Tồn kho chip của Hàn Quốc cao nhất gần 3 thập kỷ: Bài toán khó của Samsung, SK hynix

Quỳnh Anh - 06/03/2023 16:22 (GMT+7)

(VNF) - Theo dữ liệu mới nhất được công bố hôm 5/3, lượng hàng tồn kho chất bán dẫn của Hàn Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong 26 năm, do bối cảnh kinh tế bất ổn làm giảm nhu cầu đối với chip, mặt hàng xuất khẩu chính của Seoul.

VNF
1

Tồn kho chip tăng cao

Theo dữ liệu do Statistics Korea tổng hợp, tỷ lệ tồn kho trên doanh số bán chip do các nhà sản xuất chip địa phương sản xuất đạt 265,7% trong tháng 1, mức cao nhất kể từ mức 288,7% được công bố hồi tháng 3/1997.

Tỷ lệ xuất khẩu chip cũng giảm 42,5% so với cùng kỳ xuống còn 5,69 USD tỷ vào tháng 2/2023.

Đáng chú ý, 2 nhà sản xuất chip bộ nhớ hàng đầu thế giới của Hàn Quốc là Samsung Electronics và SK hynix, không nằm ngoài xu hướng, cũng có lượng hàng tồn kho tăng đáng kể trong thời gian qua.

Theo các nguồn tin trong ngành, lượng tồn kho của Samsung đạt mức cao nhất mọi thời đại, ước tính trị giá tới 52.200 tỷ won (4,03 tỷ USD) tính đến quý IV năm ngoái, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Cùng kỳ, lượng hàng tồn kho của SK cũng tăng tới 75%, lên tổng giá trị khoảng 15.600 tỷ won (1,2 tỷ USD).

Cơ hội cũng là thách thức mới

Lượng hàng tồn kho tăng lên tương đương với việc các công ty đang gặp khó khăn trong việc kinh doanh, và có thể dẫn tới việc giảm sản lượng hoặc giảm giá chip để duy trì doanh số bán hàng, theo trang Korea Herald. Đặc biệt, trong bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn Hàn Quốc đang chịu áp lực ngày càng tăng, việc tồn kho chip tạo đà cho giá chip toàn cầu giảm, đi kèm với áp lực đầu tư từ phía Mỹ có thể khiến vấn đề ngày càng trầm trọng hơn.

Theo Korea Herald, cả Samsung và SK đang có lập trường thận trọng đối với thông báo mới nhất của chính phủ Mỹ về các chi tiết cụ thể của Đạo luật CHIPS và Khoa học, được triển khai hồi cuối tháng 2 nhằm "hồi sinh" ngành công nghiệp chip của Mỹ và đảm bảo chuỗi cung ứng.

Theo đạo luật trị giá 53 tỷ USD, các công ty mở rộng sản xuất hay đặt nhà máy tại Mỹ sẽ được nhận trợ cấp về đầu tư cũng như thuế từ chính phủ nước này. Tuy nhiên, đi kèm với khoản trợ cấp là những ràng buộc chính, hạn chế khả năng của người nhận trong việc mở rộng năng lực sản xuất chip ở các quốc gia khác, bao gồm cả Trung Quốc, trong vòng 1 thập kỷ và cũng yêu cầu người nhận chia sẻ một phần lợi nhuận vượt mức với chính phủ Washington.

Vài ngày sau thông báo của chính quyền Biden về chương trình trợ cấp, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế của Mỹ cũng đã công bố một báo cáo lập luận rằng cả Đức và Hàn Quốc cần tham gia thỏa thuận kiểm soát xuất khẩu mới “để ngăn chặn sự rạn nứt của quan hệ với Mỹ và dẫn đầu chuỗi giá trị chất bán dẫn toàn cầu”.

Tờ Korea Herald nhận định đạo luật mới của Mỹ có thể gây nguy hiểm cho các công ty công nghệ toàn cầu, đặc biệt là các công ty có hoạt động kinh doanh song song tại cả Mỹ và Trung Quốc. Cụ thể, cơ hội nhận được tài trợ của Mỹ gần như một bài toán về sự lựa chọn, buộc Samsung và SK phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.

Bài toán khó cho các công ty chip

Tuy nhiên, rất khó để một công ty riêng lẻ chọn đứng về phía nào trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng sâu sắc. Nếu các công ty lựa chọn không đăng ký tham gia chương trình trợ cấp, điều đó có thể báo hiệu cho Mỹ rằng các công ty không đứng về phía liên minh chip do Mỹ làm trung tâm mà đứng về phía Trung Quốc.

