Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Nội dung này được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại cuộc họp ngày 11/7 của Thường trực Chính phủ về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, làm rõ hơn nữa, thuyết phục hơn nữa với một số nội dung liên quan tới cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn; quan điểm, nguyên tắc, phương pháp luận; mục tiêu, yêu cầu; nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án.
Thủ tướng nhấn mạnh, mục tiêu, yêu cầu là hoàn thành khoảng 1.541km đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam qua 20 tỉnh, thành phố; thời gian thực hiện trong khoảng 10 năm, phấn đấu hoàn thành vào năm 2035.
Về giải pháp để đạt được mục tiêu trên, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu hướng tuyến thuận lợi nhất, ngắn nhất có thể, hiệu quả nhất; lựa chọn tốc độ thiết kế khoảng 350km/h.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu phải nghiên cứu xây dựng đường sắt tốc độ cao với công năng phù hợp để phát huy thế mạnh bổ sung của các loại hình vận tải, nghiên cứu theo hướng vận tải hành khách là chủ yếu, kết hợp vận tải hàng hóa nhanh và phục vụ quốc phòng-an ninh khi có nhu cầu, đồng thời tiếp tục cải tạo, nâng cấp đường sắt hiện hữu để vận chuyển hàng hóa.
Về tổng mức đầu tư, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm phù hợp (lưu ý so với đường sắt tốc độ cao của các nước ở tốc độ, quy mô tương tự và tính đến yếu tố địa hình, địa chất của Việt Nam); tính toán khả năng thu hồi vốn, đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội, hiệu quả tài chính, hiệu quả vận tải, logistics, hiệu quả tổng hợp, trực tiếp và gián tiếp…
Từ đó nghiên cứu cơ chế, chính sách để huy động nguồn vốn theo các phương thức khác nhau, đa dạng hóa nguồn vốn (vốn Trung ương, vốn địa phương, vốn vay, phát hành trái phiếu, vốn doanh nghiệp…).
Trước đó, cuối năm 2023, dự thảo đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam của Bộ GTVT nêu 3 kịch bản. Trong đó, kịch bản 1 là đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đường đôi, khổ ray 1.435mm, dài 1.545km, tốc độ thiết kế 350km/giờ, tải trọng 17 tấn mỗi trục, chỉ khai thác tàu khách. Đồng thời, tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu sẽ được nâng cấp để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 67,32 tỷ USD.
Kịch bản 2, xây dựng mới tuyến đường sắt Bắc - Nam đường đôi, khổ ray 1.435mm, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, khai thác chung cả tàu chở khách và chở hàng, tốc độ thiết kế 200 - 250km/giờ, chạy tàu hàng tối đa 120km/giờ. Theo kịch bản này, tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu sẽ được hiện đại hóa để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 72,2 tỷ USD.
Kịch bản 3, tuyến đường sắt Bắc - Nam sẽ đầu tư đường đôi, khổ ray 1.435mm, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, tốc độ thiết kế 350km/giờ, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu. Tổng vốn đầu tư dự án 68,98 tỷ USD. Nếu đầu tư hạ tầng, thiết bị, phương tiện để khai thác tàu hàng chạy Bắc - Nam thì vốn đầu tư dự án tăng lên khoảng 71,69 tỷ USD.
Hồi tháng 3, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất đường sắt tốc độ 350km/h chở hành khách và vận tải hàng hóa khi có nhu cầu. Cụ thể, tuyến đường sắt được xây dựng mới đường đôi, khổ ray 1.435mm, dài 1.545km, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 17 tấn mỗi trục, chỉ khai thác tàu khách. Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được nâng cấp để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 67,32 tỷ USD.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.