Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (gọi tắt là dự luật).
Tại báo cáo này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu ý kiến về các quy định trong dự luật.
Cụ thể, về việc quy định khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và tiêu chí thành lập các tổ chức hành chính (khoản 3 Điều 23), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với việc giao thẩm quyền này cho Chính phủ.
“Việc giao Chính phủ quy định khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện vừa bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thông suốt của trung ương, vừa tạo sự chủ động, sáng tạo cho địa phương trong việc bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy.
“Đây sẽ là cơ sở pháp lý để các địa phương căn cứ vào đặc điểm, tình hình cụ thể và yêu cầu quản lý, phát triển kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, chủ động quyết định thành lập tổ chức trên nguyên tắc tinh giản bộ máy, biên chế và giảm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành”, báo cáo viết.
Về số lượng phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh, Thường vụ Quốc hội cho hay dự luật đang có 2 phương án. Phương án 1 là giữ nguyên quy định HĐND cấp tỉnh có 2 phó chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách như tại Điều 18 và Điều 39 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành.
Phương án 2 quy định lãnh đạo HĐND cấp tỉnh có 2 đại biểu hoạt động chuyên trách, trường hợp chủ tịch HĐND cấp tỉnh là đại biểu hoạt động chuyên trách thì bố trí 1 phó chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách; trường hợp chủ tịch HĐND là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm thì bố trí 2 phó chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách.
Về số lượng phó trưởng ban của HĐND cấp tỉnh, dự luật cũng dự kiến 2 phương án tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội. Phương án 1 quy định ban của HĐND cấp tỉnh có 2 đại biểu hoạt động chuyên trách, nếu trưởng ban là đại biểu hoạt động chuyên trách thì bố trí 1 phó trưởng ban hoạt động chuyên trách; nếu trưởng ban là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm thì bố trí 2 phó trưởng ban hoạt động chuyên trách.
Phương án 2 quy định HĐND cấp tỉnh có không quá 2 phó trưởng ban, trong đó có 1 phó trưởng ban hoạt động chuyên trách
Về số lượng phó chủ tịch UBND cấp xã loại II, Thường vụ Quốc hội cho hay đa số ý kiến của các đại biểu Quốc hội tán thành với việc tăng số lượng phó chủ tịch UBND cấp xã loại II lên không quá 2 người.
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định việc tăng số lượng phó chủ tịch UBND cấp xã loại II không làm tăng biên chế của cả nước, thực chất chỉ tăng thêm chức danh này trong tổng số cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ”.
Về bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng chủ trương hợp nhất Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND, Văn phòng UBND cấp tỉnh thành một văn phòng tham mưu, giúp việc chung đã được nêu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Hiện tại, đã có 12 địa phương thực hiện thí điểm theo Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 04/10/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Vì vậy, nếu Luật Tổ chức chính quyền địa phương không sửa các quy định liên quan đến bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương thì sẽ không tạo cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp, tổ chức lại 3 văn phòng.
Ngoài ra, sau khi kết thúc việc thí điểm, để tổ chức, sắp xếp lại các văn phòng khác với hiện nay thì Chính phủ lại phải trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật để quy định về vấn đề này.
Để dự liệu trước cho việc sắp xếp, tổ chức lại các văn phòng sau khi thực hiện thí điểm, Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần sửa đổi các quy định có liên quan đến bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương theo hướng:
Một, sửa đổi, bổ sung Điều 127 để quy định khái quát về cơ quan, chức năng, nhiệm vụ; còn tên gọi, mô hình, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và biên chế của bộ máy giúp việc chính quyền địa phương do Chính phủ quy định.
Hai, không quy định Chánh văn phòng HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc cơ cấu của Thường trực HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại khoản 2 Điều 18 và khoản 2 Điều 39;
Đồng thời, bỏ các quy định liên quan đến việc bầu, lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh này tại điểm a khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 83 và điểm a khoản 1 Điều 88.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.