Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn chưa đạt kế hoạch, xử lý nợ xấu còn khó khăn

Minh Tâm - 06/11/2020 09:17 (GMT+7)

(VNF) - "Việc cơ cấu lại các ngân hàng mua bắt buộc, ngân hàng kiểm soát đặc biệt, ngân hàng yếu kém chưa đạt yêu cầu; nợ xấu chương trình cho vay theo Nghị định 67 vẫn gia tăng, các chính sách hỗ trợ chưa đồng bộ; quá trình xử lý nợ xấu có một số khó khăn, vướng mắc về khuôn khổ pháp lý", báo cáo của Chính phủ nhấn mạnh.

VNF
Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn chưa đạt kế hoạch, xử lý nợ xấu còn khó khăn

Chính phủ vừa có báo cáo tóm tắt tổng hợp việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.

Báo cáo cho biết ở lĩnh vực Kế hoạch và đầu tư, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế đã đạt được nhiều kết quả thực chất hơn. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ nét, doanh nghiệp thành lập mới tăng cả về số lượng và chất lượng. Phát triển đồng bộ các loại thị trường, kinh tế tư nhân từng bước trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đã thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài có tính lan tỏa, áp dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường.

Khung chính sách, pháp luật, kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động đầu tư công được hoàn thiện và nâng cao, giảm tình trạng đầu tư dàn trải, nợ đọng xây dựng cơ bản; giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 có nhiều điểm sáng.

Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thực sự đi vào cuộc sống; tiến độ một số công trình trọng điểm quốc gia chưa đạt yêu cầu; giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn 2016 – 2019, nhất là vốn ODA còn chậm.

Ở lĩnh vực Tài chính, Chính phủ đánh giá hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, thị trường tài chính, thuế, quản lý nợ công được hoàn thiện.

Công tác sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đạt một số kết quả, thu từ cổ phần hóa, thoái vốn bám sát kế hoạch Quốc hội giao. Thị trường tài chính tiếp tục có những bước phát triển tích cực, hoàn thành các mục tiêu và kế hoạch đề ra. Công tác huy động vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công được thực hiện chặt chẽ, bám sát các Nghị quyết của Quốc hội. Cơ cấu thu, chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ bội chi giai đoạn 2016 – 2020 dưới 4%.

Tuy nhiên, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn chưa đạt kế hoạch đề ra; còn tình trạng thất thu, trốn thuế, nợ đọng thuế; sử dụng vốn vay tại một số dự án chưa hiệu quả.

Đối với lĩnh vực Ngân hàng, chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá được điều hành chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, góp phần quan trọng vào việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu được triển khai mạnh mẽ; hoạt động thanh toán tiếp tục có bước phát triển với nhiều sản phẩm, tiện ích ngân hàng mới, hiện đại được áp dụng; dự trữ ngoại hối tăng.

Tuy nhiên, việc cơ cấu lại các ngân hàng mua bắt buộc, ngân hàng kiểm soát đặc biệt, ngân hàng yếu kém chưa đạt yêu cầu; nợ xấu chương trình cho vay theo Nghị định 67 vẫn gia tăng, các chính sách hỗ trợ chưa đồng bộ; quá trình xử lý nợ xấu có một số khó khăn, vướng mắc về khuôn khổ pháp lý.

Với ngành Công Thương, Chính phủ nhận xét hệ thống hạ tầng thương mại đã được chú trọng phát triển, kết hợp hài hòa giữa hạ tầng thương mại truyền thống và hiện đại. Ngành cũng đã chủ trì ký kết và triển khai hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA). Việc triển khai chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2011 - 2020 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu; xuất siêu 5 năm liên tiếp, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động, 10 tháng đã xuất siêu kỷ lục trên 18,7 tỷ USD. Công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, bán hàng đa cấp được tăng cường.

Việc xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương được tập trung chỉ đạo, từng bước phân nhóm các dự án để xác định phương án xử lý cụ thể, khả thi, dứt điểm.

Theo Chính phủ, nếu tháo gỡ được vướng mắc về thuế suất giá trị gia tăng (GTGT) 5% đối với phân bón (Quốc hội sẽ có ý kiến về dự thảo Nghị quyết về thuế GTGT phân bón tại kỳ họp này), bảo đảm sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu thì sẽ tháo gỡ được cho các dự án DAP-1 Hải Phòng, DAP-2 Lào Cai, Đạm Ninh Bình và có thể đưa DAP-1 Hải Phòng ra khỏi danh sách 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả trong thời gian tới.

