Chủ tịch Quốc hội: 'Có những luật ban hành 1 năm phải sửa 2 lần'
(VNF) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết có những luật ban hành 6 tháng phải sửa, có những luật ban hành một năm phải sửa 2 lần.
Nội dung này được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 6 của Bộ Chính trị, ngày 18/5.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, chúng ta đang chứng kiến những chuyển biến sâu sắc chưa từng có trên phạm vi toàn cầu về địa chính trị, địa kinh tế, về cạnh tranh chiến lược, về sự dịch chuyển mạnh mẽ của các trung tâm kinh tế, bùng nổ khoa học công nghệ, cùng với những thách thức về biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, an ninh truyền thống và phi truyền thống.
"Những chuyển động này vừa tạo thách thức, vừa tạo cơ hội cho tất cả các quốc gia. Ai nắm được cơ hội, vượt qua thách thức thì sẽ thành công. Nếu không thì kết quả sẽ ngược lại và sẽ rơi vào hoàn cảnh 'trâu chậm uống nước đục", Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý.
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, những đổi mới, cải cách tập trung vào bốn đột phá: Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 24/1/2025 của Bộ Chính trị về "Hội nhập quốc tế trong tình hình mới"; Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
"Đến thời điểm hiện nay có thể gọi bốn Nghị quyết trên là 'Bộ tứ trụ cột' để giúp chúng ta cất cánh. Vì vậy, tôi kêu gọi toàn hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân hãy chung tay, đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn, biến khát vọng thành hành động, biến tiềm năng thành sức mạnh thực tế, để cùng nhau đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển, thịnh vượng, hùng cường của dân tộc Việt Nam", Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định.
Theo Tổng Bí thư, bốn Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị ban hành trong thời gian gần đây sẽ là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước ta tiến lên trong kỷ nguyên mới, hiện thực hóa tầm nhìn Việt Nam phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.
Tổng Bí thư nhấn mạnh trong tiến trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc khơi dậy và phát huy mọi nguồn lực trong xã hội trở thành đòi hỏi cấp thiết để phát triển nhanh.
Quan điểm này đánh dấu sự thay đổi sâu sắc trong nhận thức chiến lược về vai trò của khu vực tư nhân, từ vị trí thứ yếu trở thành trụ cột phát triển, song hành cùng kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, tạo thành thế “kiềng ba chân” vững chắc cho nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập thành công.
"Phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là yêu cầu về mặt kinh tế mà còn là mệnh lệnh chính trị, nhằm củng cố nền tảng tự chủ kinh tế quốc gia, nâng cao sức cạnh tranh và khả năng thích ứng trong một thế giới đầy biến động", Tổng Bí thư nói.
Nghị quyết 68 khẳng định doanh nhân Việt Nam là “chiến sĩ trên mặt trận kinh tế” trong thời kỳ mới. Họ không chỉ góp phần làm giàu cho bản thân mà còn thực hiện sứ mệnh cao cả, đó là dựng xây đất nước hùng cường và thịnh vượng.
Tổng Bí thư nhấn mạnh Nghị quyết 68 đặt nền móng cho sự chuyển biến toàn diện về chính sách phát triển kinh tế tư nhân, từ việc “thừa nhận” sang “bảo vệ, khuyến khích, thúc đẩy”, từ “bổ trợ” sang “dẫn dắt phát triển”. Đây là sự lựa chọn chiến lược đúng đắn, cấp thiết, mang tầm nhìn dài hạn, nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước hùng cường vào giữa thế kỷ XXI.
Tổng Bí thư chỉ rõ những nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm tới (2025-2030) đó là hoàn thiện thể chế pháp luật hiện đại, đồng bộ, thúc đẩy phát triển.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, năm 2025 là năm bản lề mở ra kỷ nguyên mới, trong khi mục tiêu trở thành quốc gia phát triển chỉ còn hai thập niên phía trước. Nếu không bắt kịp nhịp độ cải cách, không tạo đột phá ngay từ bây giờ, chúng ta sẽ lỡ mất cơ hội vàng và tụt lại trong cuộc đua toàn cầu.
