Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Con số được công ty công nghệ giải trí số Appota Group đưa ra trong báo cáo về thị trường “Ứng dụng di động 2021” vừa được công bố hôm nay (11/5).
Theo JP Morgan, doanh thu thương mại điện tử qua di động Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD vào năm 2020 với mức tăng trưởng bình quân 18,6% mỗi năm.
Theo đó, thương mại điện tử đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ khi chiếm gần một nửa toàn bộ doanh thu thương mại điện tử di động B2C (Business-to-Consumer) tại Việt Nam.
Xét theo tỉ lệ giao dịch, nền tảng di động cũng cho thấy sự vượt trội mạnh mẽ so với desktop khi chiếm đến 62% số lượng giao dịch, trong khi desktop chỉ chiếm 38%
Theo báo cáo “Ứng dụng di động 2021”, trong năm 2020, Việt Nam đang có 49 triệu người dùng mua sắm trực tuyến trong độ tuổi từ 15 trở lên (so với 46 triệu người năm 2019), cao thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á chỉ sau Indonesia (137 triệu) và Philippines (57 triệu người).
Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm khoảng 65% trong tổng số người từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam và khiêm tốn so với Malaysia (83%), Singapore (79%) và Philippines (74%). Điều này cho thấy cơ hội tăng trưởng của thị trường thanh toán và thương mại điện tử cả về số lượng người dùng lần giá trị mua hàng ở Việt Nam trong những năm sắp tới vẫn còn tiềm năng.
Trong khảo sát của We Are Social, nhóm tuổi từ 25 đến 54 tuổi là nhóm tuổi đã thực hiện mua sắm trực tuyến nhiều nhất, chiếm khoảng 82-85% số người tham gia khảo sát, trong khi đó thế hệ Z (được sinh ra và lớn lên trong giai đoạn bùng nổ của công nghệ thông tin) chỉ chiếm 70,6%.
Điều này có thể lí giải bởi việc thế hệ Z mặc dù là những người đi đầu và dễ dàng cập nhật xu hướng mua sắm online, nhưng hiện nay nhóm khách hàng trung niên cũng đã quen với hình thức này và việc họ sở hữu tài chính ổn định khiến nhóm khách hàng này mới là khách hàng đang thúc đẩy mua sắm trực tuyến.
Báo cáo cũng cho biết, trong năm 2020, có 121 startup hoạt động trong lĩnh vực fintech tại Việt Nam, trong đó lĩnh vực thanh toán điện tử có số lượng startup lớn nhất, chiếm 31%, cao gấp 2 lần so với lĩnh vực P2P lending (cho vay ngang hàng) với 16%. Điều này chứng tỏ thị trường thanh toán đang là thị trường có quy mô lớn nhất lĩnh vực fintech, tuy nhiên ngược lại cũng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh.
Làn sóng Covid-19 và sự thúc đẩy thanh toán không tiền mặt từ chính phủ trong năm 2020 đã khiến nhiều ví điện tử được hưởng lợi với lượng người dùng gia tăng mạnh mẽ trong năm qua.
Đặc biệt có 2 ví điện tử nổi bật nhất là Momo và VNPAY. Vào tháng 9/2020, ví Momo công bố đạt 20 triệu người dùng cá nhân, trở thành ví điện tử có nhiều người dùng nhất tại Việt Nam. Ngay sau đó trong báo cáo Economy SEA 2020 của Google, startup thanh toán VNPay đã được định giá trên 1 tỷ USD, điều đó có nghĩa VNPay được công nhận là startup “Kì lân” thứ hai tại Việt Nam.
Với thói quen thanh toán không tiền mặt dần hình thành sau đại dịch Covid-19, JP Morgan đã đưa ra dự báo đến năm 2023, sẽ chỉ còn 15% các giao dịch thương mại điện tử thanh toán bằng tiền mặt. Thay vào đó, việc chuyển khoản ngân hàng và thanh toán qua thẻ sẽ là hai hình thức phổ biến nhất. Ví điện tử cũng sẽ là một phương án phổ biến với tỉ lệ 22%.
Từ báo cáo của Appota có thể thấy, thị trường thanh toán điện tử và thương mại điện tử tuy ghi nhận là một xu hướng bùng nổ sau đại dịch và gia tăng một lượng lớn người dùng mới nhưng xét về mặt doanh thu thì không có sự đột phá. Điều này có thể lý giải bởi tác động kinh tế do đại dịch đã tạo ra tình trạng bất ổn về tâm lí người dùng, khiến cho sức mua của người tiêu dùng Việt bị hạn chế đáng kể.
Xem thêm >> Phá kỷ lục doanh số trong quý I, xe điện Tesla tiếp tục ‘cháy hàng’ trong quý II
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.