Cùng với đó, một số dự án đã tìm được đối tác hợp tác đầu tư hoặc đang có nhà đầu tư quan tâm mua lại tiếp tục đầu tư, hiện đang thương thảo với nhà đầu tư vào các dự án như: Nhà máy sản xuất sơ xợi Đình Vũ, Nhà máy gang thép Thái nguyên giai đoạn 2 và Dự án Thép Việt Trung.

Về Dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 có nhiều khó khăn, vướng mắc do có sai phạm trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng; cho đến nay đã hoàn thành xấp xỉ 86% khối lượng; Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo, giao nhiệm vụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp tục triển khai, hoàn thành xây dựng nhà máy đưa vào vận hành trong năm 2021 - 2022 đảm bảo chất lượng và an toàn.

Công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện được triển khai thực hiện theo Nghị quyết số 62 của Quốc hội. Thêm vào đó, từng bước đẩy mạnh xã hội hóa phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngày càng được phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Dù vậy, công tác quản lý thị trường còn bất cập. Việc xử lý các dự án, doanh nghiệp yếu kém ngành Công Thương có nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đúng kế hoạch. Một số bất cập giữa quy hoạch và đầu tư xây dựng nguồn và lưới điện còn chưa được xử lý triệt để. Quản lý quy hoạch và xây dựng thủy điện có nơi còn chưa chặt chẽ, còn có dự án thủy điện nhỏ có tác động đáng kể đến môi trường.

Bên cạnh các lĩnh vực trên, báo cáo của Chính phủ cũng đề cập đến thực trạng cũng như khó khăn, vướng mắc, bất cập ở nhiều ngành. Chẳng hạn như ở ngành Nông nghiệp, quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp còn chậm, nhiều yếu tố thiếu bền vững, đầu tư cho nông nghiệp còn thấp so với nhu cầu; việc đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm. Việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp tại một số địa phương vẫn còn chậm.

Hay ở lĩnh vực Giao thông vận tải, một số công trình giao thông trọng điểm vẫn còn chậm tiến độ; việc đầu tư, xây dựng phát triển vận tải công cộng chưa đáp ứng nhu cầu; tiến độ triển khai thu phí tự động không dừng chậm 2 năm so với Nghị quyết của Quốc hội; tình hình trật tự an toàn giao thông còn diễn biến phức tạp, còn một số địa phương chưa hoàn thành mục tiêu giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí.

Trong lĩnh vực Xây dựng, chất lượng công tác lập, phê duyệt quy hoạch đô thị còn hạn chế; năng lực đội ngũ cán bộ thực thi còn yếu; cơ cấu hàng hóa bất động sản nhất là nhà ở tại các thành phố lớn chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, phát triển nhà ở xã hội còn hạn chế; hệ thống pháp luật liên quan đến một số loại hình bất động sản mới (condotel, officetel,…) chưa đồng bộ.

Đối với lĩnh vực Tài nguyên và môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các đô thị, các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, nhất là tại các lưu vực sông, kênh, mương còn chậm được xử lý; ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM còn diễn biến phức tạp. Công tác quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản, đất đai ở một số nơi hiệu quả chưa cao; vẫn còn tình trạng khai thác trái phép cát, sỏi lòng sông.

Cùng chuyên mục
Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong 6 lĩnh vực

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong 6 lĩnh vực

22/03/25 10:40 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng đưa ra yêu cầu với các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước để góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước.

Bà Hồ Thị Hoàng Yến làm Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre

Bà Hồ Thị Hoàng Yến làm Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre

22/03/25 10:29 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Chính trị chuẩn y bà Hồ Thị Hoàng Yến giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre nhiệm kỳ 2020 - 2025 sau gần hai năm làm quyền Bí thư Tỉnh ủy.

Tăng trưởng 8% và hướng tới 2 con số: Động lực từ cắt giảm 30% thủ tục hành chính

Tăng trưởng 8% và hướng tới 2 con số: Động lực từ cắt giảm 30% thủ tục hành chính

22/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Các chuyên gia kinh tế đánh giá việc cắt giảm 30% thủ tục hành chính sẽ tạo ra động lực lớn cho doanh nghiệp. Thực hiện thành công việc cắt giảm 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết sẽ giúp môi trường kinh doanh thông thoáng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, từ đó, có những hỗ trợ và tạo động lực cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong điều kiện thuận lợi.

Giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

21/03/25 21:51 (GMT+7)

(VNF) - Chính phủ đã ban hành nghị quyết giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, từ ngày hôm nay (21/3/2025).

Nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên bị khởi tố vì sai phạm đất đai

Nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên bị khởi tố vì sai phạm đất đai

21/03/25 20:28 (GMT+7)

(VNF) - Công an tỉnh Hưng Yên vừa khởi tố nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Bật Khách về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

'Mục tiêu tăng trưởng cao nhưng nền kinh tế đang chậm hơn so với kế hoạch'

'Mục tiêu tăng trưởng cao nhưng nền kinh tế đang chậm hơn so với kế hoạch'

21/03/25 16:00 (GMT+7)

(VNF) - ông Nguyễn Hoàng Linh – Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank VCBF nhận định: "Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng rất cao nhưng nếu nhìn chỉ tiêu tăng trưởng từng khu vực sẽ thấy nền kinh tế đang chậm hơn so với kế hoạch",

Không thu phí, lệ phí khi người dân thay đổi giấy tờ do sáp nhập tỉnh, xã

Không thu phí, lệ phí khi người dân thay đổi giấy tờ do sáp nhập tỉnh, xã

20/03/25 15:32 (GMT+7)

(VNF) - Tổ chức, cá nhân phải thay đổi giấy tờ, thủ tục do sắp xếp đơn vị hành chính sẽ không bị thu phí, lệ phí.

Các tỉnh sau sáp nhập tổ chức đại hội đảng trước ngày 31/10

Các tỉnh sau sáp nhập tổ chức đại hội đảng trước ngày 31/10

20/03/25 15:10 (GMT+7)

(VNF) - Theo chỉ đạo, các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương sau khi sắp xếp phải hoàn thành tổ chức đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2025-2030 trước ngày 31/10/2025.

Việt Nam – UAE: Mở rộng kết nối kinh doanh và đầu tư

Việt Nam – UAE: Mở rộng kết nối kinh doanh và đầu tư

20/03/25 15:07 (GMT+7)

(VNF) - Diễn đàn Kinh doanh và Đầu tư Việt Nam – UAE mang đến những cơ hội kết nối, hợp tác chiến lược và mở ra nhiều triển vọng trong việc phát triển quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia.

'Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự cường phải dựa vào kinh tế nhân dân'

'Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự cường phải dựa vào kinh tế nhân dân'

20/03/25 15:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân: Để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự cường, chúng ta phải dựa vào kinh tế tư nhân, hay còn gọi là kinh tế nhân dân”,

Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các tỉnh trước ngày 30/6

Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các tỉnh trước ngày 30/6

20/03/25 14:49 (GMT+7)

(VNF) - Theo kế hoạch, trước ngày 30/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã; Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Vingroup trình phương án làm đường sắt đô thị TP. HCM - Cần Giờ 4 tỷ USD

Vingroup trình phương án làm đường sắt đô thị TP. HCM - Cần Giờ 4 tỷ USD

20/03/25 12:03 (GMT+7)

(VNF) - Tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao kết nối trung tâm TP. HCM với huyện Cần Giờ do Vingroup đề xuất có tổng mức đầu tư khoảng 102.370 tỷ đồng (4,09 tỷ USD).

‘Thời của DN nghĩ lớn và làm ăn lớn, không dành cho những toan tính nhỏ lẻ'

‘Thời của DN nghĩ lớn và làm ăn lớn, không dành cho những toan tính nhỏ lẻ'

19/03/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: “Đây là thời của các doanh nghiệp nghĩ lớn và làm ăn lớn và cơ hội dành cho những người muốn trở thành "anh hùng". Cuộc đua cạnh tranh không giành cho những người toan tính kiếm ăn nhỏ lẻ”,

Chi tiết 3 lần nhận tiền của cựu Bí thư Vĩnh Phúc: Giơ 1 ngón trỏ có 1 triệu USD

Chi tiết 3 lần nhận tiền của cựu Bí thư Vĩnh Phúc: Giơ 1 ngón trỏ có 1 triệu USD

18/03/25 17:51 (GMT+7)

(VNF) - Cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan gọi Nguyễn Văn Hậu (Hậu "pháo") đến nhà riêng và nói “chị có việc, chuẩn bị ngay cho chị 1 triệu USD”, rồi giơ 1 ngón trỏ bàn tay phải ra hiệu.

