'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các nhà lãnh đạo ASEAN, một số nước trong khu vực, lãnh đạo WEF cùng hơn 1.000 đại biểu đã dự phiên khai mạc toàn thể Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018) sáng nay (12/9) với chủ đề "Những ưu tiên của ASEAN trong Cách mạng công nghiệp 4.0".
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, khi nghĩ đến ASEAN, nhiều người từng nghĩ đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú và giàu tiềm năng, là một công xưởng sản xuất của thế giới.
Tuy nhiên, trong làn sóng của Cách mạng Công nghiệp 4.0, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, ASEAN ngày nay còn được biết đến như là một trong những nơi khởi nguồn của nhiều ý tưởng mới, sáng tạo trên thế giới. Chính công nghệ cao và nền kinh tế số mới là những lĩnh vực đầy tiềm năng của ASEAN với dự báo sẽ tăng gấp 4 lần, lên tới trên 200 tỷ USD vào năm 2025.
Theo Thủ tướng, những cơ hội mà cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại cho các nước ASEAN là vô cùng lớn, trước tiên là tạo sự đột phá về năng suất trên 5 ngành công nghiệp lớn là: Điện tử, hóa chất và dầu khí, hàng tiêu dùng, thực phẩm và dược phẩm.
Hai là, thúc đẩy tăng trưởng bao trùm hơn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc trên cơ sở ứng dụng Cách mạng Công nghiệp 4.0, tạo ra kết nối và chia sẻ các giá trị và sự sáng tạo mới.
Ba là, phát huy các doanh nghiệp nhỏ và vừa - xương sống của các nền kinh tế ASEAN và là nơi khởi nguồn của nhiều ý tưởng mới. Cách mạng 4.0 mở ra cơ hội kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa với các thị trường xuyên quốc gia và toàn cầu.
Bốn là, đi tắt trong chính sách công nghiệp hóa. ASEAN có thể vượt qua các giai đoạn phát triển công nghiệp truyền thống bằng cách mạnh dạn phát triển trí tuệ nhân tạo, robot, tự động hóa, máy bay không người lái, thiết bị vệ tinh, hệ thống cảm biến… nhằm nâng cao năng suất, sử dụng hiệu quả nguồn lực và tài nguyên.
Tuy nhiên, những thách thức mà ASEAN phải đối mặt cũng rất lớn. Điều nhận thấy rõ là nguy cơ mất việc làm khi áp dụng tự động hóa. Theo ILO, 56% số việc làm của 5 nước ASEAN có khả năng chuyển sang trí tuệ nhân tạo và robot và do đó, có nguy cơ chấm dứt kỷ nguyên công xưởng châu Á truyền thống của các nước. Ngược lại, nhiều chuyên gia nói rằng nhiều sinh kế cho người dân sẽ được xuất phát từ cuộc Cách mạng 4.0.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mang tới 5 sáng kiến của Việt Nam nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển Cách mạng Công nghiệp 4.0 và đẩy lùi những thách thức từ cuộc cách mạng này.
Thứ nhất là việc kết nối số, chia sẻ dữ liệu; cùng với chú trọng thương mại điện tử, thanh toán điện tử. "Dữ liệu là nền tảng của 4.0 nên cần xây dựng quy tắc để việc chia sẻ chúng được sử dụng hiệu quả", ông nhấn mạnh.
Thứ hai, xây dựng cơ chế hài hoà môi trường kinh doanh, hệ thống luật pháp giữa các thành viên khu vực giúp nâng cao năng lực nội khối. "Liên kết một cửa ASEAN là cơ hội tốt. Tại diễn đàn này, Việt Nam đưa ra sáng kiến mới hoà mạng di động một giá cước toàn ASEAN", Thủ tướng phát biểu.
Nhắc tới việc một doanh nghiệp khởi nghiệp Indonesia hợp tác với Việt Nam, sắp ra đời ứng dụng gọi xe trên nền tảng 4.0, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam tin tưởng sẽ có nhiều hơn những "cuộc bắt tay giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp trong khu vực".
“Chính phủ Việt Nam mong muốn được nhìn thấy nhiều hơn nữa những hợp tác như vậy để nói với toàn thế giới rằng, không khí hợp tác khởi nghiệp đang thực sự lan tỏa trong ASEAN”, ông nói.
Thứ ba, ASEAN cần kết nối, vận hành các vườn ươm sáng tạo, và xây dựng khuôn khổ kết nối các vườn ươm này.
Bốn là, tìm kiếm phát huy tài năng. Theo một báo cáo năm 2017 của Google tình trạng thiếu kỹ sư lành nghề là một thách thức lớn đối với ASEAN, chính vì vậy Thủ tướng đề nghị một chiến lược ươm mầm các tài năng các nước ASEAN.
Cuối cùng, Thủ tướng cho rằng, ASEAN cần hình thành mạng lưới giáo dục, xây dựng hệ thống học tập suốt đời. "Trong bối cảnh lan toả Cách mạng Công nghiệp 4.0, chúng ta phải chung tay hợp tác, phát huy sức mạnh nội khối để hướng tới hoà bình, ổn định, tự cường dựa trên nền tảng người dân, lấy người dân làm trung tâm; đảm bảo tự do lưu chuyển hàng hoá", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Cùng với việc hướng ra bên ngoài, Thủ tướng đề nghị phát huy thị trường nội khối là một thị trường đủ lớn cho các chiến lược phát triển, hướng đến thị trường ASEAN 2025 – một ASEAN mở, hợp tác đa dạng; trong đó có vai trò quan trọng và sự hợp tác tích cực của WEF – nơi khởi nguồn của nhiều ý tưởng chiến lược sáng tạo toàn cầu.
WEF ASEAN năm nay có quy mô lớn nhất trong các hội nghị trước đây tại Đông Nam Á, với hơn 1.000 đại biểu từ 43 quốc gia. Họ sẽ tham gia 53 phiên họp chính thức và 35 phiên thảo luận cộng đồng về các vấn đề trong khu vực, từ chính trị, khởi nghiệp đến việc làm trong Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.
Xem thêm >> Lãnh đạo 7 quốc gia ASEAN tham dự phiên khai mạc toàn thể Hội nghị WEF ASEAN 2018
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.