Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Đã đến lúc Việt Nam định vị mình là ‘cường quốc hạng trung’?

Lê Hồng Hiệp - 26/02/2019 22:38 (GMT+7)

(VNF) - Nhân dịp Việt Nam được chọn làm nơi đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai, VietnamFinance trân trọng giới thiệu lại bài viết của TS. Lê Hồng Hiệp, Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) về việc liệu đã đến lúc Việt Nam nên định vị mình là một "cường quốc hạng trung". Đầu đề do chúng tôi đặt lại.

VNF

Sau 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã đi được một chặng đường dài trên con đường phát triển, giúp nâng cao tầm vóc, vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng đã dần chuyển dịch trọng tâm từ “đa dạng hóa, đa phương hóa” quan hệ, đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế sang tích cực hội nhập quốc tế và chủ động đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực cũng như thế giới.

Trong bối cảnh đó, việc định vị bản sắc quốc gia về mặt đối ngoại trong thời kỳ mới là một việc cần thiết nhằm định hướng nền ngoại giao, qua đó đưa ra được các chiến lược và hành động đối ngoại phù hợp, giúp bảo vệ tốt hơn lợi ích và nâng cao hơn nữa vị thế quốc tế của Việt Nam. Theo đó, một câu hỏi đặt ra là có phải đã đến lúc Việt Nam nên tự định vị mình như một “cường quốc hạng trung”?

Tiêu chí của “cường quốc hạng trung”

Theo các học giả, có bốn cách cơ bản để xác định một quốc gia có thể được coi là một cường quốc hạng trung hay không: định lượng, chức năng, hành vi, và bản sắc.

Về mặt định lượng, có thể dùng các chỉ số cụ thể để đo đếm sức mạnh cứng của quốc gia, qua đó xác định vị trí của quốc gia đó trong hệ thống thứ bậc quốc tế. Các chỉ số này thường bao gồm các yếu tố như diện tích địa lý, dân số, quy mô nền kinh tế, sức mạnh quân sự, cùng các chỉ số phát triển kinh tế – xã hội khác.

Về mặt chức năng, các cường quốc hạng trung thường theo đuổi các mảng “ngoại giao chuyên biệt” (niche diplomacy), qua đó mang lại vai trò, uy tín cao vượt trội so với mức đầu tư bỏ ra. Các học giả cho rằng, điều này là do các cường quốc hạng trung có nguồn lực vừa phải nên nếu muốn tạo lập vị thế đặc biệt thì cần tập trung vào những lĩnh vực vấn đề mà các nước nhỏ khác ít chú ý tới hoặc không bị chi phối bởi các cường quốc lớn.

Trong khi đó, về mặt hành vi, các cường quốc hạng trung thường thể hiện mình là một thành viên tốt của cộng đồng quốc tế qua việc đóng góp vào các vấn đề chung của thế giới như gìn giữ  hòa bình, phát triển kinh tế, hỗ trợ nhân đạo, hoặc ủng hộ chủ nghĩa đa phương, góp phần vào giải quyết các cuộc xung đột quốc tế qua vai trò trung gian hòa giải.

Phương thức cuối cùng để xác định một quốc gia có phải là một cường quốc hạng trung hay không là xem xét diễn ngôn, luận điệu hoặc bản sắc của quốc gia đó về mặt đối ngoại, bởi lẽ cách các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của một quốc gia định vị bản sắc quốc gia mình sẽ tác động lớn đến cách quốc gia đó hành xử trong hệ thống quốc tế, qua đó tác động tới cảm nhận cũng như sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế đối với vai trò, địa vị của quốc gia đó.

Trong bốn phương thức trên, có thể nói trong khi tiêu chí định lượng mang tính khách quan, cần quá trình tích lũy thực tế và khó có thể thay đổi trong thời gian ngắn, thì ba tiêu chí còn lại lại dựa nhiều vào yếu tố chủ quan, đặc biệt là nhận thức của các nhà hoạch định chính sách cũng như chiến lược đối ngoại cụ thể của mỗi quốc gia. Theo đó, có thể nói sức mạnh quốc gia là điều kiện cần, và các tiêu chí về mặt chức năng, hành vi và bản sắc đối ngoại là các điều kiện đủ để một quốc gia có thể được coi là một cường quốc hạng trung.