Khối tài sản khủng của Hậu 'Pháo' và các bị can: 1.440 bất động sản, 43 sổ tiết kiệm

Khối tài sản khủng của Hậu 'Pháo' và các bị can: 1.440 bất động sản, 43 sổ tiết kiệm

18/03/25 17:05 (GMT+7)

(VNF) - Với khối tài sản khủng, Nguyễn Văn Hậu (Hậu 'Pháo'), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn đã đưa hối lộ hơn 132 tỷ đồng cho nhiều quan chức các địa phương.

'Việt Nam nên tăng nhập khẩu LNG, máy bay từ Mỹ để tránh nguy cơ áp thuế'

'Việt Nam nên tăng nhập khẩu LNG, máy bay từ Mỹ để tránh nguy cơ áp thuế'

18/03/25 16:56 (GMT+7)

(VNF) - Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius, cho rằng nguy cơ hàng hóa Việt Nam bị Mỹ áp thuế là hoàn toàn hiện hữu, và chính phủ nên chủ động thực hiện các bước để giảm thiểu nguy cơ này.

534 lượng vàng SJC và hơn 1 triệu USD xuất hiện trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn

534 lượng vàng SJC và hơn 1 triệu USD xuất hiện trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn

18/03/25 16:18 (GMT+7)

(VNF) - Trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành thu giữ hàng loạt tài sản có giá trị.

Việt Nam đón phái đoàn doanh nghiệp Mỹ lớn nhất từ trước tới nay

Việt Nam đón phái đoàn doanh nghiệp Mỹ lớn nhất từ trước tới nay

18/03/25 15:56 (GMT+7)

(VNF) - Từ ngày 18 đến 20/3, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao đến từ 58 tập đoàn hàng đầu của Mỹ tới Hà Nội trong khuôn khổ Chương trình Giao thương tại Việt Nam năm 2025.

‘Quản trị công hiệu quả khi mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm’

‘Quản trị công hiệu quả khi mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm’

18/03/25 15:51 (GMT+7)

(VNF) - Phát biểu tại buổi tọa đàm “Lãnh đạo và quản trị công hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Kinh nghiệm Bắc Âu và Việt Nam”, Đại sứ Thụy Điển Johan Ndisi nhấn mạnh rằng: "Quản trị hiệu quả nhất khi mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm".

'Hoàn thành sắp xếp cấp xã trước 30/6, sáp nhập các tỉnh trước 30/8'

'Hoàn thành sắp xếp cấp xã trước 30/6, sáp nhập các tỉnh trước 30/8'

18/03/25 15:30 (GMT+7)

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết sẽ tập trung hoàn thiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoàn thành trước ngày 30/8 và vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh từ ngày 1/9.

Thủ tướng yêu cầu mở sàn giao dịch dữ liệu số

Thủ tướng yêu cầu mở sàn giao dịch dữ liệu số

18/03/25 15:15 (GMT+7)

(VNF) - Nhấn mạnh phải phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Thủ tướng yêu cầu sớm mở sàn giao dịch dữ liệu số.

'Chiến lược toàn diện' để đưa kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng

'Chiến lược toàn diện' để đưa kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng

18/03/25 15:00 (GMT+7)

(VNF) - TS Võ Trí Thành khẳng định, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế, cần xây dựng một tầm nhìn chiến lược toàn diện, kết hợp giữa nỗ lực tự thân của doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước.

Cựu bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc bị cáo buộc nhận hối lộ 97,7 tỷ đồng

Cựu bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc bị cáo buộc nhận hối lộ 97,7 tỷ đồng

18/03/25 14:15 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 17/3, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 Bộ Công an) đề nghị truy tố 41 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn trong đó có cựu bí thư tỉnh uỷ và chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn và nhận hối lộ.

Sáp nhập tỉnh thành: Người dân có phải làm lại căn cước công dân không?

Sáp nhập tỉnh thành: Người dân có phải làm lại căn cước công dân không?

18/03/25 13:00 (GMT+7)

(VNF) - Một trong những câu hỏi lớn được đặt ra là liệu người dân có phải làm lại căn cước công dân (CCCD) khi có sự thay đổi về địa giới hành chính hay không?.

