Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Thông tin từ Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 24/1 cho biết, Tổng cục đã có công văn số 76/TCDL-LH gửi các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; doanh nghiệp du lịch trên toàn quốc đề nghị triển khai ngay các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona.
Công văn nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 23/1/2020 về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, Tổng cục Du lịch đề nghị các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cập nhật thông tin chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế.
UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp trên địa bàn tuân thủ nghiêm chỉ đạo của cơ quan chức năng về công tác phòng, chống dịch bệnh nhằm hạn chế tối đa lây nhiễm qua đường du lịch, có giải pháp kịp thời, phù hợp với diễn biến tình hình cụ thể theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
Tổng cục Du lịch yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đón khách du lịch vào Việt Nam (inbound) phải tuân thủ nghiêm quy định, khuyến cáo của Bộ Y tế và cơ quan chức năng về việc đảm bảo phòng chống lây nhiễm virus nCoV.
Nếu phát hiện khách du lịch có biểu hiện ốm sốt, nhất là khách du lịch đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ đã có bệnh nhân nhiễm vi rút nCoV các đơn vị phải báo cáo kịp thời; thông tin, hướng dẫn cán bộ, nhân viên, người lao động có biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tránh để lây nhiễm nếu có trường hợp phát sinh liên quan đến khách du lịch.
Đối với doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa khách đi du lịch nước ngoài (outbound), Tổng cục Du lịch yêu cầu không tổ chức tour du lịch cho khách đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm vi rút nCoV cao theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế.
Doanh nghiệp cần có biện pháp phòng chống dịch bệnh do virus nCoV cho khách du lịch khi đi du lịch nước ngoài; thông tin đầy đủ đến du khách để khách chủ động phối hợp phòng chống dịch bệnh. Hướng dẫn viên phải tăng cường theo dõi, đảm bảo sức khỏe của khách đi tour, thông tin kịp thời đến các cơ quan y tế sở tại và cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài khi khách du lịch có vấn đề về sức khỏe, nhất là các triệu chứng liên quan đến virus nCoV.
Các cơ sở lưu trú và kinh doanh dịch vụ du lịch cần thường xuyên cập nhật thông tin của các cơ quan chức năng, hướng dẫn phòng chống dịch bệnh liên quan đến khách du lịch. Các đơn vị cần tuân thủ quy định của chính quyền địa phương, cơ quan y tế dự phòng; sớm có các phương án phòng chống, cách ly, xử lý cụ thể nếu có trường hợp phát sinh lây nhiễm dịch bệnh qua đường du lịch hoặc trong cộng đồng dân cư, đảm bảo tuyệt đối an toàn, sức khỏe của khách du lịch, người lao động tại cơ sở kinh doanh dịch vụ.
Tổng cục Du lịch đề nghị các cơ quan quản lý du lịch địa phương, doanh nghiệp du lịch trên toàn quốc thường xuyên cập nhật tình hình lây nhiễm virus nCoV trên trang web của Cục Y tế dự phòng: http://vncdc.gov.vn , nghiêm túc tuân thủ các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, chính quyền địa phương về việc triển khai các hoạt động phòng chống lây nhiễm virus nCoV trong lĩnh vực du lịch.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo tính đến hết ngày 23/1, đã có 830 trường hợp được xác định bị viêm phổi do nhiễm virus corona mới (2019-nCoV) tại 29 khu vực cấp tỉnh tại Trung Quốc. Hiện đã có 25 người thiệt mạng do nhiễm loại virus trên, trong đó có 24 trường hợp ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc và trường hợp còn lại ở tỉnh Hà Bắc, miền Bắc nước này. Khởi phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc hôm 31/12/2019, bệnh viêm phổi cấp tính chỉ trong vài ngày sau đó đã khiến hàng chục người người nhập viện cũng như lan nhanh và xuất hiện ở Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Singapore, Ấn Độ và Việt Nam. Hiện giới chuyên gia quốc tế đang lo ngại về nguy cơ bùng phát của dịch bệnh, tương tự như đại dịch Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp (SARS) từng khiến gần 650 người tử vong hồi năm 2002-2003. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.