Thúc đẩy tiêu dùng nội địa: Thị trường 100 triệu dân, tăng trưởng top đầu thế giới

Công Linh - 28/09/2023 16:59 (GMT+7)

(VNF) - Theo Tổng cục Thống kê, 8 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 4.043,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, mức tăng 2 con số đã được duy trì liên tục từ đầu năm đến nay.

VNF

Cấu trúc thị trường thay đổi

Phát biểu tại Toạ đàm “Thúc đẩy tăng trưởng thị trường trong nước gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô” do Báo Công Thương tổ chức mới đây, ông Lê Huy Khôi  - Trưởng phòng Quản lý Khoa học và đào tạo - Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công Thương – Bộ Công Thương cho biết, Chính phủ đã nhận diện chính xác trong việc xác định các trụ cột để duy trì tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tiêu dùng trong nước thời gian qua.

“Từ giữa năm 2022, Chính phủ đã nhận thấy, bức tranh kinh tế sẽ có xu hướng suy giảm dưới tác động của đại dịch và sự suy giảm bên ngoài. Từ đó, Chính phủ đã xác định 2 trụ cột chính là rà soát, sát sao việc lập kế hoạch cho đầu tư công. Thứ hai là xác định quy mô dân số trên 100 triệu dân và tiêu dùng trong nước chính là yếu tố chính duy trì tăng trưởng kinh tế trong nước cũng như tăng cường tiêu dùng nội địa. Từ đó đưa ra những quyết sách lớn để kích cầu tiêu dùng”.

Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Trần Đình Thiên chia sẻ, thời gian qua, cấu trúc thị trường nội địa, tiêu dùng đã có sự thay đổi. Có những bộ phận trước đây chưa nổi lên như thương mại điện tử, thì hiện nay đang vươn lên mạnh mẽ, đóng góp tích cực cho tăng trưởng nội địa. Do đó, phải quan tâm đến thị trường tiêu dùng ở một góc độ khác để có những chính sách kích thích phát triển trong thời gian tới.

Ông Phùng Thế Vinh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Kangaroo, Thành viên Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam cho hay, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam từ đầu năm 2023 đã tích cực vào cuộc tham gia các chương trình kích cầu. Các chuỗi bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam gần như xác định bỏ ngỏ mục tiêu lợi nhuận để có được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kích cầu tiêu dùng.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, mặc dù duy trì mức tăng khá cao trong một thời gian dài, song tiêu dùng trong nước có xu hướng đang giảm dần trong những tháng gần đây. Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức mua ở thị trường nội địa chính là nhiều khu vực doanh nghiệp sản xuất bị thu hẹp khiến thu nhập của người dân sụt giảm, ảnh hưởng đến nhu cầu chi tiêu. Chưa kể, các chính sách của Chính phủ dù rất nhiều nhưng độ trễ lớn, chưa mang lại hiệu quả kích cầu như mong đợi.

Giảm độ trễ chính sách

Để thúc đẩy thị trường nội địa trong những tháng cuối năm, ông Lê Huy Khôi nêu ý kiến, việc đầu tiên là Chính phủ cần sát sao với công tác đầu tư công, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để hỗ trợ cho đầu ra của sản xuất. Bên cạnh đó, hiện nay các chính sách còn có độ trễ cho nên cần thực hiện nhanh và quyết liệt các chính sách.

“Năm 2023, Thái Lan sẽ có những chủ trương bơm tiền cho tiêu dùng nội địa để kéo theo sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là gợi ý tốt cho Việt Nam”, ông Khôi chia sẻ.

Ngoài ra, các chính sách cần khai thác tốt hơn khu vực thị trường nông thôn vốn có nhiều dư địa cũng như phát triển thương mại điện tử một cách mạnh mẽ hơn.

Ông Phùng Thế Vinh đề xuất: “Điều doanh nghiệp cần nhất là giữ được ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất, kể cả lãi suất cho vay ngắn hạn và cho vay đầu tư trung và dài hạn”.

PGS. TS Trần Đình Thiên chia sẻ thêm, thị trường 100 triệu dân của ta không nhỏ, lại thuộc loại tăng trưởng cao trên thế giới. Điều này khiến quy mô thị trường nội địa rất đáng kể. Đây là thị trường chiến lược cho đất nước. Phải củng cố thị trường nội địa vì đây là khu vực thị trường trọng yếu cho tăng trưởng ổn định kinh tế vĩ mô.

“Nếu như khu vực đầu tư nước ngoài chủ yếu đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu thì khu vực thị trường trong nước chính là mảnh đất cho doanh nghiệp Việt Nam.  Khi củng cố nội địa có nghĩa là không chỉ lo thị trường mà còn lo cho lực lượng sản xuất”, PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh.

Theo ông Thiên, chính sách phải hướng vào các giải pháp tài khoá để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất. Đồng thời tháo gỡ khó khăn về thủ tục quy trình. Ví dụ đầu tư công không phải thông mấy con đường mà phải “bơm máu” cho nền kinh tế, giúp người lao động có việc làm, giúp vực dậy sản xuất cho doanh nghiệp.

Các Bộ ngành, doanh nghiệp cần “bắt tay” để kích cầu tiêu dùng cuối năm. Các giải pháp không phải chỉ là giảm giá thông thường mà phải có những giải pháp mạnh như có các phiếu mua hàng cho người dân để kích thích tiêu dùng, giúp thị trường nội địa sống động lên, tạo nên khí thế mới, niềm tin mới và giúp doanh nghiệp Việt Nam vực dậy sản xuất.

