Thủ tướng: 'Vận hành bộ máy mới sau sáp nhập từ 1/7'
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành và các địa phương chuẩn bị sẵn sàng để ngày 1/7/2025 vận hành bộ máy mới sau khi sắp xếp, sáp nhập.
Ngày 5/2, tại Bình Định đã diễn ra Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư vùng với chủ đề “Liên kết - Đột phá từ kinh tế biển - Phát triển nhanh và bền vững”,
Liên kết rời rạc
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhắc lại câu hỏi, tại sao vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ là vùng đất có nhiều tiềm năng, cơ hội nổi trội nhưng chưa phát triển.
“Phải chăng là cơ chế chính sách còn hạn hẹp; những khó khăn thách thức, yếu kém chưa phát hiện ra. Tôi đề nghị các đại hiểu nghiên cứu, tục đóng góp ý tưởng, hành động phát triển cho vùng này”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Thủ tướng, hiện nay, liên kết vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ với các vùng khác còn rời rạc. Vì vậy, để phát huy tiềm năng của vùng, cần có sự kết nối hạ tầng với các vùng. Kết nối ở đây là kết nối về con người, thể chế, ý tưởng, sáng tạo đổi mới, đặc biệt là kết nối cứng hệ thế giao thông chiến lược.
Thứ 2 là làm sao có cơ chế để phát huy hết năng lực con người: sáng tạo, tự lực, tự cường. Làm sao phát huy được con người vừa là trung tâm, vừa là động lực, nguồn lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển
“Con người miền Trung có khát vọng, có trí tuệ… Chúng ta hay nói khác biệt của miền Trung là “túi mưa” và “chảo lửa”. Chính những khó khăn đó đã tôi luyện con người miền Trung”, Thủ tướng nói
Thứ 3, theo Thủ tướng thể chế chúng ta đang làm nhưng vẫn còn vướng mắc, cần phải cùng nhau giải quyết.
Thủ tướng lưu ý các địa phương khi thu hút đầu tư cần đứng trên quan điểm hợp tác 2 bên cùng phát triển. Phải luôn đổi mới môi trường đầu tư, tạo môi trường thông thoáng cho nhà đầu tư và phải tạo ra nhà đầu tư chiến lược. Các cấp chính quyền xem thành công của doanh nghiệp là của mình; xem trăn trở, khó khăn của doanh nghiệp là của mình.
Nghị quyết 26 tạo cơ hội cho miền Trung
TS. Trần Du lịch, chuyên gia kinh tế, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách, tiền tệ quốc gia, cũng cho hay vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ là vùng có tiềm năng lớn, dư địa chưa sử dụng bao nhiêu. Bài toán đặt ra là làm sao để vùng này trong thời gian tới trở thành vùng phát triển.
“Với Nghị quyết 26, Chương trình hành động của Chính phủ, tôi thấy chúng ta có cơ hội. Nếu triển khai 3 đột phá (thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực) thì giai đoạn 2026-2035 là giai đoạn tăng tốc để biến vùng thành vùng phát triển”, TS. Trần Du Lịch nói.
Theo TS. Trần Du Lịch, cần mở rộng cơ chế, phân cấp, phân quyền cho các địa phương; sớm ban hành cơ quan tiểu vùng nhằm thúc đẩy sự phát triển của vùng.
Theo TS. Trần Du Lịch vùng phải tập trung mô hình kinh tế bền vững, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế số… Trong lĩnh công nghiệp, cần tập trung tập công nghiệp chế biến, công nghiệp xanh... Đối với phía tây của vùng, cần phát triển trồng rừng, lấy nguyên liệu để phát triển ngành gỗ.
Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định đề xuất, kinh tế biển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của toàn vùng, do đó đề nghị Chính phủ sớm hoàn thành quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng; đồng thời có cơ chế, chính sách đồng bộ thống nhất cho cả vùng nhằm tạo động lực thống thúc đẩy phát triển; thúc đẩy liên kết trong nội vùng, tiểu vùng, trong quy hoạch vùng nên hình thành các tiểu vùng theo hướng đa chức năng.
Đặc biệt, hiện nay các địa phương trong vùng còn quỹ đất ven biển rất đẹp, lợi thế nhiều, vì vậy cần tạo sự đột phá trong phát triển nhanh hơn về hạ tầng giao thông đường biển, đường cao tốc Bắc Nam; các tuyến kết nối phía Đông với phía Tây; phát triển hạ tầng sân bay, cảng biển… nhằm phát huy lợi thế là cửa ngõ hướng ra biển của các tỉnh trong vùng.
Khi tuyến đường động lực ven biển hình thành kết nối liên vùng, đề nghị Trung ương chỉ đạo quy hoạch xây dựng hình thành trục kinh tế biển thống nhất, trong đó ưu tiên tập trung phát triển các khu kinh tế làm nòng cốt thúc đẩy hỗ trợ sự phát triển kinh tế biển; chỉ đạo rà soát tổng thể, điều chỉnh sự phát triển các các phân khu vực chức năng trong các khu kinh tế bảo đảm sự hỗ trợ lẫn nhau, tránh tình trạng cạnh tranh với nhau giữa các khu kinh tế.
“Nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vùng, sớm đưa Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị đi vào cuộc sống, đề nghị Trung ương bổ sung quy hoạch cấp phép dự án trọng điểm có sức lan tỏa do các địa phương đề xuất gồm các dự án năng lượng gió ngoài khơi, các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái, đô thị biển mang tầm khu vực, các trung tâm logistics kết nối sân bay, cảng biển nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng”, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định đề xuất.
Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn 2045, đặt mục tiêu đến năm 2030 Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ là vùng phát triển năng động, nhanh và bền vững, mạnh về kinh tế biển; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn của cả nước với các khu kinh tế ven biển và hệ thống đô thị ven biển đạt chuẩn quốc gia và khu vực; là cửa ngõ ra biển của vùng Tây Nguyên và nước bạn Lào; là nơi các giá trị văn hoá, lịch sử và hệ sinh thái biển, đảo, rừng được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao… Tầm nhìn đến năm 2045, Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ là vùng phát triển nhanh, bền vững, mạnh về kinh tế biển; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn ngang tầm khu vực Châu Á với các khu kinh tế ven biển hiện đại, hệ thống đô thị ven biển thông minh, bền vững, có bản sắc riêng, thân thiện với môi trường, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; là nơi các giá trị văn hoá, lịch sử, hệ sinh thái biển, đảo, rừng được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vùng chắc; các tổ chức đảng, hệ thống chính trị vững mạnh, khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường. |
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành và các địa phương chuẩn bị sẵn sàng để ngày 1/7/2025 vận hành bộ máy mới sau khi sắp xếp, sáp nhập.
(VNF) - Ngày 14/4, tai phiên tòa phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2), bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo đồng phạm nói lời sau cùng trước khi hội đồng xét xử vào nghị án.
(VNF) - Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, Chính phủ đề xuất phân quyền cho Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân. Thẩm quyền này đang thuộc Quốc hội, theo luật hiện hành.
(VNF) - Gia đình ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, vừa chuyển 100 tỷ đồng vào tài khoản của Cục Thi hành án dân sự Hà Nội để khắc phục hậu quả vụ án.
(VNF) - Trung ương thống nhất giảm 60 - 70% đơn vị hành chính cấp xã. Hiện cả nước còn 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, sau phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chốt số lượng cụ thể bao nhiêu xã được sắp xếp.
(VNF) - Trung ương thống nhất chủ trương cả nước còn 34 tỉnh thành, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Có 11 địa phương giữ nguyên và 52 địa phương sáp nhập thành 23 tỉnh, thành.
(VNF) - Thời gian qua, quan hệ kinh tế Việt - Trung tổng thể duy trì xu thế phát triển tích cực và đạt nhiều kết quả quan trọng.
(VNF) - Đề án sắp xếp, sáp nhập cơ quan HĐND của Đà Nẵng và Quảng Nam nhằm hoạt động đồng bộ, thông suốt, chủ động và sáng tạo.
(VNF) - Nhiều phường tại TP.HCM đang tổ chức lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM, đồng thời khảo sát phương án sắp xếp lại các phường, xã thành các đơn vị hành chính cơ sở mới.
(VNF) - Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, các tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên, Bắc Kạn và Thái Nguyên đang chuẩn bị phương án sáp nhập, với trọng tâm là bố trí cán bộ, hạ tầng kết nối và lấy ý kiến cử tri.
Thường trực Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức hội nghị về sắp xếp, sáp nhập tỉnh với Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và Hòa Bình vào chiều mai 14/4.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu cần có chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành tại Việt Nam và so với quốc tế trong việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
(VNF) - Sau khi được điều chỉnh tăng lương hưu 2 lần từ 1/7/2024, những người có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng lương hưu lần thứ 3 từ ngày 1/7/2025.
(VNF) - Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên là Trưởng Đoàn đàm phán của Chính phủ về thỏa thuận thương mại với Mỹ, trong đó có vấn đề chính sách thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam.
(VNF) - Một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với quy mô cực lớn vừa bị triệt phá. Hai công ty trong đường dây này đã sản xuất gần 600 loại sữa giả bán cho người tiểu đường, trẻ sinh non, phụ nữ có thai, mang lại doanh thu gần 500 tỷ đồng.
(VNF) - Tại phiên họp ngày 12/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì thực hiện quy trình giới thiệu bổ sung Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIV.
(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).
Bộ Nội vụ đề xuất giải thể đơn vị hành chính huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thị trấn từ ngày 1/7.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu xây dựng gói tín dụng ưu đãi cho người dưới 35 tuổi mua nhà.
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu không công chứng giấy tờ đã tích hợp trên VNeID, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và thúc đẩy chuyển đổi số.
(VNF) - Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, từ ngày 1/7/2025, người từ 75 tuổi không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
(VNF) - Việt Nam có khoảng 500 điểm khai thác vàng, trong đó có những mỏ vàng có trữ lượng rất lớn, tới hàng chục tấn.
(VNF) - Phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Đề án phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 đã được Trung ương thảo luận.
(VNF) - Trong đề án điều đánh giá tiềm năng khoáng sản ở Trung Trung Bộ, cơ quan chức năng sơ bộ đánh giá được 12 mỏ quặng vàng với dự báo hơn 10 tấn.
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất chi khoảng 15.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách cho hơn 16.000 cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn của vị trí việc làm sau sắp xếp.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành và các địa phương chuẩn bị sẵn sàng để ngày 1/7/2025 vận hành bộ máy mới sau khi sắp xếp, sáp nhập.
(VNF) - Dự án Vaquarius Văn Giang có diện tích hơn 7,2ha với quy mô đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng.