; cập nhật đầy đủ nguồn tài nguyên trên các lĩnh vực, đảm bảo tính thực tiễn, khoa học...
Qua đó, các chuyên gia phản biện cũng đề nghị tỉnh Thái Nguyên cần bổ sung, chỉnh sửa, giải trình một số nội dung chưa rõ ràng trong các lĩnh vực giao thông, nông nghiệp, phát triển đô thị, kinh tế như: Quy hoạch logistics đang bị coi nhẹ, cần cập nhật vào Quy hoạch tỉnh và có bố trí quỹ đất phù hợp; rà soát thêm việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng sản xuất, có giải thích chi tiết hơn về vị trí, mục đích chuyển đổi; hướng xử lý rừng tự nhiên chưa đưa vào Quy hoạch.
Trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, cần bổ sung thêm các tuyến giao thông công cộng phục vụ cho các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, khu du lịch; phát triển hệ thống đường sắt đô thị; nghiên cứu hạ tầng giao thông kết nối 2 huyện Định Hóa và Võ Nhai với thành phố Thái Nguyên...
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác lập Quy hoach tỉnh một cách bài bản, khoa học, công phu, có cách tiếp cận tốt và tiếp thu dầy đủ các ý kiến với tinh thần cầu thị. Bộ trưởng nhấn mạnh, Thái Nguyên là tỉnh thứ 7 được thông qua Quy hoạch và là tỉnh đạt tỷ lệ đồng thuận cao nhất trong số 7 tỉnh. Quy hoạch đã thể hiện sự khát vọng phát triển của tỉnh Thái Nguyên. Qua đó, nêu lên những định hướng phát triển trong thời gian tiếp theo để xứng đáng với tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh, tạo sức bật cho tỉnh phát triển, là trung tâm của vùng trung du miền núi phía Bắc và động lực phát triển của vùng.
Bộ trưởng đề nghị tỉnh Thái Nguyên tiếp thu, chỉnh sửa hồ sơ Quy hoạch theo ý kiến tham gia của các thành viên Hội đồng thẩm định; hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch và hệ thống bản đồ, cơ sở dữ liệu theo Báo cáo thẩm định Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc rà soát và tham gia ý kiến thẩm định; phối hợp với các thành viên Hội đồng thẩm định tiến hành rà soát hồ sơ, tài liệu Quy hoạch đã được bổ sung, hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định.
Tiếp thu ý kiến, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải cảm ơn sự tham gia góp ý của các thành viên Hội đồng thẩm định và đại diện các bộ, ngành Trung ương; sự quan tâm tạo điều kiện của các cơ quan liên quan. Bí thư Tỉnh ủy khẳng định, trên cơ sở kết quả thẩm định, UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nghiêm túc tiếp thu đầy đủ và khẩn trương hoàn thiện các nội dung theo ý kiến của Hội đồng thẩm định, hoàn thành các nội dung trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong quý III/2022.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.