Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chiều 22/6, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các cơ chế phát triển nguồn và lưới điện, Bộ Công Thương cho biết có nhiều điểm mới liên quan đến ngành điện như giá thành năng lượng tái tạo giảm rất nhanh trong thời gian qua, giúp tăng tính cạnh tranh so với năng lượng truyền thống, từ đó, tạo điều kiện phát triển mạnh hơn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) mà Việt Nam có tiềm năng lớn. Trong khi đó, nhiều tỉnh “quay lưng” lại với nhiệt điện than do vấn đề bảo vệ môi trường.
Hiện nay, nhiều tỉnh ven biển đề xuất, mong muốn có trung tâm điện khí từ 3.000 MW trở lên. Đây là một diễn biến mới đòi hỏi phải có quy hoạch khoa học, khách quan, đánh giá toàn diện “làm ở đâu, khi nào, làm quy mô bao nhiêu”, chứ không chạy theo đề xuất của các địa phương.
Bộ Công Thương cũng cho biết, sẽ trình tổng sơ đồ điện giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2045, đề ra các cơ chế triển khai tổng sơ đồ điện này như thế nào để phát triển các dự án điện trong tương lai.
Theo Bộ Công Thương, quy hoạch năng lượng 10 năm tới, tầm nhìn đến 2045 không nên máy móc, cứng nhắc, mà xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, đặt đầu bài cho các thành phần kinh tế, cả trong nước và nước ngoài tham gia. Nhà nước có cơ chế tạo điều kiện cho nhà đầu tư.
Kết luận tại cuộc họp, Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương phải chủ trì về vấn đề quản lý điện lực. Đồng thời phải có trách nhiệm bảo đảm nguồn và lưới điện cho phát triển đất nước; chủ trì, lên phương án cụ thể và chịu trách nhiệm đến cùng trong chỉ đạo thực hiện.
"Vai trò cá nhân trong chỉ đạo vấn đề này rất quan trọng, chứ không để thiếu điện rồi lúc đó mới xem trách nhiệm thuộc về ai", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng nêu rõ, phải áp dụng nghị quyết của Bộ Chính trị và pháp luật có liên quan đã được Quốc hội thông qua. Theo đó, mọi thành phần kinh tế có thể tham gia sản xuất điện, kể cả lưới truyền tải. Phát triển điện gắn với bảo vệ môi trường sống; ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, ít gây ô nhiễm.
“Cái gì có lợi cho người dân, cho người sản xuất để thu hút đầu tư thì nên làm”, Thủ tướng nói.
Đặc biệt, tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn EVN làm rõ thông tin dư luận phản ánh về việc thời gian qua hóa đơn tiền điện của một số hộ dân tăng cao bất thường.
Thủ tướng nhấn mạnh là bảo đảm không để xảy ra sai sót và ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng điện, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm.
Báo cáo về vấn đề này, ông Dương Quang Thành, Chủ tịch Tập đoàn EVN cho biết đã chỉ đạo điện lực các địa phương nhanh chóng xác minh các trường hợp có tiền điện tăng cao để trả lời, giải thích cho người dân một cách công khai.
Được biết, trước đó, nhiều hộ dân đã phản ánh về việc hóa đơn tiền điện tháng qua tăng gấp 2-3 lần so với kỳ thanh hóa đơn trước đó mặc dù cho rằng lượng điện tiêu thụ được cho là không nhiều hơn bao nhiêu.
Trước các phản ánh trên, EVN đã lên tiếng giải thích với khách hàng, hoá đơn tiền điện tăng "sốc" là do thời tiết nắng nóng kéo dài kỷ lục trong 27 năm qua dẫn đến tiêu thụ điện tăng cao khi khách hàng sử dụng nhiều thiết bị làm mát.
Theo EVN, đã có hơn 3,1 triệu khách hàng trong tổng số 26 triệu khách hàng sử dụng điện sinh hoạt trên cả nước có mức tiêu thụ điện của tháng 5 cao hơn 30% so với tháng 4.
Trong số này, có tới gần 1 triệu khách có mức tiêu thụ điện tăng 50%. Thậm chí, có tới hơn 215.000 khách hàng có mức tiêu thụ điện tăng trên 300% so với tháng 4.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.