Vì vậy, về những nhiệm vụ cấp bách trong năm 2025, Tổng Bí thư đề nghị cần triển khai các nhiệm vụ một cách nhanh chóng, bài bản, thực chất, lấy hiệu quả thực tế làm tiêu chí đánh giá; toàn hệ thống chính trị khẩn trương thực hiện 8 nhiệm vụ trọng tâm.
Thứ nhất, nhanh chóng hoàn thiện và ban hành các chương trình, kế hoạch hành động quốc gia thực hiện 4 nghị quyết, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình và phân công cụ thể. Đồng thời, lập bộ chỉ số theo dõi, đánh giá định kỳ.
Thứ hai, khẩn trương rà soát toàn diện hệ thống pháp luật, triển khai sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định bất cập theo tinh thần Nghị quyết 66-NQ/TW...
Thứ ba, khởi động ngay các chương trình trọng điểm về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; phê duyệt, triển khai các chương trình quốc gia; hình thành thêm các trung tâm đổi mới sáng tạo mới; xây dựng khung pháp lý cho mô hình sandbox.
Thứ tư, tập trung đàm phán, thực thi hiệu quả các FTA thế hệ mới, chủ động chuẩn bị tham gia các hiệp định mới tận dụng cam kết hội nhập để chuyển hóa thành tăng trưởng thực tế…
Thứ năm, thực hiện đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính, số hóa dịch vụ công, hỗ trợ vốn, công nghệ, chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng đề án phát triển tập đoàn tư nhân lớn.
Thứ sáu, kiện toàn bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện các nghị quyết; thành lập các Ban chỉ đạo chuyên trách cấp trung ương và cấp tỉnh; bảo đảm cơ chế chỉ đạo thống nhất, kiểm tra, giám sát thường xuyên.
Thứ bảy, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để triển khai nghị quyết: đào tạo chuyên sâu về pháp luật hiện đại, khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế và quản trị doanh nghiệp; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ có tư duy đổi mới, năng lực số và khả năng thích ứng toàn cầu.
Thứ tám, đẩy mạnh truyền thông, tạo đồng thuận xã hội: xây dựng các chương trình truyền thông quốc gia về từng nghị quyết; tăng cường đối thoại chính sách giữa Chính phủ, doanh nghiệp, người dân và giới trí thức, huy động trí tuệ xã hội cho quá trình triển khai.
Tổng Bí thư yêu cầu khẩn trương rà soát toàn diện hệ thống pháp luật, triển khai sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định bất cập theo tinh thần nghị quyết 66. Ưu tiên sửa đổi các quy định liên quan đến quyền sở hữu tài sản, tự do kinh doanh, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế. Nghiên cứu ban hành Luật Phát triển kinh tế tư nhân...
(VNF) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết có những luật ban hành 6 tháng phải sửa, có những luật ban hành một năm phải sửa 2 lần.
Sau những hứa hẹn "khủng" và quỹ đầu tư triệu đô, Pi Network vẫn chìm trong biến động giá và sự phẫn nộ của cộng đồng, đặt ra dấu hỏi lớn về tương lai của dự án.
(VNF) - BHXH Việt Nam cho biết người dân có thể tham gia BHXH tự nguyện, gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình dễ dàng qua Cổng dịch vụ công và ứng dụng của nhiều ngân hàng.
(VNF) - Đà Nẵng xây dựng phương án bố trí lại trụ sở làm việc cho các cơ quan sau sáp nhập với Quảng Nam, trên cơ sở rà soát hơn 4.000 cơ sở nhà, đất hiện có của hai địa phương.
(VNF) - Theo chương trình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ truyền đạt những nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 68; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn truyền đạt nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 66.
(VNF) - “Nước non vạn dặm” gồm 5 tập của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ là bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(VNF) - Theo Tổng Bí thư, 'tội' của đấu thầu là chậm tiến độ phát triển, chậm công trình, chất lượng kém, tội hư hỏng, mất cán bộ và không tiết kiệm...
