'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) vừa đưa ra báo cáo nhận định về Tổng công ty Viglacera (HNX: VGC), trong đó tiết lộ nhiều thông tin đáng chú ý.
HSC cho hay, sau nỗ lực đầu tiên để giảm tỷ lệ sở hữu từ 54% xuống 36% không thành công (bán thông qua giao dịch khớp lệnh từ 27/6 đến 21/7), Bộ Xây dựng đã xem xét lại chiến lược của mình và lãnh đạo công ty cho biết Bộ có thể sẽ thoái toàn bộ 54% cổ phần trong 6 tháng đầu năm 2019.
Như vậy, tổng số cổ phiếu có thể được bán ra trong lần thoái vốn này là 241.985.262 cổ phiếu và thời gian thực hiện dự kiến là trong quý II/2019.
HSC cho rằng sẽ có khá nhiều các bước chuẩn bị cũng như một số hành động trước thềm thoái vốn của Bộ Xây dựng.
Trước hết, Viglacera nhiều khả năng sẽ chuyển sàn niêm yết sang HoSE để cổ phiếu từ đó thu hút được nhiều sự quan tâm hơn của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, việc định giá cũng cần được thực hiện một lần nữa để xác định giá trị tham chiếu cho thoái vốn vì báo cáo định giá trước đã hết thời hạn hiệu lực theo các quy định của pháp luật.
Quá trình định giá lại bao gồm một số phương pháp như: xác định giá trị tài sản, định giá bằng phương pháp so sánh và giá cổ phiếu bình quân trong một khoảng thời gian nhất định trước thời điểm hoàn thành báo cáo định giá. Giá tham chiếu sẽ là mức giá cao nhất trong ba phương pháp trên.
HSC đánh giá rằng cấu trúc giao dịch với việc bán cổ phần kiểm soát sẽ hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư tổ chức bởi khả năng tạo ra giá trị gia tăng từ việc cải thiện hiệu quả sản xuất và kinh doanh trong dài hạn là cao hơn, do đó cũng tăng khả năng thoái vốn thành công.
Một thông tin đáng chú ý khác mà HSC đưa ra là Viglacera đã trình hồ sơ xin chuyển sàn niêm yết từ HNX sang HoSE và dự kiến thời gian thực hiện là vào đầu năm 2019. Theo HSC, thông thường việc chuyển sàn niêm yết sang HoSE sẽ giúp tăng thanh khoản cho cổ phiếu.
Về tình hình kinh doanh 11 tháng, Viglacera đạt doanh thu 7.273 tỷ đồng (không tăng so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận trước thuế đạt 775 tỷ đồng (giảm 17,7%), theo đó lần lượt hoàn thành 79,9% kế hoạch doanh thu và 81,6% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2018.
Cụ thể hơn, mảng bất động sản nhà ở trong 11 tháng đầu năm không đạt kế hoạch với 108 căn được bán (chỉ hoàn thành khoảng 29% kế hoạch 2018), mảng cho thuê đất khu công nghiệp hạch toán một phần khá lớn doanh thu cho thuê từ 37 ha trong khoảng 2 tháng gần đây.
Trong khi đó, mảng kính xây dựng vẫn phải đối mặt với cạnh tranh lớn từ các sản phẩm nhập khẩu từ Malaysia. Do đó, HSC dự báo tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng này sẽ giảm đáng kể trong năm nay.
"Chúng tôi chờ đợi những động thái tiếp theo từ các nhà sản xuất Malaysia do xuất khẩu kính xây dựng không phải là chiến lược bền vững do phải chịu chi phí vận chuyển rất cao", HSC cho hay.
Ngoài ra, nhà máy sản xuất thiết bị vệ sinh Mỹ Xuân mới gần như đã sẵn sàng đi vào hoạt động. Nhà máy hiện trong quá trình sản xuất thử nghiệm và lãnh đạo công ty cho biết chất lượng sản phẩm chạy thử đều đạt các chỉ tiêu đề ra. Nhà máy sẽ đi vào hoạt động chính thức trong năm 2019 và theo đó tăng tổng công suât thêm 43%.
Ở mảng gạch ốp lát, theo trao đổi gần đây của HSC với công ty, trong 2 quý gần đây, áp lực cạnh tranh ở mảng này đã giảm nhẹ. Viglacera cũng đang trong quá trình đàm phán một hợp đồng tiềm năng với Vincity và nếu thành công sẽ thúc đẩy doanh thu trong trung hạn. Tuy nhiên, với rào cản gia nhập ngành thấp cùng với tình trạng dư cung ở thị trường trong nước, mảng gạch ốp lát sẽ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Cho năm 2018, HSC dự báo doanh thu năm 2018 đạt 8.805 tỷ đồng (giảm 4,3%) và lợi nhuận trước thuế đạt 890 tỷ đồng (giảm 2,6%).
Phiên 12/12, diễn biến tích cực được duy trì trong suốt thời gian giao dịch. Chỉ số VN-Index tăng 6,7 điểm, tương đương 0,7%, lên mức 961,28 điểm.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có diễn biến tích cực khi có 22 mã tăng điểm trong rổ VN30. Các mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số VN-Index là VCB, BID và TCB với mức đóng góp lần lượt là 1,34, 1,17 và 0,65 điểm tăng. Ngược lại, các mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index là VNM, VPB và CAV khi lấy đi của chỉ số lần lượt 0,43, 0,08 và 0,06 điểm.
Về nhóm ngành, hầu hết các nhóm ngành đều tăng điểm. Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng điểm trên diện rộng giúp chỉ số ngành tăng 1,71%. Trong đó, các cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhất là BID, SHB và TCB với mức tăng lần lượt 3,3%, 2,7% và 2,1%. Nhóm cổ phiếu dầu khí tăng 0,88% nhờ việc PVD, PVS và GAS tăng lần lượt 4,2%, 2,5% và 0,9%. Các nhóm cổ phiếu tài chính như chứng khoán hay bất động sản cũng tăng lần lượt 1,41% và 0,08% nhờ diễn biến tích cực của các cổ phiếu như SSI, VND, VCI hay KBC, DXG và VRE.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng giảm 0,23% do việc giảm điểm của một số cổ phiếu như VNM, HNG hay MPC.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Bảo Việt, dòng tiền đang hoạt động khá tích cực giúp tâm lý nhà đầu tư đang lạc quan vào xu hướng của thị trường. Chỉ số sẽ thử thách ngưỡng cản 965 điểm trong phiên kế tiếp. BVSC cho rằng có khả năng thị trường sẽ chịu áp lực rung lắc, điều chỉnh tại vùng cản này.
>>> Xem thêm Series Tin chứng khoán
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.