Tổng thống ‘tháo chạy’ khỏi đất nước, Sri Lanka ban bố tình trạng khẩn cấp

Quỳnh Anh - 13/07/2022 16:13 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe ngày 13/7 đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong vai trò quyền tổng thống, sau khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa rời đất nước sang Maldives, kéo theo làn sóng biểu tình trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế của đất nước.

VNF
Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã tháo chạy sang Maldives vài giờ trước khi từ chức.

Ngày 13/7, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã ban bố tình trạng khẩn cấp khi hàng trăm người vây quanh văn phòng của ông ở Colombo.

"Thủ tướng với tư cách là quyền Tổng thống đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc và áp đặt lệnh giới nghiêm ở tỉnh phía Tây", thư ký truyền thông của ông Wickremesinghe, Dinouk Colombage, nói với Reuters. Tỉnh phía Tây bao gồm thủ đô Colombo. Lệnh giới nghiêm có hiệu lực ngay lập tức.

Trước đó chỉ vài giờ, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, phu nhân và hai vệ sĩ đã lên máy bay của Không quân Sri Lanka để đến thành phố Male, thủ đô Maldives, vài ngày sau khi những người biểu tình xông vào nhà riêng, dinh tổng thống và văn phòng thủ tướng trong cơn giận dữ bởi cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài 3 tháng gây ra tình trạng thiếu lương thực và nhiên liệu trầm trọng 

Nguồn tin từ chính phủ cho biết Tổng thống rất có thể sẽ tới một quốc gia châu Á sau đó.

Chuyến tháo chạy của vị Tổng thống sẽ chấm dứt sự cai trị của gia tộc Rajapaksa hùng mạnh đã thống trị nền chính trị ở quốc gia Nam Á trong 2 thập kỷ qua.

Được biết, trừ gia đình ông Gotabaya, anh em của Tổng thống, cựu Thủ tướng Mahinda Rajapaksa và cựu bộ trưởng tài chính Basil Rajapaksa, vẫn ở Sri Lanka.

Mahinda Yapa Abeywardena, người phát biểu của Quốc hội Sri Lanka, cho biết ông vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin liên lạc nào từ Tổng thống Rajapaksa. Một nguồn tin trong đảng cầm quyền cho biết Tổng thống sẽ gửi thư từ chức vào cuối ngày 13/7.

Trong trường hợp này, Thủ tướng Wickremesinghe sẽ nắm chức quyền Tổng thống, mặc dù ông cũng đã đề nghị từ chức, cho tới khi một Tổng thống mới được bầu lên theo hiến pháp. Tuy nhiên, người dân Sri Lanka dường như không đồng tình với phương án này và đang đe doạ sẽ tiếp tục biểu tình dữ dội hơn nếu Thủ tướng không cùng từ chức vào chiều hôm nay.

“Nếu chúng tôi không nghe tin Tổng thống và Thủ tướng từ chức vào tối nay, chúng tôi có thể phải tập hợp trở lại và tiếp quản quốc hội hoặc một tòa nhà chính phủ khác,” ông Prabodha Karunaratne, một trong những người tổ chức các cuộc biểu tình gần đây, cho biết.

"Chúng tôi cực lực phản đối chính phủ Gota-Ranil. Cả hai đều phải ra đi", theo ông Prabodha.

Trong bối cảnh hỗn loạn kinh tế và chính trị, giá trái phiếu có chủ quyền của Sri Lanka đã đạt mức thấp kỷ lục mới vào ngày 13/7.

Các cuộc biểu tình phản đối cuộc khủng hoảng kinh tế đã diễn ra âm ỉ trong nhiều tháng và bùng phát vào cuối tuần trước khi hàng trăm nghìn người tiếp quản các tòa nhà chính phủ quan trọng ở Colombo, đổ lỗi cho tổng thống Rajapaksas và các đồng minh ông về tình trạng lạm phát, tham nhũng và thiếu nhiên liệu và thuốc men trầm trọng tại đất nước.

Nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch của quốc đảo này đã bị ảnh hưởng đầu tiên bởi đại dịch Covid-19 và sau đó bị sụt giảm lượng kiều hối từ những người Sri Lanka ở nước ngoài. Lệnh cấm phân bón hóa học đã ảnh hưởng đến sản lượng mặc dù lệnh cấm sau đó đã được đảo ngược.

Ông Rajapaksas, với vai trò Tổng thống, đã thực hiện cắt giảm thuế theo chủ nghĩa dân túy vào năm 2019, ảnh hưởng đến tài chính của chính phủ trong khi dự trữ ngoại hối thu hẹp làm hạn chế nhập khẩu nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men.

Lạm phát toàn phần đã đạt 54,6% vào tháng 6 và ngân hàng trung ương đã cảnh báo rằng có thể tăng lên 70% trong những tháng tới.

Xem thêm >> Sri Lanka vỡ nợ, lạm phát chạm mức gần 60%

Theo Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.