Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ
Kỳ Thư -
18/07/2023 12:04 (GMT+7)
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính ký quyết định thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ do chính Thủ tướng làm chủ tịch.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Quyết định thành lập Hội đồng được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Trần Văn Sơn công bố tại hội nghị Điều phối vùng Đông Nam Bộ, sáng 18/7.
Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành: TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh với diện tích hơn 23.560 km2, dân số hơn 18,7 triệu người (năm 2021). Vùng đóng góp 32% GDP của cả nước. Tuy nhiên, việc chưa có hội đồng điều phối cùng người đứng đầu đủ thầm quyền được cho là nguyên nhân chính khiến khu vực chưa khai thác hết tiềm năng, việc đầu tư các dự án liên vùng gặp khó khăn, thiếu đồng bộ...
Hội đồng vùng Đông Nam Bộ được thành lập nhằm đổi mới cơ chế điều phối, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Hội đồng sẽ giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối, giải quyết công việc quan trọng, liên ngành về liên kết vùng, phát triển bền vững khu vực Đông Nam Bộ.
Phó chủ tịch thường trực hội đồng là Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, 4 phó chủ tịch còn lại là bộ trưởng các bộ: Giao thông Vận tải, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường. Các ủy viên gồm thứ trưởng và tương đương của các bộ, cơ quan ngang bộ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành của khu vực Đông Nam Bộ.
Về quy chế hoạt động, hội đồng sẽ điều phối theo các phương thức lập và tổ chức thực hiện quy hoạch; đầu tư phát triển; xây dựng cơ chế, chính sách; giải quyết các vấn đề liên kết vùng; lên kế hoạch điều phối liên kết; cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin vùng.
Việc lập Hội đồng điều phối vùng nhằm hoàn thiện thể chế, cơ chế điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ theo Nghị quyết 24 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực này đến năm 2030, tầm nhìn 2045 được Bộ chính trị ban hành ngày 7/10/2022.
Theo đó, vùng Đông Nam Bộ được định hướng phát triển thành trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, giao lưu quốc tế của Đông Nam Á; tăng cường kết nối các khu công nghiệp, khu chế xuất để thành cụm liên kết ngành công nghiệp; phát triển TP HCM là đô thị hạt nhân, tập trung chuyển nhanh sang dịch vụ chất lượng cao, tài chính quốc tế; Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định 19 chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội và môi trường của Đông Nam Bộ đến năm 2030. Trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 là 8-8,5%; GRDP bình quân đầu người đạt 380 triệu đồng mỗi năm; tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm khoảng 41,7%; công nghiệp và xây dựng 45,3%; tỷ lệ đô thị hóa đạt 70-75%...
Đến năm 2030, tỷ lệ thất nghiệp duy trì dưới 3%; lao động được đào tạo khoảng 40-45%; đạt 32 giường bệnh và 11 bác sĩ trên 10.000 dân; 95% người dân có bảo hiểm y tế.
Nhiệm vụ quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 463 ngày 14/4/2022. Thực hiện trách nhiệm của cơ quan lập quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng nội dung về các quan điểm, mục tiêu, định hướng ưu tiên phát triển của vùng, làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch vùng.
(VNF) - TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, cho rằng sự phát triển của kinh tế tư nhân hiện còn gặp nhiều rào cản, lớn nhất là sự tắc nghẽn do thể chế, quy định pháp luật.
(VNF) - UBND TP. HCM vừa ký văn bản chỉ đạo các sở, ngành chức năng tổ chức thực hiện kết luận thanh tra của Thanh tra thành phố đối về hoạt động của Trường tiểu học, THCS, THPT quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN).
(VNF) - Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức đến Bộ Công an xem xét điều tra.
(VNF) - Trong số các mỏ khoáng sản mới được tìm thấy ở Việt Nam, có tới 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn, cùng với đó là nhiều mỏ đất hiếm quan trọng.
(VNF) - Một trong những nỗi khổ lớn nhất khiến doanh nghiệp tư nhân “chùn bước” là tình trạng cài cắm giấy phép con. Một số lĩnh vực, ngành nghề như y tế, giáo dục, xây dựng, bất động sản và sản xuất thực phẩm là những lĩnh vực có nhiều “giấy phép con” nhất.
