Tiền từ Trung Quốc dồn sang ASEAN, Việt Nam trước cơ hội chưa từng có

Anh Vũ - 23/09/2024 11:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo fDi Markets, Trung Quốc đang tập trung nguồn vốn đầu tư nhiều hơn vào khu vực Đông Nam Á. Trong năm ngoái, 1/3 FDI sản xuất năm ngoái của khu vực này đến từ Trung Quốc, nhiều hơn gấp ba lần so với đầu tư từ Mỹ, Hàn Quốc hay Nhật Bản.

Tiền từ Trung Quốc chảy vào ASEAN ngày càng nhiều

Những dữ liệu mới đây của fDi Markets cho thấy, ASEAN đã vượt qua Trung Quốc về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực sản xuất. Thậm chí, ngay cả Trung Quốc cũng tập trung nguồn vốn đầu tư nhiều hơn vào khu vực Đông Nam Á.

Tiền từ Trung Quốc chảy vào ASEAN ngày càng nhiều.

Cụ thể, 1/3 FDI sản xuất năm ngoái của khu vực này đến từ Trung Quốc, nhiều hơn gấp ba lần so với đầu tư từ Mỹ, Hàn Quốc hay Nhật Bản. Chỉ riêng tại Việt Nam, các công ty sản xuất hàng đầu Trung Quốc đã tăng cường đầu tư trong năm 2023, với gần 20% vốn FDI đăng ký mới đến từ Trung Quốc.

Điều này phần nào “dập tan” đi quan điểm cho rằng “ASEAN được nghĩa là Trung Quốc mất” trong bối cảnh những căng thẳng về địa chính trị thúc đẩy các doanh nghiệp quốc tế đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ. Thay vào đó, các chuyên gia cho rằng, cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc là sự đồng tâm hiệp sức.

Bởi, trên thực tế, ASEAN vốn đã là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc và khu vực này mang đến nhiều cơ hội tăng trưởng đa dạng cho doanh nghiệp Trung Quốc, nhờ vào các yếu tố nền tảng kinh tế vững chắc, năng lực sản xuất ngày càng tinh vi, hiệu quả trong chuỗi cung ứng và logistics, tương đồng văn hóa và tầng lớp trung lưu đang phát triển.

Lĩnh vực xe điện chính là một ví dụ tiêu biểu. Trung Quốc đồng thời là nhà sản xuất và thị trường tiêu thụ xe điện lớn nhất thế giới. Các doanh nghiệp sản xuất xe điện Trung Quốc đang bắt đầu chiếm thế thượng phong ở Đông Nam Á, chiếm khoảng 75% doanh thu bán xe điện và các thương hiệu như BYD, Geely và Great Wall Motor đang mở rộng quy mô sản xuất.

Sự phát triển trong lĩnh vực xe điện, đồng thời phản ánh những quan hệ khăng khít trong lĩnh vực điện tử nói chung, được hậu thuẫn bởi nỗ lực vươn lên trong chuỗi giá trị sản xuất của ASEAN và thị trường tiêu dùng rộng lớn đầy hứa hẹn với tầng lớp trung lưu gia tăng 5% mỗi năm.

Ngoài ra, một điểm sáng nữa không thể không nhắc đến là năng lượng tái tạo, khi các doanh nghiệp Trung Quốc cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn đối với các thị trường ASEAN trong bối cảnh chính phủ các nước trong khu vực đang nỗ lực chuyển dịch hướng tới cân bằng phát thải.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia của HSBC, “sức hấp dẫn” của khu vực Đông Nam Á đối với các doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu là nhờ cơ hội tăng trưởng. Nhóm doanh nghiệp này đang đi trước các doanh nghiệp khác trên thế giới trong tiếp xúc với khu vực Đông Nam Á.

Nghiên cứu cũng cho thấy so với nhóm doanh nghiệp đến từ Mỹ và châu Âu, tỷ lệ công ty Trung Quốc và HongKong đạt tăng trưởng tự thân ở Đông Nam Á cao hơn và họ đang tìm kiếm cơ hội gia tăng hoạt động mua bán và sáp nhập tại đây.

Ngoài sự hấp dẫn với các doanh nghiệp Trung Quốc, Đông Nam Á còn là điểm đến hàng đầu của FDI toàn cầu.