Việt Nam đã phải là cường quốc hạng trung?

Trên thế giới hiện nay, các học giả và nhà phân tích thường xếp một số quốc gia nhất định vào nhóm các cường quốc hạng trung, tiêu biểu là Canada, Australia, Mexico, Bangladesh, Thụy Điển, Ghana, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Indonesia, Ai Cập, Brazil, Nam Phi, Ấn Độ… Vậy Việt Nam đang ở đâu so với các cường quốc hạng trung này, và nếu so với 4 nhóm tiêu chí trên, thì Việt Nam đã có thể tự định vị mình là một cường quốc hạng trung hay chưa?

Về mặt sức mạnh cứng, so với các nước khác trên thế giới, Việt Nam đang xếp thứ 68 về diện tích, thứ 15 về dân số, thứ 46 về quy mô nền kinh tế, đồng thời cũng là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực với các chỉ số phát triển kinh tế – xã hội tích cực, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Ngoài ra, với sự đầu tư đáng kể trong thời gian qua, sức mạnh quốc phòng của Việt Nam cũng đã được nâng tầm, trở thành một trong những quốc gia có sức mạnh quân sự hàng đầu trong khu vực, nhất là Đông Nam Á. So với các quốc gia cường quốc hạng trung kể trên thì dù Việt Nam còn cần phải nỗ lực hơn nếu so với những cường quốc dẫn đầu, nhưng Việt Nam cũng không thua kém, thậm chí còn vượt trội hơn một số các quốc gia trong nhóm còn lại trên một số tiêu chí.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh vừa có cuộc hội đàm quan trọng với Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: VGP

Về mặt chức năng và hành vi, dù Việt Nam chưa xác định được một lĩnh vực “ngoại giao chuyên biệt” để thể hiện uy tín ngoại giao nổi bật của mình, nhưng Việt Nam đang từng bước thể hiện tư cách một “công dân tốt” của cộng đồng quốc tế bằng cách đóng góp nguồn lực cho các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, tích cực ủng hộ chủ nghĩa đa phương và trật tự quốc tế hiện hành, tham gia đàm phán các hiệp định quốc tế về thương mại và đầu tư, hay đóng vai trò ngày càng tích cực trong các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên Hợp Quốc và ASEAN. Điều này nhất quán với chủ trương của ngành ngoại giao Việt Nam trong việc nâng tầm đất nước từ người chủ yếu chấp nhận luật chơi trở thành người góp phần định hình luật chơi của hệ thống quốc tế.

Một điều đáng nói khác là vai trò quốc tế của Việt Nam đang được nhiều nước công nhận và ủng hộ. Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với hơn 20 quốc gia chủ chốt trên thế giới, có quan hệ hợp tác ngày càng sâu sắc và thực chất với các cường quốc chủ chốt như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga… Việt Nam cũng đã được bầu vào các vị trí quan trọng tại các tổ chức quốc tế, trong đó có thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc một nhiệm kỳ và chuẩn bị ứng cử nhiệm kỳ thứ hai.

Cần chủ động định hình bản sắc ngoại giao “cường quốc hạng trung”

Như vậy, Việt Nam cơ bản đã đáp ứng được các tiêu chí để trở thành một cường quốc hạng trung theo nhiều hơn một phương pháp định nghĩa của khái niệm này. Tuy nhiên, hiện nay bản thân Việt Nam chưa đặt ra vấn đề định vị mình là một cường quốc hạng trung trong các văn bản chính trị, đối ngoại chính thức. Vì vậy, thời gian tới, trong các diễn ngôn, văn bản chính sách của mình, Việt Nam nên chủ động định vị mình là một cường quốc hạng trung, hoặc đặt ra mục tiêu sớm trở thành một quốc gia như vậy.

Như đã nói, việc định vị bản thân là một cường quốc hạng trung sẽ là một sự định hướng quan trọng, giúp các nhà hoạch định chính sách đối ngoại Việt Nam có cơ sở để đưa ra những sách lược ngoại giao phù hợp nhằm không ngừng mở rộng ảnh hưởng, nâng tầm vị thế quốc tế của đất nước. Ngoài ra, việc chủ động định hình bản sắc đối ngoại dựa trên vị thế cường quốc hạng trung sẽ giúp Việt Nam thể hiện sự tự tin chiến lược lớn hơn, tạo ra vị thế quốc gia tốt hơn, dễ dàng được cộng đồng quốc tế thừa nhận hơn, đồng thời giúp Việt Nam có tư thế đàm phán tốt hơn trước các đối tác.

Vì vậy, trong thời gian tới, ngành ngoại giao Việt Nam nên cân nhắc đưa vấn đề định vị Việt Nam như là một cường quốc hạng trung vào các nghiên cứu nội bộ, văn bản chính sách hay tuyên truyền đối ngoại. Để tạo cơ sở cho việc thực thi, vấn đề này cũng nên được đưa vào các văn bản chính thức cấp cao nhất của đất nước, ví dụ như trong các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 sắp tới.

TS Lê Hồng Hiệp sinh năm 1981 tại Hà Tĩnh. Ông đã hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ về Chính trị học tại Đại học New South Wales (Australia) tháng 12/2014. Trước đó, ông đã có thời gian công tác tại Bộ Ngoại giao Việt Nam và làm giảng viên tại Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. TS Lê Hồng Hiệp hiện công tác tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore. Ông đã có nhiều bài báo khoa học, các phân tích, bình luận được đăng trên các tạp chí và diễn đàn uy tín trên thế giới như Contemporary Southeast Asia, Southeast Asian Affairs, Asian Politics & Policy, ASPI Strategic Insights, ISEAS Perspective, American Review, The Diplomat hay East Asia Forum.

Cùng chuyên mục
 Lừa dối khách hàng, Quang Linh Vlogs đối diện với mức án nào?

Lừa dối khách hàng, Quang Linh Vlogs đối diện với mức án nào?

(VNF) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án và 5 bị can, trong đó có Quang Linh Vlogs, liên quan đến vụ lừa dối khách hàng khi quảng bá sản phẩm kẹo rau Kera. Các bị can đối mặt với tội lừa dối khách hàng và có thể bị phạt đến 5 năm tù.

Bộ Chính trị cho ông Nguyễn Văn Hiếu thôi giữ các chức vụ

Bộ Chính trị cho ông Nguyễn Văn Hiếu thôi giữ các chức vụ

04/04/25 15:09 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Văn Hiếu và cho thôi giữ các chức vụ.

Bộ Chính trị đề nghị Trung ương kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình

Bộ Chính trị đề nghị Trung ương kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình

04/04/25 14:56 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét thi hành kỷ luật ông Trương Hoà Bình.

Hai Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 gây lãng phí hơn 1.254 tỷ đồng

Hai Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 gây lãng phí hơn 1.254 tỷ đồng

04/04/25 14:26 (GMT+7)

(VNF) - Thanh tra Chính phủ chỉ ra 4 lãng phí tại dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức, với số tiền tạm tính khoảng 1.254,101 tỷ đồng.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế 'vi phạm nghiêm trọng' tại cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế 'vi phạm nghiêm trọng' tại cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức

04/04/25 11:44 (GMT+7)

(VNF) - Thanh tra Chính phủ xác định nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế đã có 'vi phạm nghiêm trọng' tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức.

Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị vi phạm đến mức phải kỷ luật

Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị vi phạm đến mức phải kỷ luật

04/04/25 11:29 (GMT+7)

(VNF) - Vi phạm của Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị gây hậu quả nghiêm trọng đến mức phải thi hành kỷ luật.

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

04/04/25 11:14 (GMT+7)

(VNF) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.

Bộ Công an đề xuất bỏ án tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ

Bộ Công an đề xuất bỏ án tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ

04/04/25 10:18 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Công an đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8/18 tội danh, trong đó có tham ô tài sản, nhận hối lộ.

