Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018.
Điểm đáng chú ý đầu tiên rất dễ thấy là việc lợi nhuận trước thuế quý III năm nay của SHB chỉ đạt 348 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự suy giảm này không xuất phát từ hoạt động kinh doanh cốt lõi mà là do quý III/2017, SHB ghi nhận lãi thuần đột biến từ mảng dịch vụ (884 tỷ đồng), trong khi quý III/2018, mảng này không ghi nhận khoản lãi thuần đột biến nào (lãi thuần đạt 61,1 tỷ đồng).
Nghĩa là, sự suy giảm lợi nhuận của SHB là suy giảm cơ học, không phản ánh sự đi xuống trong hoạt động kinh doanh.
Quý III/2018, mảng tín dụng - đầu tư (mảng kinh doanh cốt lõi của ngân hàng) đem về cho SHB 1.174 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng tới 64% so với cùng kỳ năm ngoái, phần nào khẳng định thêm quan điểm đã nêu.
Lũy kế 9 tháng năm 2018, SHB ghi nhận 1.465 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, do giảm mạnh trích lập dự phòng.
Tính đến hết ngày 30/9/2018, tổng tài sản của SHB đạt 299.697 tỷ đồng, tăng 4,8% so với hồi đầu năm. Trong đó, dư nợ tín dụng đạt 197.029 tỷ đồng, giảm nhẹ 6,4%.
Tỷ lệ nợ xấu của SHB ở mức 2,75%, tăng đáng kể do ngân hàng này phải giảm trích lập dự phòng để giữ cho lợi nhuận 9 tháng tăng trưởng. Quý IV/2018, nhiều khả năng tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm trở lại do không còn áp lực giảm trích lập dự phòng.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của SHB đến hết ngày 30/9/2018 ở mức 16.054 tỷ đồng, tăng 9,3% so với đầu năm. Tiền gửi khách hàng ở mức 219.406 tỷ đồng, tăng 12,6%.
Khoản lãi thuần kỷ lục từ dịch vụ của SHB trong quý III/2017 thời điểm ấy thậm chí còn lớn hơn các ngân hàng thương mại đầu ngành. Khoản thu đột biến này là khoản phí đại lý trả một lần liên quan đến sản phẩm bảo hiểm cho SHB. |
Phiên 29/10, VN-Index sụt giảm ngay từ thời điểm mở cửa và nới rộng đà giảm trong phiên chiều do ảnh hưởng tâm lý từ diễn biến tiêu cực của một số thị trường châu Á. Chỉ số điều chỉnh phiên thứ 8 liên tiếp, giảm 12 điểm (-1,33%) về mức 888,82 điểm, trong khi VN30 giảm 6,63 điểm (-0,75%) về 874,43 điểm.
Các mã tác động mạnh lên VN-Index gồm GAS giảm 4,7% do chịu ảnh hưởng từ giá dầu thế giới, lấy mất của VN Index 2,9 điểm; nhóm Vingroup diễn biến trái chiều với VHM mất 4,9%, còn VIC và VRE lần lượt tăng 0,8% và 0,6%.
Hầu hết các lĩnh vực chủ chốt như Ngân hàng, Bất động sản, Dầu khí đều phân hóa mạnh, trong khi nhóm Thép và Bán lẻ rơi vào trạng thái điều chỉnh.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), VN-Index đã có phiên giao dịch giảm điểm kiểm định ngưỡng 885-890 với cây nến ngày là nến giảm, có cả bóng nến trên và dưới. Thanh khoản đã giảm so với phiên liền trước và thấp hơn so với nền khối lượng giao dịch tuần, cho thấy xu hướng giảm khối lượng giao dịch trong một vài phiên gần đây.
"VN-Index sẽ tiếp tục kiểm định ngưỡng 885-890 trong phiên giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên sức cầu đang cho tín hiệu yếu, trường hợp chỉ số không giữ được vùng giá hiện tại ngưỡng hỗ trợ tiếp theo sẽ là 870", SSI cho hay.
Còn theo quan sát của BVSC, các chỉ số và nhiều nhóm cổ phiếu đã bước vào trạng thái quá bán ngắn hạn. Do đó, BVSC kỳ vọng thị trường sẽ sớm cho phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại trong một vài phiên kế tiếp
>>> Xem thêm Series Tin chứng khoán
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.