'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thuế là biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả nhất. Tăng thuế thuốc lá đồng nghĩa với việc tăng giá bán, nhằm giảm lượng người mua và sử dụng thuốc lá.
Giá thuốc lá tăng 10% có thể làm giảm lượng tiêu thụ khoảng 4% tại các quốc gia thu nhập cao, giảm 5% ở các quốc gia thu nhập trung bình. Một số quốc gia đã thành công trong việc giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá thông qua tăng thuế, như Philippines, tỷ lệ hút thuốc lá năm 2009 là 29% đến năm 2021 giảm xuống còn 19,5%; thu ngân sách từ thuốc lá cũng tăng đáng kể qua từng năm.
Theo PGS.TS. Vỹ Sỹ Cường, chuyên gia Tài chính Công, Phó trưởng Bộ môn Phân tích Chính sách Tài chính, Học viện Tài chính, hiện cơ cấu thu thuế của Việt Nam hiện phụ thuộc nhiều vào thuế GTGT (VAT) với gần 6% GDP, trong khi thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) chỉ là 1,7% trong giai đoạn 2016-2020.
Trong khi đó, Việt Nam là một trong số các nước có tỉ lệ hút thuốc cao nhất trong khu vực ASEAN cũng như một trong số các quốc gia có tỷ lệ người sử dụng thuốc lá thuộc top đầu trên thế giới, nhưng giá thuốc lá lại thấp so với các quốc gia khác.
Mặc dù tỷ lệ thuế TTĐB trên giá thuốc lá xuất xưởng là 75%, nhưng tổng thuế trên giá bán lẻ chỉ đạt khoảng 36-38% - thấp hơn nhiều so với các nước.
So trong khu vực ASEAN, tỷ trọng thuế trong giá bán lẻ của Việt Nam là 38,85%, thấp hơn so với Thái Lan (78,6%), Singapore (67,11%), Indonesia (62,26%), Philippines (55,71%), Malaysia (51,47%)…
Mặc dù từ năm 2018-2019, Việt Nam đã thực hiện 3 lần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá, nhưng theo đánh giá của WHO, tăng thuế chỉ có tác động vừa phải đến tiêu dùng, mức tăng chưa đủ mạnh để giảm sâu lượng tiêu thụ thuốc lá.
Các chuyên gia WHO cho rằng giá thấp có thể khuyến khích tiêu thụ, do đó, cần tăng thuế thuốc lá trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Chia sẻ tại sự kiện do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược (VESS) tổ chức ngày 9/12, ThS. Đào Thế Sơn, Đại học Thương Mại đề xuất một số phương án với lộ trình tăng thuế thuốc lá tại Việt Nam dựa trên khuyến nghị của WHO, bao gồm bổ sung mức thuế tuyệt đối theo lộ trình tăng đều mỗi năm, áp dụng thuế tỷ lệ trên giá bán lẻ ở mức tương đương, hoặc vừa tăng thuế tỷ lệ vừa bổ sung thuế tuyệt đối ở mức tương đương.
Ông Sơn cho biết với lựa chọn lộ trình nào cũng cần bổ sung các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá mạnh khác, ví dụ như quản lý hệ thống bán lẻ hay áp dụng bao tiêu chuẩn,...
ThS. Đào Thế Sơn cũng cho biết, việc tăng thuế thuốc lá làm giảm lượng người sử dụng có thể tác động tích cực tới số lượng bệnh tật và tử vong do sử dụng thuốc lá, dẫn tới việc giảm gánh nặng y tế. Không chỉ vậy, giảm lượng người hút thuốc sẽ tác động tới an sinh xã hội, góp phần nâng cao đời sống cho gia đình khó khăn và tác động tích cực tới thị trường việc làm.
Xem thêm >> Việt Nam chịu gánh nặng kinh tế hàng trăm nghìn tỷ đồng do thói quen sử dụng thuốc lá
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.