Theo một khảo sát do HSBC thực hiện với 3.500 doanh nghiệp toàn cầu vào năm ngoái cho thấy, lực lượng lao động lành nghề, nền kinh tế số đang phát triển, mức lương cạnh tranh và thị trường khu vực có quy mô tương đối lớn chính là những điểm hấp dẫn của ASEAN.

Việt Nam: Tiềm năng thành thị trường công nghệ số thứ 2 khu vực

Quay trở lại với Việt Nam, cũng theo báo cáo của nhóm chuyên gia HSBC, 8 tháng đầu năm nay, Trung Quốc và Hong Kong là hai nhà đầu tư đứng thứ 2 và 3 về rót vốn vào Việt Nam, lần lượt tăng 14,2% (1,7 tỷ USD) và 11,7% (1,41 tỷ USD).

Việt Nam có tiềm năng thành thị trường công nghệ số lớn thứ nhì khu vực.

Vốn của các nhà đầu tư Trung Quốc thời gian qua rót nhiều vào lĩnh vực sản xuất tiên tiến, công nghệ và dịch vụ chuyên nghiệp. Các tên tuổi lớn có thể kể đến như Goertek, BYD, Radian, Brotex, Wingtech, Deli, Trina Solar.

Ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp, HSBC Việt Nam cho biết, Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư láng giềng là bởi có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ.

Trung Quốc hiện là một trong những đối tác thương mại với kim ngạch song phương vượt mốc 106 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực điện tử, dệt may và máy móc. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận dư địa đầu tư FDI từ quốc gia này còn nhiều, nhất là những dự án lớn, trọng điểm và hợp tác công nghệ cao. Trong 10 năm qua, quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã vươn lên trở thành một trong 20 hành lang thương mại hàng đầu thế giới.

Ngoài ra, những thỏa thuận tầm cỡ khu vực như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đồng nghĩa các liên kết kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ tiếp tục chặt chẽ hơn, chú trọng hơn vào lĩnh vực số hóa.

Thực tế, năm 2023 đã đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc đạt thị phần lớn nhất trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam. Tính chung lại, Trung Quốc, Đài Loan, HongKong, Macau (Trung Quốc) chiếm gần một nửa dòng vốn FDI mới của Việt Nam. Chỉ tính riêng năm 2023, các công ty sản xuất hàng đầu Trung Quốc đã tăng cường đầu tư với gần 20% vốn FDI đăng ký mới.

Nhờ những thành tựu đã đạt được và từng bước đi lên trong quan hệ thương mại giữa hai quốc gia, theo chuyên gia tại HSBC, đây là cơ hội quan trọng đối với Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc vốn đang tiên phong và mở rộng quy mô các công nghệ số, không quá bất ngờ khi các doanh nghiệp Trung Quốc hiện tại nhận diện ngay cơ hội tăng trưởng ở khu vực láng giềng là ASEAN. Trong khi khu vực này cũng đang muốn khai mở thêm cơ hội tăng trưởng trị giá 2.000 tỷ USD vào năm 2030 thông qua triển khai Hiệp định Khung về Kinh tế Số .

“Việt Nam có tiềm năng để trở thành thị trường công nghệ số lớn thứ nhì khu vực vào năm 2030, chỉ đứng sau Indonesia. Sự tăng trưởng kỳ vọng sẽ đạt được nhờ hệ sinh thái thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng, được hậu thuẫn bởi tập người tiêu dùng đang gia tăng và sẵn sàng trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030, lớn hơn cả Đức, Vương quốc Anh và Thái Lan”, ông Ahmed Yeganeh cho hay.

Samsung, Amkor, Foxconn đồng loạt 'rót' tiền, Bắc Ninh sắp cán mốc 5 tỷ USD vốn FDI

Samsung, Amkor, Foxconn đồng loạt 'rót' tiền, Bắc Ninh sắp cán mốc 5 tỷ USD vốn FDI

Đầu tư
(VNF) - Từ đầu năm đến nay, Bắc Ninh cấp mới đăng ký và điều chỉnh vốn đầu tư cho 318 dự án với tổng số vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn đạt 3,47 tỷ USD. Đây là số vốn thu hút FDI cao nhất xét theo địa phương trên cả nước.
Cùng chuyên mục
Vàng nhẫn vượt 81 triệu đồng: Giá đắt nhất lịch sử, bình thường hay bất thường?