Thị trường chứng khoán bán tháo, cơ hội mua vào cổ phiếu tốt

Thị trường chứng khoán bán tháo, cơ hội mua vào cổ phiếu tốt

04/04/25 08:15 (GMT+7)

(VNF) - VinaCapital cho rằng, đợt bán tháo này mở ra cơ hội cho các nhà quản lý quỹ chủ động mua vào những cổ phiếu có nền tảng vững chắc và ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thuế, với mức định giá hấp dẫn hơn.

Việt - Mỹ: Ký hợp đồng thương mại 94 tỷ USD, đàm phán thêm 36 tỷ USD

Việt - Mỹ: Ký hợp đồng thương mại 94 tỷ USD, đàm phán thêm 36 tỷ USD

04/04/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo Dragon Capital, tính đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị các thỏa thuận thương mại giữa hai nước đã đạt 90,3 tỷ USD. Vào ngày 13/3, Việt Nam tiếp tục ký kết thêm một thỏa thuận trị giá 4,15 tỷ USD, đồng thời đang đàm phán các hợp đồng khác với tổng giá trị 36 tỷ USD.

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội tạo ra những thay đổi tích cực lâu dài'

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội tạo ra những thay đổi tích cực lâu dài'

04/04/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - TS Bùi Quý Thuấn - Phó Trưởng Ban nghiên cứu, Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA) đánh giá ,việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế nhập khẩu 46% lên hàng hóa Việt Nam sẽ tác động tiêu cực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đây là một cơ hội để Việt Nam tạo ra những thay đổi tích cực về lâu dài.

Mỹ áp thuế đối ứng với hàng Việt: Mức 46% hiểu sao cho đúng?

Mỹ áp thuế đối ứng với hàng Việt: Mức 46% hiểu sao cho đúng?

03/04/25 21:55 (GMT+7)

(VNF) - Các chuyên gia cho rằng con số thuế suất đối ứng mà Tổng Thống Trump đưa ra được tính bằng chênh lệch thương mại hai chiều giữa hai nước, chia đôi và làm tròn lên.

Bộ Công Thương: Mức thuế Mỹ áp cho Việt Nam thiếu căn cứ và không công bằng

Bộ Công Thương: Mức thuế Mỹ áp cho Việt Nam thiếu căn cứ và không công bằng

03/04/25 19:53 (GMT+7)

(VNF) - Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài - Bộ Công Thương cho biết Mức thuế MFN trung bình mà Việt Nam áp đối với hàng hóa nhập khẩu hiện nay là 9,4%. Do đó, mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ dự kiến áp cho hàng hóa Việt Nam lên tới 46% là thiếu căn cứ khoa học và thực sự không công bằng, không phản ánh thiện chí và nỗ lực của Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua trong việc xử lý tình trạng thâm hụt thương mại giữa hai nước.

Chủ tịch Quảng Nam nói về việc sáp nhập với Đà Nẵng

Chủ tịch Quảng Nam nói về việc sáp nhập với Đà Nẵng

03/04/25 19:45 (GMT+7)

(VNF) - Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, việc sáp nhập Quảng Nam và Đà Nẵng để có không gian phát triển mạnh hơn và đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn.

TT Trump áp thuế 46%: Thách thức ngắn hạn và cơ hội   chuyển đổi trong dài hạn

TT Trump áp thuế 46%: Thách thức ngắn hạn và cơ hội chuyển đổi trong dài hạn

03/04/25 16:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Trần Minh: "Nếu chính phủ và doanh nghiệp phản ứng nhanh nhạy như đàm phán thương mại, đa dạng hóa thị trường, và tối ưu hóa chuỗi cung ứng Việt Nam có thể giảm thiểu tác động và tận dụng cơ hội để củng cố nền kinh tế trong dài hạn'

Sân Mỹ Đình xuống cấp: Thủ tướng ra chỉ đạo 'nóng'

Sân Mỹ Đình xuống cấp: Thủ tướng ra chỉ đạo 'nóng'

03/04/25 15:07 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khai thác sân vận động quốc gia Mỹ Đình hiệu quả, tránh lãng phí.

