Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Sáng 18/1, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội mở lại phiên sơ thẩm xét xử ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương, cùng các đồng phạm trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" xảy ra tại Bộ Công Thương và TP. HCM”.
Ông Vũ Huy Hoàng cùng bị cáo Phan Chí Dũng, cựu Vụ trưởng Công nghiệp nhẹ, Bộ Công thương, bị xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, khung hình phạt truy tố 10-20 năm tù.
Các bị cáo còn lại nguyên là cán bộ, lãnh đạo TP. HCM gồm: ông Nguyễn Hữu Tín (63 tuổi, cựu phó chủ tịch UBND TP. HCM), Lâm Nguyên Khôi (65 tuổi, cựu phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư), Đào Anh Kiệt (63 tuổi, cựu giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường), Lê Văn Thanh (58 tuổi, cựu phó chánh Văn phòng UBND thành phố)...
Phiên toà dự kiến diễn ra từ 18/1 đến 26/1 do thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân làm chủ toạ.
Sáng nay, trong phần thủ tục, thư ký tòa án thông báo vắng mặt bị cáo Nguyễn Hữu Tín, cựu phó chủ tịch UBND TP. HCM và một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Đại diện Bộ Công Thương, UBND TP. HCM có mặt.
Trong phần thủ tục, cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng là người đầu tiên bị kiểm tra lý lịch. Khi được chủ tọa hỏi về nghề nghiệp, ông trả lời rõ ràng “nguyên là cán bộ Bộ Công Thương”. Ông cho biết đang cư trú tại Hà Nội, vẫn ở toà nhà cũ nhưng đã chuyển sang căn khác do hết thời hạn thuê.
“Sức khoẻ của tôi không được tốt, đang phải dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên tôi vẫn thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm của một bị cáo theo quy định pháp luật. Tôi xin HĐXX cho phép được ngồi khi trả lời xét xử, được dùng thuốc và nếu có nhu cầu cá nhân thì được ra ngoài”, cựu Bộ trưởng nói.
Chủ toạ thông báo thẩm phán Chử Phương Ngọc vắng mặt do ốm nên có thẩm phán dự khuyết thay.
Ngoài bị cáo Tín, một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng vắng mặt như ông Phan Văn Tuất, Võ Thanh Hà, đều là nguyên chủ tịch HĐQT, phụ trách bộ phận quản lý vốn nhà nước tại Sabeco; ông Lê Hồng Xanh, nguyên đại diện phần vốn nhà nước tại Sabeco. HĐXX chấp nhận sự vắng mặt của bị cáo Tín do bệnh viện thông báo không thể di chuyển xa.
Đại diện Viện kiểm sát nhận thấy do vắng bị cáo và nhiều người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nên đề nghị hoãn phiên toà.
Sau khi hội ý, chủ tọa thông báo phiên tòa được mở lần thứ nhất vào ngày 7/1 nhưng hoãn do vắng mặt một số bị cáo và nhiều người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
Tòa đã triệu tập và tống đạt giấy triệu tập đến các bị cáo, những người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến phiên tòa ngày 18/1.
Tuy nhiên, hôm nay, một số người có quyền và nghĩa vụ liên quan tiếp tục vắng mặt, giám định viên Bộ Tài nguyên và Môi trường vắng mặt không có lý do.
Căn cứ đề nghị của đại diện Viện kiểm sát, một số luật sư và căn cứ một số quy định pháp luật, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa, thời gian mở lại sẽ thông báo sau.
Trước đó, ngày 7/1, phiên tòa đã được mở, nhưng do vắng mặt 3 bị cáo (Nguyễn Hữu Tín, Nguyễn Thanh Chương, Lê Văn Thanh) cùng giám định viên và nhiều người liên quan, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng vắng mặt.
Xét thấy sự vắng mặt này sẽ ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ án nên Hội đồng xét xử đã quyết định hoãn phiên tòa và mở lại vào ngày 18/1.
Hội đồng xét xử cũng yêu cầu cơ quan tố tụng có liên quan tiếp tục trích xuất và tống đạt, yêu cầu các bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có mặt đầy đủ trong phiên tòa được mở lại.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) được giao cho khu đất tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng (phường Bến Nghế, Quận 1, TP. HCM).
Trong quá trình quản lý Sabeco, Vũ Huy Hoàng và Phan Chí Dũng đã chỉ đạo cán bộ cấp dưới thực hiện các thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng khu đất này để thành lập Công ty liên doanh Sabeco Pearl cùng với các doanh nghiệp tư nhân đầu tư thực hiện Dự án "Xây dựng khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, hội thảo và văn phòng cho thuê".
Sau khi góp vốn liên doanh xong, các bị cáo đã tích cực chỉ đạo Sabeco thoái vốn, chuyển quyền quản lý tài sản của Nhà nước sang tư nhân trái pháp luật, gây thất thoát, thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước hơn 2.700 tỷ đồng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.