(VNF) - Chính phủ đề xuất phân cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ cho UBND tỉnh đối với 7 nhóm dự án.
(VNF) - Bộ Công an được yêu cầu phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp liên quan triển khai chiến dịch tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại.
(VNF) - Sáng 17/5, với 436/438 đại biểu có mặt bấm nút tán thành (chiếm 91,21% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025.
(VNF) - Bức thư giành giải Nhất Việt Nam của cuộc thi viết thư UPU Quốc tế lần thứ 54 (năm 202) đã thuộc về em Phạm Đoàn Minh Khuê, lớp 10C2, trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
(VNF) - Loạt chính sách hỗ trợ tín dụng, đất đai, thuế, áp dụng nguyên tắc không hình sự hóa quan hệ kinh tế... được áp dụng với kinh tế tư nhân.
Bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm, đăng trên các cơ quan báo chí ngày 11/5/2025, có thể xem là một cột mốc quan trọng trong tư duy lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.
(VNF) - Chính phủ đề xuất mở rộng việc chỉ định thầu, song Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng dễ dẫn đến phát sinh cơ chế xin - cho, giao thầu trong phạm vi hẹp cho một số doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thân hữu.
(VNF) - Ngày 16/5, ngay sau khi kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC lần thứ 31 (MRT 31), Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc đàm phán trực tiếp cấp bộ trưởng với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) Jamieson Greer nhằm thúc đẩy tiến trình đàm phán Hiệp định thương mại đối ứng giữa hai nước.
"Cần đặt câu hỏi rằng, có ai đi cảm ơn sau khi hoàn thành công việc với số tiền như vậy không?", luật sư đặt câu hỏi và nhìn nhận cần đánh giá mục đích cốt lõi của số tiền "cảm ơn" nhằm mục đích gì.
(VNF) - Đó là đề xuất của ông Phùng Công Sưởng, Tổng biên tập báo Tiền Phong, tại hội thảo “Hoàn thiện pháp luật để báo chí phát triển trong kỷ nguyên số” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Truyền thông số Việt Nam chỉ đạo, giao cho Cục Báo chí và Tạp chí điện tử VietTimes tổ chức.
(VNF) - Ông Lưu Bình Nhưỡng được giảm 1 năm tù, còn ông Lê Thanh Vân bị bác kháng cáo và y án 7 năm tù.
(VNF) - Việt Nam và Thái Lan ngày 16/5 đã tuyên bố chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện", mở ra một chương mới trong lịch sử quan hệ hai nước.
(VNF) - Theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, việc tạm giữ, tạm giam kéo dài đối với doanh nhân nhiều khi chỉ giải quyết được một vụ án nhỏ nhưng lại khiến cả một doanh nghiệp lớn lâm vào khó khăn, mất sức cạnh tranh với quốc tế.
(VNF) - Đại biểu Tạ Văn Hạ cho biết doanh nghiệp sợ nhất là vừa dồn lực đầu tư thì chính sách lại thay đổi, buộc họ phải quay lại điểm xuất phát.
(VNF) - Hành vi kinh doanh mua, bán vàng miếng nhưng không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng có thể bị xử phạt từ 300 đến 400 triệu đồng.
Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược Sơn Lâm đã đưa hối lộ hơn 71 tỷ đồng để Công ty không bị gây khó khăn trong quá trình cung cấp thuốc vào một số bệnh viện, trung tâm y tế.
(VNF) - Ba nhóm vấn đề thuộc các lĩnh vực giáo dục - đào tạo; tài chính; khoa học - công nghệ được lựa chọn trình Quốc hội để chất vấn. Quốc hội sẽ chọn 2/3 nhóm lĩnh vực này và chất vấn 2 bộ trưởng.
(VNF) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết có những luật ban hành 6 tháng phải sửa, có những luật ban hành một năm phải sửa 2 lần.
(VNF) - Các bãi biển nhân tạo tại Hạ Long đều đẹp không kém các bãi tắm tự nhiên với thảm cát trắng trải dài, sạch, đẹp, thu hút du khách cả 4 mùa quanh năm.