TT Trump áp thuế 46%: Những 'lá bài' giúp Việt Nam ứng phó trước biến động

TT Trump áp thuế 46%: Những 'lá bài' giúp Việt Nam ứng phó trước biến động

03/04/25 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: "Chính sách thuế được công bố nhưng cánh cửa đàm phán vẫn còn. Việt Nam sở hữu nhiều ‘lá bài’ có thể tận dụng, nhưng cần biết cách khai thác và chủ động hơn trong cuộc chơi này".

 Thu hồi xong gần 10.000 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế

Thu hồi xong gần 10.000 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế

03/04/25 13:44 (GMT+7)

(VNF) - Gần 10.000 tỷ đồng bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã được toàn hệ thống thi hành án dân sự thu hồi trong 6 tháng qua.

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: 'Mục tiêu tăng trưởng 8% là không đổi'

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: 'Mục tiêu tăng trưởng 8% là không đổi'

03/04/25 13:01 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng đánh giá việc Mỹ áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam cũng là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững.

TT Trump áp thuế 46%: Những hàng Việt nào không bị vào danh sách 'khắc nghiệt'?

TT Trump áp thuế 46%: Những hàng Việt nào không bị vào danh sách 'khắc nghiệt'?

03/04/25 12:00 (GMT+7)

(VNF) - Mỹ công bố áp thuế đối ứng cao với 25 nền kinh tế, Việt Nam với mức 46%, cao thứ 2 trong danh sách. Tuy vậy, thông báo cũng nêu rõ một số hàng hóa sẽ không phải chịu thuế đối ứng.

Mỹ áp thuế quan 46% với Việt Nam: Thủ tướng họp khẩn với các bộ, ngành

Mỹ áp thuế quan 46% với Việt Nam: Thủ tướng họp khẩn với các bộ, ngành

03/04/25 11:32 (GMT+7)

(VNF) - Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành sau khi Mỹ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.

TT Trump áp thuế 46%: Nguy cơ cao nhất, hàng Việt sẽ đắt hơn đối thủ 10 - 20%?

TT Trump áp thuế 46%: Nguy cơ cao nhất, hàng Việt sẽ đắt hơn đối thủ 10 - 20%?

03/04/25 11:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Mỹ áp mức thuế 46% cho 90% hàng hóa từ Việt Nam là mức thuế rất cao, nhóm chịu tổn thương cao nhất trong các quốc gia. Với mức thuế này, hàng hoá Việt Nam có thể sẽ đắt hơn các đối thủ từ 10-20% và ảnh hưởng đến nhiều góc độ khác nhau của nền kinh tế.

Xuất nhập khẩu Việt Nam: Cơ hội, thách thức và vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài

Xuất nhập khẩu Việt Nam: Cơ hội, thách thức và vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài

03/04/25 11:00 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, năm 2023 đánh dấu một giai đoạn đầy thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

TT Trump áp thuế 46%: Doanh nghiệp Việt triệu tập họp khẩn, bàn cách ứng phó

TT Trump áp thuế 46%: Doanh nghiệp Việt triệu tập họp khẩn, bàn cách ứng phó

03/04/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại.

Căn cứ để sáp nhập còn 34 tỉnh, 5.000 xã sau sắp xếp địa phương

Căn cứ để sáp nhập còn 34 tỉnh, 5.000 xã sau sắp xếp địa phương

03/04/25 09:00 (GMT+7)

Trước Hội nghị Trung ương, Bộ Nội vụ tập trung tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan để hoàn thiện tờ trình, đề án sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã với quy mô 34 tỉnh, khoảng 5.000 xã.

Tin khác
 Lừa dối khách hàng, Quang Linh Vlogs đối diện với mức án nào?

Lừa dối khách hàng, Quang Linh Vlogs đối diện với mức án nào?

(VNF) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án và 5 bị can, trong đó có Quang Linh Vlogs, liên quan đến vụ lừa dối khách hàng khi quảng bá sản phẩm kẹo rau Kera. Các bị can đối mặt với tội lừa dối khách hàng và có thể bị phạt đến 5 năm tù.

