Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
GDP tiếp tục xu hướng tăng
Sáng 29/9, Tổng cục Thống kê đã tổ chức họp báo công bố tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2016.
Theo báo cáo, GDP 9 tháng ước tính tăng 5,93% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục xu hướng tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước (Quý I tăng 5,48%, Quý II tăng 5,78%, Quý III ước tính tăng 6,40%). Tuy vậy, mức tăng này vẫn thấp hơn so với mức tăng 6,53% của cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân chủ yếu là do ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục giảm sút (Quý III giảm 6,8%) và nông nghiệp tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ năm trước.
Trong mức tăng 5,93% của toàn nền kinh tế 9 tháng qua, khu vực nông – lâm – thủy sản tăng 0,65% (thấp nhất so với cùng kỳ 6 năm gần đây); khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 7,5%; khu vực dịch vụ tăng 6,66%.
Trong khu vực nông – lâm – thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức tăng cao nhất (6,19%) tiếp đó là ngành thủy sản (1,81%) và nông nghiệp (0,05%).
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,19%, thấp hơn nhiều so với mức 9,86% cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo và xây dựng đồng loạt tăng, mức tăng lần lượt là 11,22% và 9,1%. Riêng ngành khai khoáng giảm 3,6% do sản lượng khai thác dầu thô giảm và khai thác than gặp khó khăn trong tiêu thụ vì giá giảm.
Trong khu vực dịch vụ, tất cả các ngành đều tăng: bán buôn bán lẻ (tăng 8,15%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (tăng 5,17%), hoạt động tài chính và bảo hiểm (tăng 7,38%), kinh doanh bất động sản (tăng 3,66%).
Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng qua, khu vực nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ trọng 15,54%, công nghiệp và xây dựng chiếm 32,48%; dịch vụ chiếm 41,8%.
Bội chi lên mức 154 nghìn tỷ
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/9 ước tính 665,2 nghìn tỷ đồng, bằng 65,6% dự toán năm. Trong đó, thu nội địa đạt 536,3 nghìn tỷ, thu từ dầu thô 28,4 nghìn tỷ, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 97,4 nghìn tỷ.
Tổng chi ngân sách đến thời điểm 15/9 ước tính 819,4 nghìn tỷ, bằng 64,4% dự toán năm. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 130,2 nghìn tỷ, chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội 574,2 nghìn tỷ, chi trả nợ và viện trợ 109,8 nghìn tỷ.
Như vậy, trong 9 tháng, bội chi ngân sách là 154 nghìn tỷ đồng, tăng thêm 43 nghìn tỷ đồng so với tháng trước.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện trong 9 tháng theo giá hiện hành ước tính 1006,9 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 33,1% GDP. Đây là mức tăng rất cao, tăng thêm 1,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, đầu tư Nhà nước đạt 378,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 37,6% tổng vốn và tăng 7,2% so với cùng kỳ), đầu tư ngoài Nhà nước đạt 387,7 nghìn tỷ (chiếm 38,5% và tăng 10,1%), đầu tư khu vực FDI đạt 240,4 nghìn tỷ (chiếm 23,9% và tăng 12,6%).
Ba động lực tăng trưởng
Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, mặc dù mức tăng trưởng GDP 9 tháng năm nay có thấp hơn so với năm trước, phản ánh nền kinh tế chưa có sự bứt phá nhưng về cơ bản vẫn duy trì được xu hướng liên tục tăng qua các quý.
Đánh giá về dư địa tăng trưởng trong quý IV và các quý tiếp theo, ông Lâm cho rằng có 3 nhóm động lực tăng trưởng chính.
Thứ nhất là cộng đồng doanh nghiệp. Theo ông Lâm, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã tập trung các giải pháp tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi nhằm khuyến khích doanh nghiệp hoạt động.
Bức tranh doanh nghiệp trong 9 tháng qua đã đạt được những kết quả tốt với hơn 100 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động. Riêng trong 81 nghìn doanh nghiệp thành lập mới có tới 95,8% đi ngay vào hoạt động kinh doanh, điều đó phản ánh sức khỏe tốt của nền kinh tế.
Động lực thứ hai là tái cơ cấu lại nền kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh thiên tai, ô nhiễm môi trường và xâm nhập mặn, cần tái cơ cấu lại ngành nông – lâm – thủy sản, cứu tinh của tăng trưởng trong các năm qua.
Quý 3 đã đánh dấu sự tăng trưởng dương trở lại của ngành nông – lâm – thủy sản sau nhiều tháng tăng trưởng âm. Do đó, tái cơ cấu sẽ giúp khu vực này đóng góp nhiều hơn vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Cuối cùng, ông Lâm cho rằng, thúc đẩy tiêu thụ trong nước sẽ là động lực quan trọng đảm bảo sự bền vững của tăng trưởng chung.
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.