Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) mới đây đã thông qua chủ trương tái cấu trúc hệ thống phân phối (HTPP) của tập đoàn này trong giai đoạn hiện nay.
Hoa Sen cho biết, trước tình hình thị trường gặp nhiều khó khăn, bất ổn, Tập đoàn Hoa Sen phải phát triển nhanh hệ thống chi nhánh/cửa hàng bán lẻ để gia tăng sản lượng tiêu thụ, tăng trưởng thị phần nội địa.
Trước đây, Tập đoàn Hoa Sen đã triển khai mô hình nhượng quyền thương mại với một số đơn vị. Tuy nhiên, mô hình này lại không thành công do các đơn vị chuyển sang kinh doanh sản phẩm của các doanh nghiệp khác.
"Do vậy, Tập đoàn phải mở nhanh các chi nhánh mang thương hiệu Hoa Sen và phân phối 100% sản phẩm của Hoa Sen", phía Hoa Sen cho hay.
Tại các thị trường cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt tại khu vực miền Bắc và miền Trung, Tập đoàn cần tập trung, thống nhất mọi nguồn lực để tăng cường năng lực cạnh tranh, cũng như phát huy lợi thế của HTPP để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, giải quyết dòng tiền, hạch toán chi phí khấu hao và thanh toán dư nợ trung – dài hạn cho các dự án.
Hoa Sen nhấn mạnh, sản lượng sản xuất của Tập đoàn đã đạt gần 2 triệu tấn/năm, do đó phải mở rộng HTPP để đáp ứng quy mô sản xuất của Tập đoàn.
Hiện nay, theo Hoa Sen, tập đoàn này đang triển khai tái cấu trúc HTPP theo mô hình chi nhánh tỉnh, do đó phải đảm bảo sự nhất quán, tập trung trong các quyết sách về giá bán, chính sách kinh doanh, cung ứng tại từng tỉnh/thành, đồng thời góp phần tiết giảm chi phí và nguồn lực trong công tác quản lý, điều hành HTPP theo từng tỉnh/thành.
Chưa rõ chiến lược này của Hoa Sen có giảm được "chi phí và nguồn lực trong công tác quản lý, điều hành" hay không, nhưng trước mắt, rõ ràng chiến lược này đang làm "phình to" định phí của Hoa Sen, khiến lợi nhuận của doanh nghiệp này giảm rất rõ rệt trong nhiều quý trở lại đây.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là, liệu chiến lược "kế hoạch hóa tập trung" của Hoa Sen có dẫn đến hiệu quả dài hạn?
Sở hữu 100% kênh phân phối giúp Hoa Sen dễ dàng tăng doanh thu hơn, nhất là nếu sử dụng đồng nhất chiến lược giá thấp. Điều này đã được thể hiện trong kết quả doanh thu của Hoa Sen với tăng trưởng khá ấn tượng. Tuy nhiên, tính bền vững của chiến lược này còn phải suy xét kỹ hơn.
Có một "quy luật" được nhiều nhà kinh tế học thừa nhận: điều phối thông qua quản lý tập trung và thông qua hợp tác tự nguyện là hai con đường dẫn tới những hướng hoàn toàn khác nhau. Hợp tác tự nguyện dẫn tới sự sung túc, còn quản lý tập trung làm giảm sự sáng tạo.
Phần nào giống như vậy, chiến lược thống nhất từ lãnh đạo cấp cao có thể làm giảm sự sáng tạo và hiệu quả ứng biến trong từng trường hợp và địa bàn cụ thể của các cửa hàng Hoa Sen. Thêm vào đó, sự cảm tính và chiến lược sai lầm sẽ gây ra hậu quả lớn.
Liệu lãnh đạo cấp cao của Hoa Sen có khả năng tổ chức các nguồn lực để có thể đạt được mục tiêu đề ra với giá cả phải chăng? Đây cũng là câu hỏi lớn còn bỏ ngỏ.
Như đã đề cập phía trên, Hoa Sen cho biết, mô hình nhượng quyền thương mại không thành công do các đơn vị chuyển sang kinh doanh sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Ngoài vấn đề cạnh tranh, có thể còn có một lý do khác khiến các đơn vị nhượng quyền thương mại ít mặn mà với Hoa Sen, đó là tập đoàn này luôn muốn áp dụng đồng nhất chiến lược thông qua quản lý tập trung.
Điều này dẫn đến khi xảy ra xung đột thì chủ cửa hàng sẵn sàng hy sinh chiến lược "kế hoạch hóa tập trung" của Hoa Sen và đến với thương hiệu khác, do họ có thể tự do trong quản lý.
Thị trường có tuần giảm điểm trên cả hai sàn với 5 phiên sụt giảm liên tiếp. Kết thúc phiên 26/10, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 900,82 điểm, giảm 57,54 điểm tương đương 6% so với cuối tuần trước.
Các mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index là VHM, GAS và VCB khi lấy đi của chỉ số lần lượt là 8,3, 6,17 và 4,77 điểm. Ngược lại, các mã ảnh hưởng tích cực nhất là NVL, BVH và SAB với mức đóng góp vào chỉ số VN-Index lần lượt là 0,89, 0,33 và 0,24 điểm tăng.
Thanh khoản trung bình đạt 167 triệu cổ phiếu trên sàn HSX, tăng so với mức 149 triệu của tuần trước.
Về nhóm ngành tuần qua, nhóm cổ phiếu dầu khí giảm mạnh 8,33% do ảnh hưởng bởi việc PVD, PVB, PVS và GAS giảm lần lượt 19,25%, 14,08%, 9,62% và 9,11%. Các cổ phiếu ngân hàng cũng giảm điểm trên diện rộng khiến chỉ số ngành giảm 7,88%. Trong đó, các cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh nhất là BID, TCB và CTG với mức giảm lần lượt 11,56%, 10,86% và 8,91%.
Nhóm cổ phiếu tài chính như chứng khoán và bất động sản cũng giảm lần lượt 9,66% và 2,04% do việc giảm điểm mạnh của VND (13,85%), HCM (13,61%), MBS (10,65%) và VHM (13,1%), DXG (12,54%), HDG (11,76%).
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu đồ uống tăng 0,52% nhờ việc cổ phiếu SAB tăng 0,55%. Nhà đầu tư nước ngoài có tuần bán ròng trên sàn HSX với giá trị hơn 413 tỷ đồng.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), thị trường có tuần giao dịch kém tích cực với 5 phiên sụt giảm liên tiếp đã khiến tâm lý nhà đầu tư lo ngại. Trong các phiên tới, BVSC cho rằng VN-Index có thể sẽ sẽ phá vỡ vùng đáy cũ quanh 885 và lùi về vùng hỗ trợ tiếp theo nằm tại 860-870 điểm.
>>> Xem thêm Series Tin chứng khoán
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.