(VNF) - Giai đoạn 1 của sân bay Long Thành có tổng mức đầu tư gần 109.717 tỷ đồng (tương đương 4,69 triệu USD), tăng thêm khoảng 606 tỷ so với quyết định năm 2020.
(VNF) - Thủ tướng lưu ý quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể liên quan các dự án tồn động kéo dài cần làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó, đánh chuột nhưng không vỡ bình.
(VNF) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chủ trương sáp nhập các tỉnh, thành là cuộc cách mạng, bước đột phá về thể chế chuẩn bị cho “tầm nhìn trăm năm” phát triển đất nước.
(VNF) - Khảo sát dự án Bến cảng Liên Chiểu, Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý Đà Nẵng việc xây dựng dự án này theo hướng ứng dụng với công năng đa ngành, đa lĩnh vực, quy hoạch tổng thể và lâu dài.
(VNF) - Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội khẳng định: Nếu có chính sách hỗ trợ tốt, mỗi DN luôn nỗ lực sáng tạo, trong tương lai, nhiều doanh nghiệp nhỏ hôm nay có thể trở thành những "kỳ lân" của Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới.
(VNF) - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Phải xác định kinh tế tư nhân là chiến lược, là chính sách lâu dài, là động lực phát triển quan trọng nhất hiện nay”.
(VNF) - Bắc Ninh – một tỉnh nhỏ ở miền Bắc Việt Nam – từ lâu đã là một trung tâm công nghiệp quan trọng, đặc biệt với sự có mặt của tập đoàn Samsung. Tuy nhiên, dù là nơi sản xuất hàng triệu chiếc điện thoại thông minh xuất khẩu đi khắp thế giới, Bắc Ninh vẫn chưa thực sự được nhiều người biết đến trên bản đồ du lịch. Điều này đang dần thay đổi nhờ vào một hiện tượng âm nhạc bất ngờ mang tên "Bắc Bling".
(VNF) - Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất tiêu chí về diện tích và dân số đối với xã, phường sau sáp nhập, yêu cầu xã mới đạt ít nhất 300% tiêu chuẩn hiện hành và phường có diện tích từ 35km2, dân số từ 50.000 người.
(VNF) - Mặc dù quy định pháp luật cho phép doanh nghiêp dự án được phát hành trái phiếu để đầu tư dự án PPP, tuy nhiên từ khi Luật PPP có hiệu lực cho đến nay, chưa có bất kỳ doanh nghiệp dự án nào phát hành trái phiếu thành công để đầu tư dự án PPP.
(VNF) - Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết các cơ quan tính toán sẽ giảm từ 63 tỉnh thành xuống còn 34, sắp tới Trung ương và Quốc hội sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.
(VNF) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương; kết thúc hoạt động thanh tra các bộ, sở, huyện.
(VNF) - Trước các biến động về chính sách thuế quan của Mỹ, các chuyên gia nhận định Việt Nam cần chuẩn bị nhiều phương án ứng phó, từ đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, tận dụng các hiệp định thương mại đến đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
(VNF) - Ngày 27/3, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP. HCM tiếp tục phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan.
(VNF) - Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) cho rằng, thay vì đốt cả cọc tiền vàng gây ô nhiễm, có thể đốt thẻ Visa, Master giá trị vài tỷ đồng cho người âm.
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất bảo lưu chế độ, tiền lương và phụ cấp chức vụ trong 6 tháng cho cán bộ, công chức, viên chức từ đơn vị hành chính cũ sang làm việc tại các tỉnh, xã sau sáp nhập.
(VNF) - Theo các chuyên gia, sáp nhập tỉnh, thành sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công vào các dự án quy mô lớn, tuy nhiên, việc này cũng gây ra một số thách thức cho mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công, trong đó tâm lý cán bộ là một trong những rào cản lớn nhất.
(VNF) - TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, cho rằng sự phát triển của kinh tế tư nhân hiện còn gặp nhiều rào cản, lớn nhất là sự tắc nghẽn do thể chế, quy định pháp luật.