Theo nhận định của một số chuyên gia thị trường, chương trình trợ cấp của Mỹ có thể được coi là “chén thuốc độc” đối với hai nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới, bởi họ phụ thuộc rất nhiều vào các cơ sở sản xuất chip nhớ ở Trung Quốc.

Theo đó, khoảng 40% tổng số bộ nhớ flash NAND của Samsung đang được sản xuất tại nhà máy ở Tây An, Trung Quốc, trong khi SK sản xuất một nửa tổng số DRAM ở Vô Tích, Trung Quốc.

Tại Mỹ, Samsung đang xây dựng một cơ sở sản xuất chip trị giá 17 tỷ USD ở Taylor, Texas và SK đang lên kế hoạch chọn một địa điểm đặt nhà máy đóng gói chip trong nửa đầu năm nay.

Nhà phân tích Kim Sun-woo của Meritz Securities cho biết: “Samsung Electronics và SK hynix phải xem xét liệu họ có duy trì hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc hay không và đâu có thể là chiến lược rút lui của họ”. Ông cũng chỉ ra rằng các công ty phải xem xét những lo ngại về khả năng tiết lộ thông tin bí mật và trả lại lợi nhuận.

Nhà phân tích cho biết: “Ngay cả khi các nhà sản xuất chip kiếm được lợi nhuận từ khoản đầu tư của họ ở Mỹ, họ sẽ phải đối mặt với các câu hỏi về việc chia sẻ phần lớn thu nhập của họ với chính phủ Mỹ”.

"Samsung Electronics có thể sử dụng các khoản trợ cấp để sản xuất chip DRAM của mình ở đó, nhưng gã khổng lồ công nghệ có thể sẽ tránh sản xuất các sản phẩm có lợi nhuận cao", ông Kim Sun-woo cho biết.

Chính phủ Hàn Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp với các nhà sản xuất chip Hàn Quốc vào thứ Ba (7/3) để thảo luận về các biện pháp hỗ trợ trước khi Mỹ đưa ra hướng dẫn chi tiết về các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia trong tháng này.

Xem thêm >> Ông lớn viễn thông Hàn Quốc chuẩn bị ra mắt phiên bản 'siêu ứng dụng' của ChatGPT

Theo Korea Herald
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

Theo Sở Du lịch TP. HCM, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, có gần 1 triệu lượt người dân, du khách vui chơi, tham quan tại các điểm đến trên địa bàn, tăng 2% so với cùng kỳ.

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

(VNF) - Ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với hơn chục công ty ở Trung Quốc và Hồng Kông vì ủng hộ nỗ lực chiến sự của Nga ở Ukraine.

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

(VNF) – Kết quả kinh doanh bất động sản quý I/2024 của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) khá ảm đạm. Phải nhờ tới việc bán công ty con, VPI mới có lãi sau thuế 70 tỷ đồng.

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX) đã trải qua một năm 2023 đầy chật vật. Song, với những gì đang có ở quý I/2024, hi vọng đã được nhen lên cho cổ đông của công ty này.

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

(VEF) - Hôm nay (2/5/2024), Tạp chí điện tử VietnamFinance chính thức có giao diện mới tại địa chỉ: www.vietnamfinance.vn. Đây là một nỗ lực của chúng tôi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng các ấn phẩm để phục vụ bạn đọc tốt hơn.

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

(VNF) - Mùa ĐHĐCĐ 2024 của các ngân hàng diễn ra trong niềm vui và cả sự hụt hẫng của cổ đông khi nơi thì chia cổ tức “đậm”, nơi thì vẫn dửng dưng…

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

(VNF) – Mặc dù đã tiếp thu ý kiến của giới chuyên gia, doanh nghiệp khi giữ lại phương pháp thặng dư để xác định giá đất, song Nghị định 12/2024 lại tiếp thu chưa triệt để, dẫn đến tính chưa đúng, chưa đủ chi phí hợp lý của nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến sự triệt tiêu động lực phát triển dự án mới, khiến nút thắt nguồn cung không thể tháo gỡ. Và tất yếu, mọi chi phí phát triển dự án cuối cùng sẽ trút lên vai người mua.

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

(VNF) - Giá chung cư ở Hà Nội tăng cao đột biến khiến không ít người chuyển hướng sang tìm mua đất xen kẹt trong ngõ, nhờ ưu thế có mức giá rẻ hơn rất nhiều.

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

(VNF) - Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam luôn được ưu tiên phát triển, với kỳ vọng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên, để ngành ngày phát triển, Việt Nam vẫn cần chú trọng đầu tư nguồn lực, nhất là nhân tố con người.

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, đến nay, tổng vốn đã đầu tư cho dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đạt khoảng 12.600 tỷ đồng.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.