Tin khác
Diễn biến đáng chú ý tại tuyến cao tốc do Vingroup - Techcombank đề xuất

Diễn biến đáng chú ý tại tuyến cao tốc do Vingroup - Techcombank đề xuất

(VNF) - UBND tỉnh Bình Phước đề nghị điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà đầu tư dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành. Đây là dự án do liên danh Vingroup - Techcombank đề xuất.

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong 6 lĩnh vực

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong 6 lĩnh vực

Bà Hồ Thị Hoàng Yến làm Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre

Bà Hồ Thị Hoàng Yến làm Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre

Tăng trưởng 8% và hướng tới 2 con số: Động lực từ cắt giảm 30% thủ tục hành chính

Tăng trưởng 8% và hướng tới 2 con số: Động lực từ cắt giảm 30% thủ tục hành chính

Giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên bị khởi tố vì sai phạm đất đai

Nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên bị khởi tố vì sai phạm đất đai

'Mục tiêu tăng trưởng cao nhưng nền kinh tế đang chậm hơn so với kế hoạch'

'Mục tiêu tăng trưởng cao nhưng nền kinh tế đang chậm hơn so với kế hoạch'

Không thu phí, lệ phí khi người dân thay đổi giấy tờ do sáp nhập tỉnh, xã

Không thu phí, lệ phí khi người dân thay đổi giấy tờ do sáp nhập tỉnh, xã

Các tỉnh sau sáp nhập tổ chức đại hội đảng trước ngày 31/10

Các tỉnh sau sáp nhập tổ chức đại hội đảng trước ngày 31/10

Việt Nam – UAE: Mở rộng kết nối kinh doanh và đầu tư

Việt Nam – UAE: Mở rộng kết nối kinh doanh và đầu tư

'Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự cường phải dựa vào kinh tế nhân dân'

'Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự cường phải dựa vào kinh tế nhân dân'

Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các tỉnh trước ngày 30/6

Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các tỉnh trước ngày 30/6

Vingroup trình phương án làm đường sắt đô thị TP. HCM - Cần Giờ 4 tỷ USD

Vingroup trình phương án làm đường sắt đô thị TP. HCM - Cần Giờ 4 tỷ USD

‘Thời của DN nghĩ lớn và làm ăn lớn, không dành cho những toan tính nhỏ lẻ'

‘Thời của DN nghĩ lớn và làm ăn lớn, không dành cho những toan tính nhỏ lẻ'

Chi tiết 3 lần nhận tiền của cựu Bí thư Vĩnh Phúc: Giơ 1 ngón trỏ có 1 triệu USD

Chi tiết 3 lần nhận tiền của cựu Bí thư Vĩnh Phúc: Giơ 1 ngón trỏ có 1 triệu USD

Khối tài sản khủng của Hậu 'Pháo' và các bị can: 1.440 bất động sản, 43 sổ tiết kiệm

Khối tài sản khủng của Hậu 'Pháo' và các bị can: 1.440 bất động sản, 43 sổ tiết kiệm

'Việt Nam nên tăng nhập khẩu LNG, máy bay từ Mỹ để tránh nguy cơ áp thuế'

'Việt Nam nên tăng nhập khẩu LNG, máy bay từ Mỹ để tránh nguy cơ áp thuế'

534 lượng vàng SJC và hơn 1 triệu USD xuất hiện trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn

534 lượng vàng SJC và hơn 1 triệu USD xuất hiện trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn

Việt Nam đón phái đoàn doanh nghiệp Mỹ lớn nhất từ trước tới nay

Việt Nam đón phái đoàn doanh nghiệp Mỹ lớn nhất từ trước tới nay

‘Quản trị công hiệu quả khi mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm’

‘Quản trị công hiệu quả khi mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm’

'Hoàn thành sắp xếp cấp xã trước 30/6, sáp nhập các tỉnh trước 30/8'

'Hoàn thành sắp xếp cấp xã trước 30/6, sáp nhập các tỉnh trước 30/8'

Thủ tướng yêu cầu mở sàn giao dịch dữ liệu số

Thủ tướng yêu cầu mở sàn giao dịch dữ liệu số

'Chiến lược toàn diện' để đưa kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng

'Chiến lược toàn diện' để đưa kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng

Cựu bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc bị cáo buộc nhận hối lộ 97,7 tỷ đồng

Cựu bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc bị cáo buộc nhận hối lộ 97,7 tỷ đồng

Sáp nhập tỉnh thành: Người dân có phải làm lại căn cước công dân không?

Sáp nhập tỉnh thành: Người dân có phải làm lại căn cước công dân không?