“Với chính sách giảm VAT từ 10% xuống 8%, tôi nghĩ là không đủ. Nên chăng giảm mạnh hơn, gỡ bỏ các tiêu chí, tiêu chuẩn khắt khe để doanh nghiệp dễ dàng hấp thụ chính sách. Đồng thời, có cả các chính sách bảo vệ người dám làm, dám quyết định. Tình huống đặc biệt cần những chính sách đặc biệt” – PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Mua lại 2 dự án chục nghìn tỷ của Phát Đạt, Realty Holdings có tiềm lực ra sao?

Mua lại 2 dự án chục nghìn tỷ của Phát Đạt, Realty Holdings có tiềm lực ra sao?

(VNF) - Realty Holdings - doanh nghiệp vừa mua lại 2 dự án của “ông lớn” Phát Đạt - mới thành lập vào tháng 12/2023, đồng thời vừa thay đổi vốn điều lệ từ 186 tỷ đồng lên 680 tỷ đồng cách đây một tuần.

Heo vào chu kỳ tăng giá, các ‘ông lớn’ đua nhau mở rộng hệ sinh thái

Heo vào chu kỳ tăng giá, các ‘ông lớn’ đua nhau mở rộng hệ sinh thái

(VNF) - HAG, DBC và BAF đều lên kế hoạch đầu tư mạnh vào mảng heo cho năm 2024. Ban lãnh đạo của các doanh nghiệp này cũng dự kiến sẽ đạt được mức lợi nhuận tốt nhờ diễn biến giá heo tăng.

VNG: Kết quả kinh doanh khả quan nhờ tăng trưởng ở các mảng cốt lõi

VNG: Kết quả kinh doanh khả quan nhờ tăng trưởng ở các mảng cốt lõi

(VNF) - Công ty cổ phần VNG (VNG) vừa công bố BCTC kiểm toán năm 2023. Công ty ghi nhận những tín hiệu tích cực trong bối cảnh kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn, thể hiện thông qua sự tăng trưởng cả về chỉ số hoạt động và lợi nhuận ở các mảng sản phẩm chính. Do sự thay đổi trong chính sách kế toán, các chỉ số của BCTC 2023 sẽ không tương ứng để so sánh với các chỉ số của BCTC 2022.

'EU sẽ luôn hỗ trợ Việt Nam triển khai các sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu

'EU sẽ luôn hỗ trợ Việt Nam triển khai các sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu

(VNF) - Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Julien Guerrier khẳng định EU sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ Việt Nam triển khai các sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, hướng tới hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Tội phạm lừa đảo trên mạng, chiếm đoạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm

Tội phạm lừa đảo trên mạng, chiếm đoạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm

(VNF) - Số tiền người dân bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên mạng năm 2023 tăng 1,5 lần so với năm 2022. Cơ quan chức năng cũng đưa ra những cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản phổ biến của tội phạm trên không gian mạng để người dân phòng tránh.

Sunlife: Thua lỗ triền miên, nhiều năm liền đóng thuế TNDN 0 đồng

Sunlife: Thua lỗ triền miên, nhiều năm liền đóng thuế TNDN 0 đồng

(VNF) - Doanh thu chục ngàn tỷ đồng, liên tục mở rộng hệ thống kinh doanh mới trong vài năm trở lại đây như Nous,De la Sól, Apex… và văn phòng đại diện tại Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định. Nhưng Sunlife van trong tình trạng thua lỗ nhiều năm, “đóng thuế” cho nhà nước liên tiếp 0 đồng.

Nhận diện tổ chức mới 'thế chân' Tân Hoàng Minh, tái khởi động những dự án 'đất vàng'

Nhận diện tổ chức mới 'thế chân' Tân Hoàng Minh, tái khởi động những dự án 'đất vàng'

(VNF) - Ramond Holdings vừa xuất hiện trên thị trường với tư cách nhà phát triển bất động sản với các dự án liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Đáng chú ý, 3 cổ đông lớn của công ty gồm bà Phạm Thị Lan Phương và 2 người con của ông Đỗ Anh Dũng - cựu Chủ tịch Tân Hoàng Minh.

Iraq đấu thầu thăm dò dầu khí: Công ty Trung Quốc thắng áp đảo

Iraq đấu thầu thăm dò dầu khí: Công ty Trung Quốc thắng áp đảo

(VNF) - Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq ngày 12/5 cho biết các công ty Trung Quốc đã thắng thêm 5 gói thầu để thăm dò các mỏ dầu và khí đốt của Iraq, khi vòng cấp phép thăm dò hydrocarbon của quốc gia Trung Đông này tiếp tục bước sang ngày thứ hai.

Lắt léo thủ thuật - phẫu thuật, VBI viện cớ từ chối chi trả bảo hiểm cho khách

Lắt léo thủ thuật - phẫu thuật, VBI viện cớ từ chối chi trả bảo hiểm cho khách

(VNF) - Khách hàng mua bảo hiểm năm thứ 2, đã qua thời gian chờ và nằm trong phạm vi bảo hiểm "chi trả" 100%, đi cắt polyp đại tràng có gây mê tại phòng khám đa khoa Thu Cúc. Tuy nhiên, khi gửi hồ sơ để làm thanh toán thì VBI từ chối chi trả với lý: Đây là thủ thuật, không phải phẫu thuật.

Dự án Bệnh viện quốc tế Hà Nội - Hải Dương hơn 1.200 tỷ chậm tiến độ

Dự án Bệnh viện quốc tế Hà Nội - Hải Dương hơn 1.200 tỷ chậm tiến độ

(VNF) - Dự án Bệnh viện quốc tế Hà Nội - Hải Dương do Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển y tế Thành Đông làm chủ đầu tư đang chậm tiến độ.