Bộ Chính trị cho ông Nguyễn Văn Hiếu thôi giữ các chức vụ

Bộ Chính trị cho ông Nguyễn Văn Hiếu thôi giữ các chức vụ

Bộ Chính trị đề nghị Trung ương kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình

Bộ Chính trị đề nghị Trung ương kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình

Hai Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 gây lãng phí hơn 1.254 tỷ đồng

Hai Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 gây lãng phí hơn 1.254 tỷ đồng

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế 'vi phạm nghiêm trọng' tại cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế 'vi phạm nghiêm trọng' tại cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức

Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị vi phạm đến mức phải kỷ luật

Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị vi phạm đến mức phải kỷ luật

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Bộ Công an đề xuất bỏ án tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ

Bộ Công an đề xuất bỏ án tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ

Thị trường chứng khoán bán tháo, cơ hội mua vào cổ phiếu tốt

Thị trường chứng khoán bán tháo, cơ hội mua vào cổ phiếu tốt

Việt - Mỹ: Ký hợp đồng thương mại 94 tỷ USD, đàm phán thêm 36 tỷ USD

Việt - Mỹ: Ký hợp đồng thương mại 94 tỷ USD, đàm phán thêm 36 tỷ USD

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội tạo ra những thay đổi tích cực lâu dài'

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội tạo ra những thay đổi tích cực lâu dài'

Mỹ áp thuế đối ứng với hàng Việt: Mức 46% hiểu sao cho đúng?

Mỹ áp thuế đối ứng với hàng Việt: Mức 46% hiểu sao cho đúng?

Bộ Công Thương: Mức thuế Mỹ áp cho Việt Nam thiếu căn cứ và không công bằng

Bộ Công Thương: Mức thuế Mỹ áp cho Việt Nam thiếu căn cứ và không công bằng

Chủ tịch Quảng Nam nói về việc sáp nhập với Đà Nẵng

Chủ tịch Quảng Nam nói về việc sáp nhập với Đà Nẵng

TT Trump áp thuế 46%: Thách thức ngắn hạn và cơ hội   chuyển đổi trong dài hạn

TT Trump áp thuế 46%: Thách thức ngắn hạn và cơ hội chuyển đổi trong dài hạn

Sân Mỹ Đình xuống cấp: Thủ tướng ra chỉ đạo 'nóng'

Sân Mỹ Đình xuống cấp: Thủ tướng ra chỉ đạo 'nóng'

TT Trump áp thuế 46%: Những 'lá bài' giúp Việt Nam ứng phó trước biến động

TT Trump áp thuế 46%: Những 'lá bài' giúp Việt Nam ứng phó trước biến động

 Thu hồi xong gần 10.000 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế

Thu hồi xong gần 10.000 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: 'Mục tiêu tăng trưởng 8% là không đổi'

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: 'Mục tiêu tăng trưởng 8% là không đổi'

TT Trump áp thuế 46%: Những hàng Việt nào không bị vào danh sách 'khắc nghiệt'?

TT Trump áp thuế 46%: Những hàng Việt nào không bị vào danh sách 'khắc nghiệt'?

Mỹ áp thuế quan 46% với Việt Nam: Thủ tướng họp khẩn với các bộ, ngành

Mỹ áp thuế quan 46% với Việt Nam: Thủ tướng họp khẩn với các bộ, ngành

TT Trump áp thuế 46%: Nguy cơ cao nhất, hàng Việt sẽ đắt hơn đối thủ 10 - 20%?

TT Trump áp thuế 46%: Nguy cơ cao nhất, hàng Việt sẽ đắt hơn đối thủ 10 - 20%?

Xuất nhập khẩu Việt Nam: Cơ hội, thách thức và vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài

Xuất nhập khẩu Việt Nam: Cơ hội, thách thức và vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài

TT Trump áp thuế 46%: Doanh nghiệp Việt triệu tập họp khẩn, bàn cách ứng phó

TT Trump áp thuế 46%: Doanh nghiệp Việt triệu tập họp khẩn, bàn cách ứng phó

Căn cứ để sáp nhập còn 34 tỉnh, 5.000 xã sau sắp xếp địa phương

Căn cứ để sáp nhập còn 34 tỉnh, 5.000 xã sau sắp xếp địa phương