'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại tọa đàm trực tuyến "Những vấn đề nóng trong quản lý xe hợp đồng điện tử Grab, Uber" do Báo Giao thông tổ chức sáng nay (24/11) tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho rằng việc ứng dụng phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải như GrabTaxo, UberTaxi cũng có nhiều ưu điểm, như giảm thời gian, giảm chi phí khẩu trung gian, giảm giá cước và khiến việc đi lại thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải có những bất cập nhất định. Theo quy định về kinh doanh vận tải, cụ thể với loại hình taxi thì đối tượng phải là tổ chức, đảm bảo kinh doanh lành mạnh, phục vụ hành khách tốt nhất, an toàn nhất.
Hiện nay, một số xe cá nhân dùng phần mềm này để kinh doanh vận tải, tạo ra sự lộn xộn trong vấn đề kinh doanh, tạo nên một môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Việc đón trả khách không đúng quy định cũng gây ùn tắc giao thông trong những giờ cao điểm ở một số thành phố lớn.
Trước tình hình này, tháng 7/2015, Công ty GrabTaxi có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép ứng dụng phần mềm này để thực hiện vấn đề kết nối giữa hành khách và các đơn vị kinh doanh vận tải, đặc biệt trong lĩnh vực taxi, lĩnh vực kinh doanh theo hợp đồng; kèm theo văn bản đó có một đề án thể hiện rõ nội dung, mục đích, yêu cầu và tác động của đề án này tới xã hội.
Bộ Giao thông Vận tải đã tiếp nhận văn bản và giao cho các cơ quan tham mưu của Bộ nghiên cứu, tổ chức các Hội nghị, hội thảo xin ý kiến các chuyên gia đầu ngành. Bộ nhận thấy đề nghị của GrabTaxi là "phù hợp với xu thế chung" nên đã trình Thủ tướng Chính phủ bằng văn bản ngày 20/8/2015.
Sau khi trình Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở ý kiến của các Bộ ngành như Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính thì Thủ tướng đã có văn bản chỉ đạo ngày 19/10/2015, theo đó Thủ tướng cho phép một số nội dung.
Thứ nhất, là đồng ý cho Bộ thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng, trong đó có việc sử dụng công nghiệp dữ liệu điện tử trong giao dịch thay cho hợp đồng vận tải bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh và người thuê dịch vụ vận tải tại các tỉnh, TP Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hoà để làm thí điểm.
Thứ hai, Thủ tướng giao cho Bộ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các bộ liên quan để chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và UBND các tỉnh, thành phố trong phạm vi thí điểm để hướng dẫn doanh nghiệp triển khai thực hiện, đảm bảo chặt chẽ việc thí điểm, đặc biệt là công tác quản lý thuế, trong đó lưu ý đảm bảo cạnh tranh lành mạnh cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ tiếp tục rà soát, đánh giá thực hiện tình hình thực hiện nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, đề xuất sửa đôi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, sau đó báo cáo Thủ tướng.
"Từ chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Giao thông Vận tải đã giao cho các cơ quan chức năng của Bộ kiểm tra, giám sát chặt chẽ các vấn đề này, làm sao thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải hành khách. Đã là kinh doanh vận tải hành khách phải có điều kiện, có tổ chức, phải đảm bảo lành mạnh, hiệu quả hơn", ông Thọ nói.
Trong khi đó, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải cho biết qua làm việc với Uber, được biết đây là đơn vị kinh doanh công nghệ đã được UBND TP HCM cấp phép không phải là đơn vị kinh doanh vận tải.
"Uber chỉ đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý, gồm quản lý chung và quản lý thiết bị nên tôi khẳng định họ không kinh doanh vận tải", ông Ngọc nói.
Còn với GrabTaxi, UBND TP HCM đã cấp phép thực hiện "dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ vận tải hành khách công cộng trừ xe bus", do đó theo ông Ngọc, "GrabTaxi có chức năng kinh doanh vận tải khách đường bộ nhưng họ vẫn đang hoạt động như nhà cung cấp phần mềm kết nối là chính".
Vì vậy, khi dịch vụ của Uber và Grab kết nối với đơn vị vận tải thì thấy cả hai đang như những nhà cung cấp phần mềm chứ chưa phải là các đơn vị vận tải.
Ông Ngọc cũng cho hay Bộ cũng đã gửi văn bản đến Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và TP. HCM kiểm tra thanh tra định kỳ, đột xuất đối với các đơn vị kinh doanh phần mềm và kinh doanh vận tải để xem có đáp ứng các điều kiện hay không.
Tại Hà Nội, sau một tháng thanh tra đã phát hiện 18 trường hợp sử dụng Uber và ra quyết định xử phạt nhiều trường hợp vi phạm. Đối với TP.HCM, chỉ trong một tháng đầu tiên kiểm tra đã phát hiện 40 trường hợp vi phạm, trong đó kinh doanh vận tải không có giấy phép 19 vụ, không gắn biển hiệu 15 vụ, không có danh sách hành khách, thiết bị GSH 6 vụ.
Số liệu thống kê cho thấy tính đến tháng 10/2015, ứng dụng GrabTaxi đã được 141.000 lái xe đăng ký sử dụng và 7,8 triệu lượt người dùng tải xuống.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.