Vàng nhẫn vượt 81 triệu đồng: Giá đắt nhất lịch sử, bình thường hay bất thường?

(VNF) - Giá vàng nhẫn chính thức vượt 81 triệu đồng/lượng trong phiên 23/9. Chuyên gia cho rằng đây là điều hoàn toàn bình thường và 81 triệu vẫn chưa phải là mức giá cao nhất của vàng nhẫn.

Đắk Lắk: Gọi vốn 100 tỷ đồng mở nhà máy chế biến bơ, mít

Đắk Lắk: Gọi vốn 100 tỷ đồng mở nhà máy chế biến bơ, mít

(VNF) - Tỉnh Đắk Lắk đang kêu dọi đầu tư Dự án nhà máy chế biến các sản phẩm từ trái cây (sầu riêng, bơ, mít) có địa chỉ tại Cụm công nghiệp Ea Đar, huyện Ea Kar với tổng số vốn 100 tỷ đồng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Boeing đầu tư nhà máy linh kiện ở Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Boeing đầu tư nhà máy linh kiện ở Việt Nam

(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Boeing nghiên cứu, triển khai đầu tư các nhà máy sản xuất linh kiện, xây dựng trung tâm bảo dưỡng thiết bị, máy móc máy bay quy mô khu vực gắn với các cảng hàng không lớn của Việt Nam.

Hải Phòng: Dự án BĐS hơn 1.066 tỷ bị giảm vốn đầu tư 400 tỷ đồng

Hải Phòng: Dự án BĐS hơn 1.066 tỷ bị giảm vốn đầu tư 400 tỷ đồng

(VNF) - Hải Phòng mới điều chỉnh giảm 416 tỷ của Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Đỗ Mười kéo dài đến trục VSIP và phát triển đô thị vùng phụ cận.

Giá vàng liên tục phá kỷ lục: Cảnh báo mối nguy ‘thiên nga đen’?

Giá vàng liên tục phá kỷ lục: Cảnh báo mối nguy ‘thiên nga đen’?

(VNF) - Khi giá vàng liên tục tăng trưởng bùng nổ lên mức cao kỷ lục mới, một nhà phân tích đã cảnh báo rằng những người tham gia thị trường nên theo dõi đà tăng một cách thận trọng vì nó có thể báo hiệu một sự kiện Thiên nga đen cho nền kinh tế.

Giá lên đỉnh mới: Ôm vàng miếng SJC lo lỗ, gom vàng nhẫn lãi lớn

Giá lên đỉnh mới: Ôm vàng miếng SJC lo lỗ, gom vàng nhẫn lãi lớn

(VNF) - Sau 2 tháng, giá vàng nhẫn liên tục phá đỉnh trong khi giá vàng miếng SJC lại không có nhiều biến động khiến nhà đầu tư vàng ghi nhận khoản sinh lời khác nhau.

BIDV giảm lãi suất đến 2% cho 100.000 tỷ vốn vay của khách hàng

BIDV giảm lãi suất đến 2% cho 100.000 tỷ vốn vay của khách hàng

(VNF) - BIDV giảm lãi suất tối đa lên đến 2%/năm cho khách hàng bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 từ nay đến cuối năm. Quy mô áp dụng cho khoảng 100.000 tỷ vốn vay của khách hàng.

Ông chủ Hàn Quốc muốn bán Landmark 72 ở Hà Nội, giá 750 triệu USD

Ông chủ Hàn Quốc muốn bán Landmark 72 ở Hà Nội, giá 750 triệu USD

(VNF) - Theo truyền thông Hàn Quốc, Tập đoàn đầu tư toàn cầu AON đang rao bán tòa Landmark 72 tại Việt Nam với định giá hơn 1.000 tỷ won.

Khó khăn bên ngoài, áp lực bên trong: GDP 2024 chỉ đạt 5,9%?

Khó khăn bên ngoài, áp lực bên trong: GDP 2024 chỉ đạt 5,9%?

(VNF) - Đưa ra dự vào về tăng trưởng năm nay, các chuyên gia nhận định với những khó khăn từ bên ngoài và nội tại nền kinh tế thì tăng trưởng kinh tế sẽ không cao như kỳ vọng.